Viết bởi một Đội trưởng Công an Trung Quốc

[Minh Huệ] Pháp Luân Công đã bị bức hại, khủng bố hơn 5 năm qua tại Trung quốc. Vậy thì Pháp Luân Công là gì? Và các đệ tử Pháp Luân Công là những người ra sao? Tôi nghĩ rằng mọi người ai ai cũng biết câu trả lời cho 2 câu hỏi này.

Không cần biết là thuộc loại người nào, có thể là chính quyền, hay người qua đường, hay đệ tử Pháp Luân Công… ai ai cũng biết rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện rất tốt cho mọi người, giúp mọi người đạt được sức khỏe tốt về tinh thần cũng như về thể xác. Vì khác nhau trong từng môi trường, gia đình, địa vị, nghề nghiệp, mỗi người có một thái độ khác nhau về những đệ tử Pháp Luân Công.

Là mục tiêu của chính sách khủng bố, các đệ tử Pháp Luân Công, chịu đựng dưới mọi hình thức hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, vẫn đang kiên định và ôn hoà làm những gì họ thấy cần phải làm.

Những thân quyến hay bạn hữu của họ cũng thay đổi. Trước đây, họ cố gắng ngăn cản các đệ tử để khỏi gặp khó khăn bằng cách nói rằng “Anh nên thuận theo luật lệ của chính phủ” “Làm thế nào mà một cánh tay hơn một cái chân trong khi đô vật được!” Có một số thậm chí còn giúp chính phủ bức hại các đệ tử nữa, nhưng trong nhiều trường hợp, bởi vì họ sợ chính quyền. Ngày nay, mặc dầu họ cũng không muốn đối đầu với chính quyền, họ cũng quyết tâm bảo vệ quyền làm người cho thân quyến của họ, những người đệ tử Pháp Luân Công. Bây giờ họ dám cả gan thách thức những sự bắt bớ trái phép và giam cầm thân quyến của họ. Đây là một thách thức phát xuất từ sự áp bức.

Đối với các người tham gia trong chính sách khủng bố, một số của họ đã tỉnh thức và chấm dứt hay giảm bớt làm những việc mà họ thường làm. Đối với những người chưa tỉnh thức, đặc biệt là những người đang cố gắng “cải tạo” những đệ tử đang bị giam cầm, thì rất yếu. Họ chỉ dùng những lý do hết sức thô thiển để giam người ta và tự bào chữa mình như “chúng tôi chỉ theo lệnh chính quyền”, hay “chúng tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên”.

Đối với những người qua đường, họ biết được rất rõ những lý do đằng sau chính sách khủng bố. Càng ngày càng nhiều người nói lên được công lý. Tất cả các điều này là thể hiện sự tự nhiên của những sự thay đổi. Tuy nhiên, có bao nhiêu người ý thức được hậu quả của chính sách khủng bố Pháp Luân Công? Tôi muốn nói lên sự hiểu biết của tôi về vấn đề này.

Hậu quả Thứ Nhất:

Cái uy nghi của luật pháp đã bị phá huỷ. Từ khi Trung quốc theo chính sách cởi mở, dân Trung quốc cố gắng tránh xa chế độ độc tài như trong thời Cách mạng Văn hoá, và muốn tiến lên trong việc xây dựng một chế độ dân chủ và luật pháp. Mặc dầu chưa có những thay đổi chính thức, trọng đại nào trong chính thể tại Trung quốc, nhưng sự hiện diện trọng đại của luật pháp dần dần làm cho dân chúng chuyển hướng suy nghĩ của họ với sự xây dựng một chính thể có luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên, với những sự bắt đầu như thế đã hoàn toàn bị phá hủy bởi Giang và đám hầu đoàn trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công của họ. Không chỉ họ đã chà đạp tất cả luật lệ được ghi rõ trong Hiến pháp, mà còn vượt quá quyền hạn của Đảng Cộng sản và tự đặt ra luật lệ để cai trị. Những mệnh lệnh bằng miệng của Giang được mệnh danh là “Lệnh Tối cao”, cũng giống như những gì đã xảy ra trong thời Cách Mạng Văn hoá. Ví dụ như, các cơ quan pháp luật độc lập, hay các luật sư không được quyền đại diện các nạn nhân, hay họ cũng không có quyền phát biểu gì cả trong phiên toà.

