Viết bởi một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-02-2010] Hôm nay, tôi đọc bài viết “Điều căn bản khi cứu độ người” của một đồng tu, trong đó người anh họ của một học viên bị phát bệnh ung thư và ông sẽ sớm qua đời. Người học viên này đã đến nhà người anh họ với một niệm từ bi: để nhắc ông ta nhớ rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Người anh họ này đã niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và cả gia đình cũng bắt đầu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Bằng cách này, một điều kỳ diệu đã bắt đầu hiển lộ trong khi ông ta tiếp tục niệm. Những người khác đã giúp ông uống nước bằng cách đút từng muỗng nước, và ông đã có thể uống mà không bị nôn mửa. Ông bắt đầu thở khá hơn và đi vệ sinh vào buổi tối. Sang ngày hôm sau, ông uống sáu ly sữa bơ, và đến ngày thứ ba thì ông ăn được một ít súp trứng. Cho đến ngày thứ năm thì ông đã có thể ăn uống như bình thường.
Sự việc này làm tôi chợt nghĩ đến người bác của tôi. Cách đây không lâu ông cũng bị phát bệnh ung thư thực quản, và tôi cũng muốn ông biết về công hiệu thần kỳ của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã kể cho ông nghe về Đại Pháp, và cuối cùng ông nói với tôi rằng ông thà chết còn hơn là tin vào những điều tôi đang kể, khiến tôi cảm thấy thật tiếc cho ông. Thế nhưng khi đọc bài viết của đồng tu này, và tự so sánh mình với vị ấy, tôi chợt nhận ra rằng vị ấy đã hành xử chỉ với một niệm từ bi, không chủ ý, không mong cầu. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm hành động thì tôi đã rơi vào một trạng thái ôm giữ một mục tiêu hoặc ý định cụ thể, ôm giữ tâm mong cầu, và bị ảnh hưởng bởi tâm người thường. Điều này không phù hợp với nguyên lý của Đại Pháp là “vô sở cầu nhi tự đắc” (không cầu mà được) trong một trạng thái vô vi. Niệm không thanh tịnh có nghĩa là những nỗ lực để cứu người bác của tôi đã trở nên vô ích.
Tôi cũng phát hiện ra rằng tâm người thường này được chôn giấu rất tinh vi và lan tỏa khắp nơi. Ví dụ như, để cho mọi người biết rằng tôi rất giỏi thư pháp, tôi sẽ viết một chữ trên bảng cho mọi người thấy, nhờ vậy họ sẽ công nhận rằng tôi thật sự rất tài năng. Khi cứu người, tôi cũng làm theo cách đó, trong khi đúng ra thì tôi phải tập trung làm mạnh mẽ hơn tâm mong cứu người. Như thế tôi đã có thể làm mọi việc một cách ung dung và tự nhiên đạt được mục đích, với một kết quả tốt hơn. Nhưng tôi lại làm điều ngược lại, bằng việc nhấn mạnh động cơ của bản thân đã khiến nó trở thành một mục tiêu mạnh mẽ, tôi đã không tin tưởng ở bản thân, và đã lo lắng rằng mình không thể cứu người này. Do đó tôi đã không kiên định và điềm tĩnh, và tâm tôi tràn ngập những ý định. Mà ý định là một loại chấp trước mà chúng ta phải vứt bỏ trong quá trình tu luyện. Vì lý do này mà tôi đã không thể đạt được chính niệm, và có nhiều sơ hở.
Ý định là một loại chấp trước. Mang theo chấp trước thì một cách tự nhiên chúng ta sẽ không đạt được tiêu chuẩn vô ngã của Đại Pháp. Chúng ta nên bình tâm suy xét: Khi làm ba việc, hoặc bất kỳ điều gì liên quan, liệu chúng ta có đang mang tâm thái mong cầu một kết quả cụ thể hay không, và có suy nghĩ xa xôi về điều sẽ xảy ra tiếp theo và cách xử lý như thế nào không? Điều thành công chính là Pháp, nhưng mang theo mục đích lại chính là tâm người thường, và tâm người thường thì tự nó không thể thành công được. Khi chúng ta không mang theo nhân tâm trong lúc làm mọi việc, sức mạnh của Đại Pháp sẽ hiển lộ thông qua chúng ta. Và có điều gì mà Pháp không thể làm được cơ chứ?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/14/218050.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/24/114909.html
Đăng ngày 03-03-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản