[Minh Huệ]

(…tiếp theo)

II. Pháp Luân Công Không bao giờ điều khiển tâm trí con người

Trong lịch sử, cả hai tôn giáo và các nhóm cuồng tín có nhiều tín đồ. Sự khác nhau giữa hai nhóm là: nhóm cuồng tín thực sự điều khiển tâm trí con người của tín đồ, trong khi đó các tôn giáo chính thống giáo dục tinh thần tín đồ của họ. Mục đích của hai nhóm khác nhau một cách khác biệt.

Mục đích của tôn giáo là để “cứu độ chúng sinh” làm cho họ có thêm trí huệ và cuối cùng “là bậc giác ngộ”, chứ không phải lợi dụng đức tin. Điều này chỉ có thể đạt được với sự giáo dục về đức tin, chứ không phải là điều khiển tâm trí.

Hoàn toàn trái ngược với điều đó, cuồng tín muốn các tín đồ của họ trở thành công cụ điều khiển bởi người sáng lập. Vì thế, các nhóm cuồng tín hoàn toàn điều khiển tâm trí tín đồ của họ, và không bao giờ có giáo dục về đức tin. Nói một cách khác, với mục đích khác nhau, phương pháp sử dụng giữa hai nhóm khác nhau.

Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo, nhưng là một phương pháp tu luyện, một phương pháp tu luyện để nâng cao sức khoẻ về tâm linh và thể xác. Tương tự với các tôn giáo chính thống trong lịch sử, Pháp Luân Công không có một phần nào trong đó gọi là điều khiển tâm trí các người tu cả.

Tuy nhiên, Giang Trạch Dân và đám hầu đoàn, những người phát động chính sách khủng bố Pháp Luân Công, kết tội Pháp Luân Công là “điều khiển tâm trí” nhằm để biện minh cho việc làm đê tiện của họ trong việc chụp mũ là “cuồng tín”, vì để bào chữa cho chiến dịch chống phá Pháp Luân Công trên toàn quốc của họ. Nhiều năm trước khi chính sách phát động, chính phủ Trung quốc đã không tiếc lời ca ngợi Pháp Luân Công vì những ích lợi mà Pháp Luân Công đã mang đến cho nhân dân Trung quốc. Tại sao tự nhiên từ rất tốt cho đến rất xấu?

Để bào chữa cho chính sách khủng bố dã man này, Giang đã viện đến các lý do khác, và vì thế một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ nhằm để mạ lỵ bôi nhọ Pháp Luân Công. Bước đầu tiên là bôi nhọ, và một trong những láo khoét đầu tiên là Pháp Luân Công “điều khiển tâm trí” và “vì thế cần phải bị tiêu diệt”…

(a) Pháp Luân Công giáo dục con người trở nên tốt hơn

Sự giáo dục có một không hai của Pháp Luân Công là khuyên răn con người phải làm những điều thiện lành, và càng phải nỗ lực trở thành tốt hơn nữa, và nó là trái ngược hoàn toàn với điếu mà người ta nói rằng điều khiển tâm trí.

Người sáng lập Pháp Luân Công, Thầy Lý Hồng Chí, đã lưu giảng nhiều quốc gia trên thế giới và đã dạy nhiều lớp cho rất nhiều người để họ có thể sống theo chân lý “Chân Thiện Nhẫn” từ khi Pháp Luân Công lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng, tại Trung quốc vào năm 1992.

Mặc dầu Thầy Lý Hồng Chí (được các đệ tử Pháp Luân Công gọi là Thầy hay Sư phụ) đã nhiều lần giảng dạy những đức tính qúy trọng, tự nhiên của Pháp Luân Đại Pháp, và chưa bao giờ Thấy bắt buộc một ai tin vào lời Thầy giảng. Thầy đã nhiều lần nhắc lại trong Chuyển Pháp Luân (sách chính của Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp)