Có một lần, người chồng của một đệ tử đến cùng với thân nhân và bạn bè của họ để gặp người vợ đang bị giam giữ. Trong số những người đó, có người là làm việc cho một tổ hợp luật sư đã đưa ra câu hỏi về “lý do gì, và luật nào đàn áp Pháp Luân Công”. Tuy nhiên, người chồng nghiêm nghị bảo anh ta đừng nói lên luật lệ với công an trong tù. Anh ta nói rằng “nếu bạn làm họ khó chịu, vợ tôi chỉ bị hành hạ thêm mà thôi”.

Có một đệ tử biết về luật. Khi anh ta cố gắng dùng kiến thức của mình để bào chữa, cãi với nhân viên quản giáo trong một trại tẩy não, nhân viên trong trại nói một cách mỉa mai “Mày dám nói luật với Đảng Cộng sản Trung quốc hả? Đảng là luật. Ở trong trại này, tao là luật.” Lời hỗn hào của tên đó thật sự chính là thái độ của họ, những người thiếu giáo dục. Nhưng đối với những người làm việc trong giới luật, họ cũng không dám chiếu theo luật mà nói hay hành động được. Có một số thậm chí còn tham gia làm trái luật nữa. Thật là nhục nhã!

Hậu quả thứ Hai:

Vấn đề nhân quyền rất là trầm trọng. Đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp và bất công. Đệ tử Pháp Luân Công tu luyện Chân Thiện Nhẫn, làm những việc tốt và là những người tốt. Đàn áp một nhóm người như thế, phương pháp dùng tất nhiên là tà ác, như là “Đưa những cái đầu bằng xi măng (các đệ tử rất trung tín, không lay động) xuống địa ngục” hay “đập chúng nó tới chết và tuyên bố là tự vận, xong đưa đi hoả táng mà không cần sự đồng ý hay xem xác” , “nhốt hết chúng nó vào nhà thương điên và tiêm thuốc cho chúng nó”, “công an lục soát nhà của các đệ tử có thể cất lấy tiến bạc của cải mà họ thấy được”, “công an có thể hãm hiếp phụ nữ đệ tử hay vợ và con gái của các đệ tử và không sợ bị báo cáo”. Nói chung, tất cả những việc làm vô nhân đạo, vô liêm sỉ là được bảo vệ và khuyến khích dưới nhan đề “Tiêu diệt Pháp Luân Công”.

Một bí thư đảng tại một địa phương đặc trách về theo dõi Pháp Luân Công kể lại một câu chuyện đáng thảm thương như thế này “một người bạn của tôi mắc nợ ít tiền với quan chức địa phương. Quan chức đó bèn cử người đến bắt vợ của anh ta và đánh cô ta như họ đang đối xử một đệ tử Pháp Luân Công. Toàn thân cô ta bị bầm tím đen cả. Thật là ghê tởm”. Những việc như vậy hầu như xảy ra hằng ngày, như là vụ “Sun Zhigang” (Sun Zhigang chỉ là một học sinh cao đẳng. Công an xét thẻ căn cước anh ta. Anh ta không mang theo hôm đó. Vì thế chúng xem anh ta như là những tên lang thang, vô gia cư. Theo luật lệ, chúng liền bắt và đưa họ về lại địa phương của họ. Tuy nhiên Sun bị đánh đến chết trong khi lấy khẩu cung. Trung quốc sửa lại luật lệ sau vụ này). “Che đậy hoàn toàn sự thật về những tai nạn hầm mỏ” “sự ngược đãi các tù nhân chính trị, lương tâm” và “bắt cóc những người làm việc cho công lý”.

Hậu quả Thứ Ba:

Nói lên sự thật cũng là một tội ác. Để khủng bố, bức hại những người tu luyện Chân Thiện Nhẫn, những gì họ phát động chính là “Lừa-Ác-Qủy”. Nói lên sự thật cũng bị nguy hiểm. Nói sự thật như là đã chống lại những kẻ đang cầm quyền. Nói sự thật sẽ bị đàn áp. Ngược lại, nói dối đã trở thành luật phải nghe theo. Điều này cũng hoàn toàn đúng với truyền thông trong nước; tất cả chỉ là dối trá.

