Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-02-2010] Một đồng tu trong vùng của chúng tôi vừa bị bắt giữ mới đây. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tôi, bởi vì sự sợ hãi bị bức hại nổi lên trong tâm của tôi. Tôi nhớ lại những lần mà tôi trao đổi với bạn đồng tu đó. Khi tôi nhìn thấy một thiếu sót ở người học viên đó, tôi chỉ ngắn gọn chỉ nó ra, đôi khi giống như là ra lệnh vậy, giống như một người cấp trên nói với một người cấp dưới—bảo học viên đó cần làm như thế nào. Thật tiếc là học viên này không phản đối những điều tôi nói hay là thể hiện ra một vài quan điểm khác. Anh ấy hoàn toàn đồng ý với cách nghĩ và cách làm việc của tôi. Chính xác là vì lý do này mà tôi trở lên dễ dãi về những khuyết điểm nổi bật của anh ấy và không xử lý chúng một cách nghiêm túc. Hiện tượng sùng bái và được sùng bái kinh khủng này đã xuất hiện.
Vấn đề xuất hiện ở tôi cũng là vấn đề trong chỉnh thể trong vùng của chúng tôi. Trong khi phối hợp với nhau, chúng tôi không tôn trọng đồng tu và coi thường họ. Chúng tôi nghĩ chúng tôi xuất sắc hơn họ, và chúng tôi đổ lỗi cho các học viên khác. Hai năm trước, tôi đã làm tổn thương sâu sắc một học viên khác vì điều này. Vì học viên đó đi sai đường, tôi đã coi thường cô ấy. Cô ấy đã nhờ một người nói với tôi rằng cô ấy muốn chia sẻ kinh nghiệm với tôi. Bởi vì tôi không nhận ra chấp trước của mình nên tôi đã từ chối lời đề nghị của cô ấy.
Đối với những học viên mà không dám bước ra giảng chân tướng, sau khi chia sẻ kinh nghiệm với họ một thời gian mà không có kết quả, tôi đã coi thường họ và thiếu bao dung với họ. Khi tôi hào hứng hướng dẫn các học viên khác làm điều này điều nọ, tôi không nghĩ đến việc họ có thể chấp nhận nó hay không.
Khi chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng tu, tôi có chấp trước hiển thị và chấp trước hoan hỷ cũng bộc lộ trong lời nói và cử chỉ của tôi. Để không bị mất mặt, tôi giấu những khuyết điểm và tránh bộc lộ những ý nghĩ bên trong của mình. Một vài đồng tu đã nói, “Bạn chỉ suốt ngày nói về những việc tốt mà bạn đã làm.” Trong khi học Pháp gần đây, tôi đã đọc đoạn này trong Chuyển Pháp Luân,
“Người ấy sợ mất danh [tiếng]; không nhịn được, thà tự mình chịu bệnh kia còn hơn bị mất danh [tiếng]; tâm cầu danh quả là mạnh mẽ!” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ trong đầu rằng người này thật là ngu xuẩn. Vì danh mà anh ta không muốn mạng sống của mình. Thực tế, tôi chính là người ngu ngốc này.
Những kỹ năng mà tôi có trong xã hội người thường và trí huệ mà tôi được khai mở trong tu luyện Đại Pháp đã trở thành thứ mà tôi dùng để hiển thị bản thân trước mặt các bạn đồng tu và một phương tiện để đạt được danh tiếng. Khi các đồng tu không nghe theo yêu cầu của tôi, tôi cảm thấy khó chịu. Nếu ai đó không chấp nhận sự góp ý của tôi, tôi phớt lờ học viên đó. Sự tu luyện giả tạo loại này thực sự chỉ để thoả mãn chấp truớc vào danh và hư vinh của tôi.
Trong khi trao đổi với các bạn đồng tu, tôi có tâm thiếu kiên nhẫn. Tôi nói rằng tôi lo lắng về các bạn đồng tu và sợ rằng một số sẽ bị rớt lại phía sau. Thực tế tôi đang chứng thực bản thân và hiển thị rằng tôi đã tu luyện tốt, và tôi nghĩ rằng tầng tu luyện của tôi cao hơn. Điều này tự bản thân nó là một mâu thuẫn. Nó dễ dàng tạo ra những rào cản giữa các học viên và cản trở các học viên sự tạo thành chỉnh thể.
Bởi vì tôi là một điều phối viên, một chấp trước về danh như vậy đã cản trở nghiêm trọng sự tạo thành một chỉnh thể. Bởi vì tôi muốn chỉnh thể đồng hoá với nhận thức riêng của tôi, nên rất nhiều học viên đã bị gạt ra khỏi chỉnh thể bởi sự cản trở mạnh mẽ này. Nó không phải là các học viên không muốn tạo thành một chỉnh thể, tất cả họ đều muốn mọi người có thể giao lưu nhiều hơn và chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn. Điều này yêu cầu các học viên là điều phối viên nhìn vào trong với tâm thuần tịnh và thực sự nhổ tận gốc các nguyên nhân cản trở các học viên tạo thành một chỉnh thể.
Chấp trước truy cầu danh hoàn toàn là một loại tình cảm, một loại cảm giác được thoả mãn. Trong khi một người hưởng thụ loại cảm giác này, họ sẽ quên mất bản ngã thực sự của mình, và điều này sẽ làm họ trượt xa khỏi con đường tu luyện của họ. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Đây là một bài học sinh tử. Sư Phụ đã giảng,
“… con người [dẫu] có muốn làm một việc trọng đại nào đó thì con người cũng không có khả năng. Thông thường là tư tưởng xấu của con người phù hợp với sinh mệnh tà ác ở không gian khác, sinh mệnh tà ác liền lợi dụng tư tưởng xấu của con người để làm điều xấu đạt được mục đích của sinh mệnh tà ác đồng thời thoả mãn dục vọng của tư tưởng xấu của người kia..” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc [2002]“)
Nếu chỉnh thể không thể được tạo thành hay là sự phối hợp trong chỉnh thể không được tốt, trách nhiệm chính nằm ở những học viên là người điều phối viên. Quan hệ giữa các điều phối viên với nhau, cũng như quan hệ giữa các điều phối viên với các đồng tu khác, cần phải giải quyết tốt. Khi tôi nhận ra chấp trước của mình, tôi tình cờ đọc được những kinh văn của Sư Phụ, “Giảng Pháp tại Pháp hội Boston 2002”, “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC 2002”, và “Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia, Mỹ quốc”. Tâm tôi được khai mở và tôi hiểu ra nhiều điều. Tôi chân thành hy vọng rằng những học viên làm công tác điều phối sẽ tập hợp thành nhóm và học ba kinh văn này. Tôi cũng hy vọng rằng mọi nhóm học Pháp hãy học những kinh văn này để cho các học viên có thể tạo thành một chỉnh thể và nhanh chóng đề cao như một chỉnh thể trong sự phối hợp của họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/15/218060.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/2/115041.html
Đăng ngày: 7-3-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.