Trong vũ trụ của chúng ta còn có một nguyên lý khác. Nếu chư vị tìm cầu hay muốn một cái gì đó, người khác không bao giờ can dự vào. Ở đây, chúng tôi giảng với mọi người nên theo đường chính, và trong lúc đó giải thích Pháp cho chư vị một cách cặn kẻ mục đích là để chư vị tự giác ngộ lấy. Việc học hay không học là phần của chư vị. Sư phụ chỉ đưa chư vị đến cửa, còn mọi việc tùy thuộc vào chư vị có tu luyện hay không. Không ai bắt buộc chư vị tu luyện cả. Đó là chuyện của chư vị quyết định có nên tu luyện hay không. Nói một cách khác, không ai can dự vào sự quyết định của chư vị nên theo con đường nào, hay muốn cái gì hay những gì mà chư vị tìm cầu. Chúng tôi chỉ khuyên răn mọi người nên trở thành người tốt.” — Chuyển Pháp Luân

Ngoài ra, Sư phụ Lý cũng xác định một nguyên tắc ngay lúc đầu truyền giảng: không có tổ chức hay chức vụ trong Pháp Luân Đại Pháp. Mọi người tùy ý đến nếu họ muốn học và cũng tùy ý rời khỏi nếu họ không muốn học. Hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân có muốn học hay không và không bao giờ có hội viên hay hội phí. Cũng không ai đóng góp tiền của cho Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả mọi bài vở, hướng dẫn đều không tốn tiền. Các đệ tử tuỳ tâm làm giấy tờ, tài liệu giảng sự thật, … tất cả là tiền túi của họ, không ai bắt họ làm điều đó, và không ai bắt họ làm nhiều hay ít. Tất cả đều xuất phát từ tâm của họ.

(b) Pháp Luân Công khuyến khích Suy nghĩ Độc lập

Sư phụ Lý đã giảng dạy nhiều nơi với mục đích là giúp đỡ đệ tử vượt qua những khó khăn mà họ gặp trên con đường tu luyện, mặc dầu Sư phụ không bao giờ bắt buộc ai làm theo điều Sư phụ giảng. Sư phụ luôn luôn khích lệ sự suy nghĩ độc lập của mỗi đệ tử.

Những kinh nghiệm mà hàng trăm triệu đệ tử đã kinh qua có thể chứng tỏ rằng Pháp Luân Công không bao giờ bắt buộc một ai phải bỏ sự suy nghĩ độc lập, bằng áp lực hay các phương cách thâm sâu khác. Ngược lại, tu luyện Pháp Luân Công khích lệ mọi người phát biểu ý kiến riêng tư của mình.

Trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những suy nghĩ độc lập hay “giác ngộ” là được yêu cấu trong mỗi bước bởi vì trong Pháp Luân Công không có người mẫu hay những câu hỏi đã ghi sẳn để học theo. Trong phần cuối của Chuyển Pháp Luân, Sư phụ nói rằng:

Pháp này chỉ có thể dạy ở tầng cấp này. Còn tuỳ thuộc vào chư vị tu luyện lên những gì ở tầng cao hơn. Những câu hỏi được đặt ra cho mọi người trở nên dễ hiểu hơn. Nều tôi giải thích tất cả mọi câu hỏi trong đời sống của chư vị, thì đâu còn gì cho chư vị tu luyện nữa? Chư vị phải tu luyện để tự giác ngộ lấy. Nếu tôi nói tất cả cho chư vị, thì chẳng còn gì cho chư vị tu luyện cả” — Chuyển Pháp Luân

Sư phụ Lý cũng nhấn mạnh rằng, trong suốt quá trình tu luyện, từ đầu đến cuối, còn có nhiều khảo nghiệm để cho biết là một người có thật sự tin tưởng hay không. Sư phụ cho phép đệ tử phân biệt đâu là thật đâu là ảo qua sự suy nghĩ độc lập khi gặp những khảo nghiệm đó.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, từ khi chính sách khủng bố Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, Sư phụ Lý chỉ một lần viết thư cho chính quyền Trung quốc. Và từ sau đó, mặc dầu bị bộ máy tuyên truyền của chế độ mạ lỵ nhiều lần với những lời phỉ báng, thâm độc nhằm mục đích là kéo tất cả nhân dân về phía chính phủ chống đối Sư phụ, Sư phụ cũng không nói một lời với họ, và ngay cả với các đệ tử của Sư phụ trong một thời gian. Sau đó chừng một năm, thì Sư phụ mới ra giảng dạy lại, và khi dự một Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm, Sư phụ nói rằng:

