Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-02-2010] Có lần, một học viên nói với tôi: “Bạn quá chấp trước vào bản thân”. Tôi đã không hiểu tại sao như vậy.
Một hôm, tôi đọc bài viết của một học viên khác “Tu bỏ chấp trước căn bản”. Những gì được đề cập trong bài viết là chính xác là chấp trước căn bản mà tôi đã cố gắng đào lên từ rất lâu rồi. Như Sư Phụ giảng trong “Tiến đến viên mãn” (Tinh tấn yếu chỉ II), “có người cho rằng [nó] phù hợp với đạo lý làm người của mình”
Tôi có khuynh hướng đo lường hành xử của mọi người với sự hiểu biết của tôi về Pháp ở tầng thứ của mình và yêu cầu chúng phù hợp với điều đó.
Mang một quan niệm như vậy, tôi đã rất nghiêm khắc với bản thân. Tôi sẽ không cho phép bản thân mình làm bất kỳ sự xê dịch nào mà mâu thuẫn với sự hiểu biết về Pháp hiện tại của tôi. Đôi khi tôi đã đi đến cực đoan và cảm thấy mình đơn độc bởi vì tôi đã có một sự giác ngộ ở cao tầng hơn. Tôi coi thường những người có đạo đức thấp, kính trọng và khâm phục những người trông có vẻ rất chân thật, có giáo dục và có khả năng, và tôi đã đặt kỳ vọng và ngưỡng mộ những học viên tinh tấn. Nhưng bất cứ khi nào tôi nhận thấy các thiếu sót của một bạn đồng tu, tôi trực tiếp chỉ chúng ra mà không quan tâm tới tâm trạng của người khác hay hoàn cảnh xung quanh. Tôi đã thiếu kiên nhẫn khi thấy một học viên có chấp trước, và có một sự thôi thúc thuyết phục học viên đó hoàn toàn chấp nhận sự hiểu biết Pháp của tôi. Nếu học viên đó không thay đổi sau khi đã chia sẻ và thảo luận nhiều lần, tôi sẽ cảm thấy nản lòng và trở nên bi quan. Tại sao tôi đã nản lòng khi nhìn thấy các chấp trước của các học viên khác? Bây giờ tôi hiểu rằng điều đó là bởi vì các chấp trước căn bản của tôi đã bị đụng chạm bởi phản ứng của các học viên. Chấp trước căn bản này đã cản trở tôi trên con đường tu luyện.
Chấp trước căn bản này không chỉ ảnh hưởng đến sự hiểu biết về Pháp của tôi, mà còn làm cho tôi đo lường người khác bằng cái nhìn của mình về “đạo lý làm người” hoặc “những tiêu chuẩn mà đệ tử Đại Pháp cần làm theo”. Tôi đã hướng ngoại và áp đặt ý muốn của mình lên người khác. Do đó, những xung đột liên tiếp đến. Tôi cảm thấy bối rối và bị tổn thương.
Sư Phụ giảng trong bài “Tiến đến viên mãn” (Tinh tấn yếu chỉ II) rằng:
“Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi. Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; lẽ nào quan niệm của con người lại có thể quyết định từng quá trình trong đời người được? Do vậy cái gọi là ‘những theo đuổi và nguyện vọng tốt đẹp’ ấy cũng đã trở thành những truy cầu chấp trước thật đau khổ mà vĩnh viễn không đạt được.”
Tất cả các học viên có số lượng nghiệp lực, khổ nạn và chấp trước khác nhau, và sống trong những môi trường khác nhau trong xã hội nguời thường. Không ai trong chúng ta có cùng con đường tu luyện. Tất cả chúng ta đều biết rằng tầng khác nhau có Pháp khác nhau. Tất cả học viên ở các tầng khác nhau tự ước thúc bản thân dựa trên sự hiểu biết Pháp ở tầng của họ. Tôi không thể thay đổi quá trình tu luyện của họ hay làm cho họ có được sự hiểu biết Pháp giống như tôi hiểu. Khi một học viên có một chấp trước, đó là để cho anh ta tu luyện và đề cao. Tôi không nên ôm giữ các chấp trước của học viên đó và không nên kết luận rằng học viên này không phù hợp với Pháp hay không tinh tấn, hoặc thậm chí nghĩ rằng học viên này sớm hay muộn sẽ có thể bị bức hại chỉ vì chấp trước của anh ta.
Trong khi một học viên có chấp trước, những gì tôi có thể làm, với tư cách một đồng tu, là từ bi và khoan dung, hướng nội vô điều kiện và chia sẻ khiêm tốn về sự hiểu biết Pháp của mình với người đó. Đề cao trong tu luyện là tùy thuộc vào bản thân học viên. Sư Phụ luôn luôn trông nom và giúp đỡ nguời đó. Trở nên sốt ruột, than phiền, đổ lỗi, hay bi quan tất cả là sự phản ánh của chấp trước vào bản thân. Nó tăng thêm áp lực cho học viên khác. Tự bản thân tôi chưa tu luyện trong quá trình đó.
Một chấp trước khác là truy cầu sự hiểu biết sâu sắc về sự thực cũng làm phiền tôi và làm tôi không thể điềm tĩnh với tình trạng tu luyện của mình. Trong khi chia sẻ với các học viên khác, tôi thật sự không thể hướng nội. Tôi chú ý hơn đến việc tìm ra sự hiểu biết của ai tốt hơn và cao hơn. Tôi đã dành nhiều thời gian đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm hơn là đọc sách Đại Pháp, và thích thảo luận với các học viên hơn là hướng nội. Do vậy tôi đã bị ảnh hưởng bởi các chấp trước và trạng thái tu luyện của các học viên, và thậm chí những bình luận khác nhau từ những người thường. Điều này trái với nguyên lý tu luyện là hướng nội và đề cao tâm tính.
Trước khi tôi đắc Pháp, tôi đã có một mối quan hệ không hạnh phúc với chồng tôi và cảm thấy cô đơn bởi vì cách nhìn cuộc sống của chúng tôi quá khác nhau. Tôi dường như rất khó để tìm được một người để nói chuyện cùng. Sau khi tôi bước vào tu luyện Đại Pháp, Thái độ và hành xử từ bi, cao thượng của các học viên và hàn gắn trái tim vốn bị tổn thương của tôi. Do thời gian tu luyện ngắn và sự hiểu biết Pháp có hạn của mình, tôi đã không thể phân biệt sự khác nhau giữa các nguyên lý tu luyện và đạo lý về làm một nguời thường cao thượng mà tôi theo đuổi trong tâm. Trong khi tu luyện tinh tấn, tôi cũng bị trộn lẫn vào sự truy cầu của mình. Tôi không nhận ra rằng tu luyện và làm một người tốt đơn thuần là không tương đồng.
Nếu không loại bỏ chấp trước căn bản, con đường tu luyện của một người sẽ bị cản trở bởi các khái niệm người thường, và người đó sẽ không nhìn thấy đuợc Pháp. Tôi muốn nhắc nhở các đồng tu mà chưa nhận ra các chấp trước căn bản của mình, hãy dành thời gian suy nghĩ về động lực gì đã đưa chúng ta bước vào tu luyện Đại Pháp, và loại bỏ các chấp trước căn bản này, để chúng ta có thể bước đi vững vàng và chứng thực Pháp được tốt hơn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/6/217618.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/21/114835.html
Đăng ngày: 26-02-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.