Bài viết của một học viên ở Trung Quốc.

[MINH HUỆ 26-2-2010]Có một tục ngữ trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc: “Vâng theo lòng hiếu thảo”. Hiếu thảo được xem như là việc con cái mong muốn nghe theo lời cha mẹ, biết nghe những mong mỏi của mẹ cha và không làm cha mẹ cáu giận. Kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi không chỉ là một hình thức, đúng hơn đó là sự trân quí từ tận sâu trong tâm chúng ta.

Ngày nay, các học viên Pháp Luân Đại Pháp cũng đã hiểu được thế nào là việc tôn kính Sư Phụ và Pháp. Việc đầu tiên của một số học viên là thắp hương cho Sư Phụ mỗi sáng. Thắp hương là một cách bày tỏ lòng kính trọng và tôn kính Sư Phụ. Tuy vậy, là học viên, chúng ta cần hiểu yêu cầu cấp thiết nhất của Sư Phụ đối với chúng ta chính là thực hiện ba điều thật tốt. Trong giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp, chúng ta cần phải học Pháp thật tốt và thật nhiều, trong khi tu bản thân tốt, chúng ta cũng cần cứu độ chúng sinh nhiều hơn nữa. Nếu một học viên thực sự mong muốn bày tỏ lòng kính trọng đến Sư Phụ và Pháp, họ cần chú ý đến lời Sư Phụ và hành xử theo những yêu cầu của Sư Phụ.

Lòng kính trọng đối với Sư Phụ và Pháp đến từ sự tin tưởng vào Sư Phụ và Pháp. Và niềm tin vào Sư Phụ và Pháp đến từ việc nâng cao một cách liên tục con đường tu luyện của mình, nó khiến chúng ta có thể hiểu dần dần những tầng cấp cao hơn của Pháp và thực sự kinh nghiệm được lòng từ bi của Sư Phụ, sự mầu nhiệm và thiêng liêng của Đại Pháp.

Một khi người học viên trên con đường tu luyện thật sự hiểu được sự mầu nhiệm của Đại Pháp, anh hoặc cô ấy sẽ không dao động chính tín của mình nơi Sư Phụ và Pháp dưới bất kì hoàn cảnh nào. Một học viên như vậy sẽ không từ bỏ Pháp thậm chí khi cuộc sống của họ bị lâm nguy. Một khi học viên phát triển chính tín nơi Sư Phụ và Pháp, thì học viên đó có thể thực sự tôn kính Pháp và Sư Phụ. Cách thẳng nhất để biểu hiện lòng kính trọng tới Sư Phụ và Pháp chính là tuân theo yêu cầu của Sư Phụ một trăm phần trăm – mọi hành động và mọi cư xử cần phải tuân theo yêu cầu của Đại Pháp.

Bao năm qua, có rất nhiều học viên thắp nhang và bày vật cúng để biểu hiện lòng kính trọng đối với Sư Phụ và Pháp. Tuy nhiên, rất nhiều người đó đã dính mắc vào những tư tưởng lệch lạc của người thường – xin Sư Phụ bảo hộ họ và gia đình, luôn nghĩ về những gì họ có thể nhận được từ Đại Pháp, thay vì phải làm ba điều mà Sư Phụ yêu cầu ở học viên. Họ học Pháp và tập công ở nhà, nhưng rất ít khi giảng sự thật để cứu độ chúng sinh. Họ sợ cuộc bức hại của tà ác sẽ mang vấn đề đến cho gia đình họ, như vậy họ đã không thể hoàn toàn nghe theo lời của Sư Phụ và vinh danh sứ mệnh của mình như các học viên Đại Pháp thời kì Chính Pháp.

Nếu người tu luyện không tuân theo yêu cầu của Sư Phụ, sao họ có thể nói đến việc thật sự tôn kính Sư Phụ và Pháp? Nếu một người tu luyện không thể thật sự tin vào Sư Phụ và Pháp, sao họ có thể tôn kính Sư Phụ một cách thực sự và vô ngã? Tôi tin rằng mối quan tâm cơ bản nhất của Sư Phụ là việc chúng ta đi con đường của mình như thế nào, để chúng ta giúp Sư Phụ trong Chính Pháp và cứu độ chúng sinh, hoàn thành thệ nguyện lịch sử, và cuối cùng đạt đến viên mãn.