Trong một vài khía cạnh đặc biệt, tâm trí của nhiều đệ tử rúng động trong cơn hoạn nạn xảy ra từ biến cố Ngày 25 tháng Tư cho đến ngày 20 tháng Bảy năm ngoái. Đó là điều tự nhiên, vì khi chư vị còn mang nhiều ý niệm người thường thì chư vị mới cần tu luyện; chỉ khi nào chư vị còn ý niệm người thường thì chư vị mới rung động, và chỉ khi nào chư vị còn nhiều ý niệm người thường mà chư vị quyết tâm đi được đúng đường trong lúc quá nhiều tai ương như thế. Đó chính là tu luyện. Đó chính là tại sao ngay lúc đó, có nhiều chư vị nghĩ rằng ‘Pháp này chó phải là Chánh Pháp hay không? Lý Hồng Chí là con người như thế nào? Sự thật có phải là Thế lực cũ đang dối trá, lừa mị để hại người khác hay không?’ Mỗi chư vị ai ai cũng nghĩ đến vấn đền này — Không ít thì nhiều cũng có. Đây cũng là cơ hội cho quý vị suy nghĩ chín chắn hơn. Vì thế không có gì sai trái cả. Sau khi chư vị thanh tỉnh lại, chư vị tiếp tục bước đi con đường mà mình đã vạch sẳn” — Giảng Pháp tại Pháp Hội Đại Hồ, Bắc Mỹ

Đây cũng là một hình thức của sự giác ngộ, một sự giác ngộ mà cần phải có khi người tu luyện đối diện với những khảo nghiệm về lòng thành tín của mình.

Cũng như những lý do khác, đây chính là một sự giác ngộ mà sự suy nghĩ độc lập mang đến. Sư phụ Lý nhấn mạnh rằng có những nguyên lý về Pháp khác nhau trong mỗi tầng khác nhau:

Sự giác ngộ về Pháp của một người tu luyện là sự hiểu biết về Pháp của họ tại tầng cấp của họ. Nhiều người tu luyện khác nhau hiểu Pháp một cách khác nhau bởi vì tầng cấp của họ khác nhau” — bài “Vô lậu” trong Tinh tấn Yếu chỉ

Trong thực tế, các đệ tử Pháp Luân Công tất cả đều giác ngộ, và mỗi đệ tử giác ngộ đề khác nhau mặc dầu khi bị khảo nghiệm cùng một vấn đề. Có rất nhiều sự khác nhau trong một vấn đề mà các đệ tử cùng giác ngộ, và nhiều khi sự khác biệt rất lớn. Có phải vấn đề này nói rất rõ về tính suy nghĩ độc lấp của các đệ tử Pháp Luân Công? Có phải là tất cả các đệ tử Pháp Luân Công đều suy nghĩ độc lập với nhau không?

Nếu Sư phụ Lý thật sự muốn điều khiển tâm trí đệ tử của mình như bộ máy tuyên truyền Trung quốc rầm rộ phát biểu, thì suy nghĩ của mỗi một đệ tử phải hoàn toàn giống nhau mới đúng chứ vì ai ai, mỗi đệ tử đều nghe cùng một lời Sư phụ giảng và tập cùng một loại Công Pháp mà.

(c) Pháp Luân Công không có cúng bái hay thờ phượng

Có một khiá cạnh chung trong tất cả các nhóm cuồng tín. Không những họ luôn luôn điều khiển tâm trí, nhưng mà còn khích lệ mọi tín đồ của họ phải van lạy, quỳ gối với giáo chủ. Pháp Luân Công hoàn toàn không có vấn đề này.

(còn nữa…)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/9/78958.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/3/50972.html.

Dịch ngày 6-8-2004, đăng ngày 8-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share