Bài viết của học viên tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-02-2010] Tôi đã nhận ra rằng mình phải coi trọng vấn đề “ích kỷ” sau khi đã trải qua hết khảo nghiệm này tới khảo nghiệm khác. Nhiều lúc khi tôi không thể vượt qua khảo nghiệm hay không thể giữ vững tâm tính của mình, đó là bởi vì nó đã động chạm đến sự ích kỷ của tôi từ căn bản. Sự ích kỷ là không phù hợp với hành xử từ sự vô ngã, và nó là trở ngại lớn nhất trên con đường của sự tu luyện và làm chính Pháp.

Sự biểu hiện đầu tiên của sự ích kỷ là bảo vệ bản thân. Tại các thời khắc sinh tử nguy cấp, khi phải đối mặt với lợi ích cá nhân quan trọng, một nguời cố gắng hết sức để bảo vệ bản thân. Nó là lý do lớn nhất mà cựu thế lực sử dụng để gây cuộc bức hại đối với chúng ta. Sự biểu hiện của sự vô ngã là những hành động ban sự cứu độ cho chúng sinh. Sư Phụ giảng:

“Cũng như chư vị biết, vì chúng sinh và vì lợi ích cho vũ trụ một vị Phật hay một vị thần có thể hy sinh sinh mệnh của chính mình; các ngài có thể buông bỏ tất cả, cũng không vì đó mà bị dao động.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc, 1999)

Tôi nhớ khi tôi bị đuổi học và bị tống vào tù lần thứ hai, người trưởng trại giam nói “Có phải chị nghĩ rằng tiêu chuẩn của chị là cao chăng? Mọi thứ chị làm phản ánh sự ích kỷ của chị”. Tôi đã bị choáng. Tôi thực sự đã không thể bảo vệ các học viên khác bởi vì chấp trước bảo vệ bản thân của tôi lúc đó. Bởi vì tôi đang bị bức hại và đang bị giam ở trung tâm giam giữ với những người xấu, tôi muốn giữ khoảng cách với họ điều mà thiếu sự từ bi. Sự ích kỷ là nhu cầu bảo vệ bản thân, điều mà thực sự trái ngược với đặc tính vũ trụ. Có lần, người phó trại giam đã ra sức hà hiếp tôi. Tôi đang lau chùi tấm ván giường ngủ của mình thì bà ta thình lình đẩy toàn bộ cơ thể nặng nề của bà vào tôi. Theo những người khác đã chứng kiến thì đó là sự tác động bạo lực, nhưng tôi chỉ cảm thấy dạ dày tôi hơi dịch chuyển một chút. Ngay trong chiều đó, bà ta đã lên cơn sốt nhưng bà đã phục hồi sau ba ngày. Sau đó, bà ta đã nói rất nhiều lời tử tế với tôi.

Biểu hiện thứ hai của sự ích kỷ là một người không muốn hoặc không thể nhẫn chịu. Thực tế là, bởi vì lợi ích căn bản của một người bị động chạm đến, họ thấy nó khó để chịu đựng. Khi một người cảm thấy tức giận và không thể kiểm soát tính khí của mình, thì đó là dấu hiệu chắc chắn rằng tâm của người đó bị kích động. Khi tôi bị đánh đập ở trại lao động cưỡng bức, tôi đã duy trì chính niệm, vì vậy tôi đã không cảm thấy đau đớn. Tôi đã nghĩ rằng bị đánh đập không có gì nghiêm trọng cả. Nhưng một đêm sau khi “những người giúp đỡ” rời khỏi, những tù nhân giám sát tôi đã đá tôi dữ dội. Một ý niệm chợt đến trong tâm trí tôi, “còn lâu mới tới sáng—mình sẽ bị đánh tơi tả ư?” Ngay lập tức [sau ý nghĩ tiêu cực này], tôi cảm thấy đau đớn không thể chịu nổi và không lâu sau đó tôi đã không thể chịu đựng được. Tôi đã viết những điều mà một học viên chân chính không nên viết để đối phó với tình hình dữ dội. Tôi thấy người người trưởng nhóm sáng hôm sau đã thu hồi những gì tôi đã viết trong đêm trước. Sau đó, tôi đã thỏa hiệp niềm tin của mình, bởi vì tôi không muốn sống một cuộc sống bị hành hạ thể xác và bị chửi rủa hàng ngày. Cho đến tận vài hôm trước khi tôi được thả tôi mới tuyên bố rằng những gì tôi đã viết chống lại Đại Pháp là vô hiệu. Tôi sẽ tiếp tục tu luyện và bù đắp lại những tổn thất tôi đã gây ra cho việc cứu độ chúng sinh.

Vô ngã được thể hiện trong sự kiên định và vững vàng, chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.

“Phật-tính của người là Thiện, nó hiển lộ thành từ tâm, biết nghĩ đến người khác khi hành động và khả năng chịu đựng vất vả” (“Phật tính và ma tính”, tinh tấn yếu chỉ)

Vì vậy đệ tử Đại Pháp vẫn có thể kiên định với niềm tin chân chính của mình khi đối mặt với sự ngược đãi và tra tấn và có thể cứu độ chúng sinh trong khi chịu đựng đau khổ gây ra do sự bức hại.

Biểu hiện thứ ba của sự ích kỷ là chứng thực bản thân, hiển thị, và muốn được công nhận bởi các chính thần, trong khi vô ngã được thể hiện bằng sự hy sinh thầm lặng mà không cần sự báo đáp. Sự ích kỷ là gốc rễ của tất cả các chấp trước con người và là gốc rễ gây ra sự rối loạn. Thế lực cũ đã tiến hành cuộc đàn áp đối với Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp này, và nó cơ bản xuất phát từ sự ích kỷ của chúng. Thế lực cũ đã lợi dụng đặc tính ích kỷ của chúng sinh để làm rất nhiều điều xấu. Toàn bộ vũ trụ đã bị thoái hóa, và những cựu sinh mệnh không có cách nào để nhận ra khái niệm về sự ích kỷ một cách rõ ràng. Chỉ bằng cách vô điều kiện đồng hóa với Đại Pháp thì một sinh mệnh mới có thể tiến nhập sang vũ trụ mới của Chân – Thiện – Nhẫn. Chỉ bằng cách học Pháp nhiều hơn và đồng hóa với Pháp thì học viên mới có thể tránh được các rắc rối và đột phá được sự an bài và bức hại của cựu thế lực.

Cuối cùng chúng ta hãy xem lại bài giảng của Sư Phụ “Vô lậu trong Phật tính” trong tinh tấn yếu chỉ:

“Tôi cũng muốn nói rằng, bản tính của quý vị trong quá khứ về căn bản là vị ngã và ích kỷ. Từ nay trở đi, bất kể quý vị làm điều gì, hãy nghĩ đến người khác trước, như thế để thực ngộ được vô ngã và vị tha. Từ nay trở đi, dẫu quý vị làm gì, hãy quan tâm đến người khác—thậm chí đến cả thế hệ tương lai—cùng với sự ổn định vĩnh cửu của Đại Pháp.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/11/217912.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/20/114815.html
Đăng ngày 26-2-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share