Mọi điều Sư Phụ yêu cầu chúng ta đều vì chính bản thân ta, chứ không vì Sư Phụ. Sư Phụ cho chúng ta nhiều đến thế không có bất kì điều kiện nào, để chúng ta có thể tích nhiều công đức vĩ đại – những điều mà biết bao nhiêu thần tiên cũng không thể có. Người không bao giờ đòi hỏi một ai trong chúng ta thực hiện những nghi lễ để bày tỏ lòng kính trọng Sư Phụ và Pháp. Thay vào đó, Người chỉ xem xét tâm chúng ta, xem chúng ta chịu trách nhiệm ra sao, có theo yêu cầu của Pháp hay không. Với những ai bỏ qua lời của Sư Phụ, đó sẽ là hối hận lớn trong tương lai.

Ở thành phố Thiện Huyện, tỉnh Sơn Đông, câu chuyện của Lã Động Tân cứu người vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Chuyện kể rằng ngày nọ có một người nhận ra Lã Động Tân. Người này biết Lã Động Tân là một vị thần tiên, và toàn tâm muốn học Đạo từ ông để có thể thành Tiên. Lã Động Tân chỉ vào một đống phân chó và nói với người này, “Vậy thì ăn thứ đó đi.” Người đàn ông này nhìn đống phân chó với bao bối rối và lắc đầu. Lã Động Tân nhìn con người này và biết anh ta chẳng thể làm được những điều ông đòi hỏi, vậy nên, chẳng thể nào học Đạo và thành Tiên được. Lã Động Tân bèn đi đến, lấy đống phân chó và bỏ vào mồm. Đến lúc này, người đàn ông kia mới chợt nhận ra đống phân chó đấy thật ra là Tiên đan. Ngay lập tức, anh ta nhận ra mình đã để lỡ cơ hội và biết rằng quá muộn để mà hối tiếc.

Trong lịch sử mà xét, liệu có Sư Phụ nào trong tu luyện chính pháp môn lại lừa đệ tử của mình không? Trong hệ thống tu luyện chính pháp, các yêu cầu của Sư phụ đối với đệ tử luôn vì lợi ích của đệ tử thôi. Trong thời kì Chính Pháp, Sư Phụ đã hồng truyền chân Pháp của vũ trụ để Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Mỗi một trách nhiệm mà Sư Phụ yêu cầu chúng ta đều không hề tầm thường. Chúng ta được trao cho những gì tốt đẹp rực rỡ nhất của vũ trụ.

Sư Phụ chưa bao giờ chấp nhận các loại giả tượng thường sử dụng trong các hệ thống tu luyện khác trong lịch sử để khảo nghiệm đệ tử. Thay vào đó, Người đặt các nguyên lý chân chính trước chúng ta, để chúng ta có thể hiểu rõ ràng và có thể tuân thủ theo những nguyên lý đó. Chính những quan niệm hậu thiên và những chấp trước của chúng ta đã tạo nên những ý tưởng giả và ngăn cản chúng ta tuân thủ theo các yêu cầu của Sư Phụ, khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội nâng cao hết lần này đến lần khác.

Trong dịp Tết, mười triệu học viên ở Trung Quốc đại lục cũng thắp hương bày tỏ lòng tôn kính đến Sư Phụ. Tất nhiên, thật là tốt khi các học viên có tâm thành thắp nhang dẫu Sư Phụ chưa bao giờ nhấn mạnh việc cần làm vậy. Học viên cần phải chú ý phải có tâm trí chính niệm khi làm việc này. Đó không được có bất kì chút ích kỷ nào hay có những ý niệm hỗn loạn nào. Nếu không, đó sẽ là sự bất kính đối với Sư Phụ.

Bất kể cách mà mỗi cá nhận chúng ta lựa chọn để biểu hiện lòng kính trọng thì điều quan trọng nhất vẫn là các đệ tử Đại Pháp phải tuân theo yêu cầu của Sư Phụ và tận dụng lợi thế của dịp Tết để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh nhiều hơn nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/16/218280.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/3/115118.html

Đăng ngày 7-3-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share