Khi Giang được phỏng vấn với CBS, y dám cả gan nói dối trước thế giới. Còn hơn nữa, y nói rằng tất cả những điều dối trá của y đều là sự thật. Với những người như y nắm quyền hành, có một ai dám nói lên sự thật hay không? Bác sĩ Jiang Yanyong, một bác sĩ y khoa tại bệnh viện quân đội Trung quốc, là một người nói lên sự thật. Ông ta đem cả mạng sống của mình để đánh đổi sự thật. Dưới thời bệnh SARS, chính quyền Trung quốc cố tình che dấu, lừa dối thế giới về dịch SARS, bác sĩ Jiang chỉ làm đúng lương tâm của mình, và là một bác sĩ, đã đưa ra lời góp ý đến cấp trên của mình. Họ không nghe lời, ông ta phải loan tin thật về dịch SARS ra công chúng. Ý ông ta là muốn chính quyền phải công bố sự thật về dịch SARS ra công chúng đồng thời phải có biện pháp thích đáng để ngăn ngừa bệnh tật và mạng sống cho dân. Tuy nhiên, vị anh hùng quốc gia này cũng trở thành mục tiêu cho Giang và đám hầu đoàn khủng bố.

Hậu quả Thứ Tư:

Các cấp chính quyền địa phương tham nhũng, lũng đoạn đều học cách dùng quyền hành của họ để bảo vệ quyền lợi của họ. Một trong những vấn đề làm mọi người tức tối là sự tham nhũng của chính quyền. Sau khi Giang thôn tính quyền hành bằng bất hợp pháp, y đã sử dụng tham nhũng là một phương cách nới rộng quyền hành của y. Đối với những ai theo y, y bật đèn xanh cho hối lộ và bảo vệ “thành quả hối lộ”. Đối với những người không theo y, y dùng vấn đề tham nhũng là một lý do để hạ bệ họ, và lợi dụng những trường hợp như vậy để hô hào, tung hô “một lòng tận diệt tham nhũng”. Tham nhũng tại Trung quốc có hệ thống, thực hiện từ trên xuống dưới. Khi những người có quyền tham nhũng, thì họ có đang phục vụ nhân dân không? Thay vì phục vụ nhân dân, họ thường cảm thấy khó chịu khi nhân dân ngăn cản họ tham nhũng. Vì thế, họ phải giương cao khẩu hiệu “Một xã hội ổn định là điều quan trọng nhất”. Thật ra, khi mà quyền hành của họ được ổn định, quyền lợi gia đình của họ và thân quyền của họ mở mang nhanh chóng, họ không cần quan tâm đến những vấn đề “nhỏ nhặt”, như cơm ăn áo mặc, nhà ở cho những người thất nghiệp hay những người nghèo khó, hay những công ty bị vỡ nợ, hay vấn đề ranh giới giữa Trung quốc và Nga, hay sự sống chết của các đệ tử Pháp Luân Công. Họ sử dụng tất cả mọi thứ cho quyền lợi cá nhân của họ. Khi họ thấy ai đó đang làm phiền họ, họ dùng cả bộ máy quốc gia để tấn công người đó.

Như mọi người đều biết, cấp dưới bắt chước cấp trên. Ngày nay, cấp dưới rất khôn ngoan, dòm ngó ý của cấp trên. Nếu cấp trên yêu cấu cấp dưới chọn làm một trong hai việc quan trọng, một là “tổ chức cứu trợ người bị thiên tai, ” và việc thứ hai “bịt miệng những kẻ báo cáo về tao”. Tôi chắc rằng tất cả những cấp dưới đều chọn làm điều thứ hai mà không có miễn cưỡng. Họ cũng có lý do đơn giản thôi “Ổng giúp mình, mình nên giúp lại”. “Cấp trên cho tôi cơm gạo, nhà cửa. Dĩ nhiên là tôi phải làm việc cho ông ta”. Dưới tình trạng như thế, rất nhiều nhân viên trong chính phủ đã trở thành những tên nô gia, hay nô lệ.

Những hậu quả được nêu ra ở trên là những gì tôi có thể nghĩ được. Còn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nữa mà tôi chưa nghĩ tới. Tại sao tôi chắc như thể? Vì đàn áp Pháp Luân Công là việc bất công nhất. Nó vi phạm đạo đức, lương tâm của nhân loại và cả lịch sử nữa.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/13/79270.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/4/51004.html.

Dịch ngày 7-8-2004, đăng ngày 8-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share