[Minh Huệ] Vào năm 1998, Trung quốc ký vào bản Hiệp định chống Tra tấn và những hành vi Tàn nhẫn, Vô nhân đạo hay những Hình phạt, Đối xử Sỉ nhục khác. Dưới chế độ độc tài của Giang, tuy nhiên, Trung quốc đã nuốt chửng lời hứa này trước thế giới, biến hiệp định này trở nên vô nghĩa vì có rất nhiều người bị bắt và tra tấn chỉ vì họ tin tưởng vào “Chân Thiện Nhẫn”.

Nhân viên điều tra Tra tấn của Liên Hiệp quốc Theo van Boven đầu tiên dự định đi thăm Trung quốc vào tháng 6 để điều tra về tra tấn, nhưng chính phủ Trung quốc đình chỉ chuyền viếng thăm của ông ta, nói rằng “Chúng tôi chưa sẳn sàng” Họ cứ chạy vòng vòng, hứa hẹn rồi đình chỉ, những điều này đã xảy ra trong 10 năm qua. Thậm chí quá vô lý khi mà ý định của chính phủ Trung quốc là họ tiếp tục đình chỉ cuộc điều tra của Boven chỉ là một cách chứng tỏ rằng họ có thực sự để ý đến vấn đề này hay không. Dựa trên những lời hứa suông và đình chỉ này, người ta cũng có thể đoán được rằng chính sách tra tấn vẫn dã man như trước đây và họ không muốn Boven thấy điều này.

Ngày nào cũng vậy, Minhhuê.net đăng nhiều trường hợp về tra tấn, khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc. Những đòn tra tấn vô nhân đạo như là cưỡng bức ăn uống và tiêm vào người những độc dược. Meng Xiao tại Qingbaijiang District tỉnh Chengdu bị tra tấn đến chết. Lu Xingguo bị đánh đến chết tại trại cưỡng bức lao động Qingpu No 3. thành phố Thượng hải. Hơn 1, 000 đệ tử Pháp Luan6 Công đã được báo cáo là đã bị tra tấn đến chết trong chính sách khủng bố. Tất cả các trường hợp này đều được xác định địa điểm, thời gian và tên tuổi của nạn nhân.

Người viết bài này đã khám phá rằng cứ mỗi 100 người bị chết thì có chừng 14 người bị đánh chết sau khi họ bị bắt khoảng 15 ngày. Điều này nói lên rằng chính sách tra tấn dã man của chế độ độc tài đã gây ra nhiều người chết sau khi họ bị giam giữ. Những trường hợp tra tấn, khủng bố, và chết càng ngày càng gia tăng. Theo Minhhue.net, có tất cả 1, 750 bản báo cáo về chính sách khủng bố nhắm vào các đệ tử vào năm 2000. Con số gia tằng đến 8, 299 trong năm 2002 và 11, 155 trong năm 2003 và bây giờ đã lên đến 9, 124 trong nửa năm 2004. Những báo cáo như vậy chỉ là một số rất nhỏ so với những gì thật sự xảy ra, chừng đó cũng đủ cho chúng ta lập hồ sơ kiện Giang ra trước công lý.

I. Ai khích động chính sách thù ghét Pháp Luân Công?

Những người chịu trách nhiệm về luật pháp, từ đầu, không bao giờ ghét Pháp Luân Công. Vậy thì ai làm nên luật để các người công an trở thành những người tra tấn, bạo động? Ai đã gieo hạt giống thù hận với các đệ tử Pháp Luân Công? Tại sao chính sách khủng bố xảy ra? Có một lý do là tất cả hệ thống truyền thông đều nằm trong tay Giang Trạch Dân, được dùng để mạ lỵ Pháp Luân Công. Một lý do khác là, Giang dùng tiền bạc như là một phần thưởng, thậm chí cả các công an thật thà cũng trở thành “tên giết mướn”

Dùng chính sách cưỡng bức và áp lực cấp dưới kích thích lòng thù ghét

Vào tháng 12 năm 1999, Phòng “610” thông báo các chính quyền địa phương rằng nếu con số đệ tử đi Bắc kinh để Thỉnh nguyện của mỗi tỉnh vượt quá số giới hạn, thì đảng ủy của tỉnh đó phải viết tờ kiểm điểm. Wu Guanzheng, cựu bí thư đảng uỷ Sơn đông nói trong một cuộc mit ting “Tất cả các nhân viên tại mỗi thành phố đều phải biết được sự nghiêm trọng của hậu quả không làm đúng theo lời yêu cầu của chính phủ trung ương”

Nói một cách khác, ông ta nói rằng “Tao sẽ tống cổ chúng mày trước khi tao bị bắt viết tờ kiểm điểm, vì thế chúng mày phải làm đúng lệnh trung ương nếu chúng mày muốn giữ chức.”

Đây là một phương pháp đạt được thành công ở cái giá của sự không phân biệt giữa đúng và sai và của sự bảo thủ quyền lợi của mình mà không nghĩ đến sinh mạng hàng ngàn người khác, và vì thế tỉnh Sơn đông có số giết hại các đệ tử Pháp Luân Công cao nhất trên toàn quốc. Chỉ trong tháng 10 năm 2003, có 93 đệ tử Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết tại tỉnh Sơn đông. Tại thành phố Weifang, có hơn 30 đệ tử bị báo cáo là chết vì khủng bố, xếp thành phố này lên hàng đầu trong tất cả các thành phố trên toàn nước.

Và vì thế, Wu Guanzheng được Giang ca ngợi và thăng chức lên Ủy viên Bộ Chính trị. Li Changchun, cựu tỉnh trưởng Quảng Đông, tự tay viết ra một danh sách tên các đệ tử để nịnh Giang và được thăng chức. Y dùng áp lực với các cơ quan, nói rằng “Tại sao không bắt người này? Tại sao không kết án người này?” Trong dịp tết nguyên đán năm 2004, Đảng ủy tỉnh Hồ Bắc ra lệnh cho thành phố Xingtai rằng họ phải “làm xong vụ điều tra” về các đệ tử đã dùng vệ tinh chiếu các tài liệu Pháp Luân Công trên truyền hình tại Xingtai và Sharhe. Nếu không thì, viên thị trưởng sẽ bị cách chức. Để bảo vệ quyền lợi của y, viên thị trưởng dùng áp lực còn nặng hơn nữa cho cấp dứơi của y. Cuối cùng, cấp dưới của y làm giống như y vậy. Và cuối cùng là như một đám hổ mang thèm thịt người.

Có một đệ tử bị bắt cóc bởi công an địa phương nhiều lần. Khi anh ta hỏi công an rằng Pháp Luân Công có cái gì xấu, người công an trả lời “Tôi không cần biết tu luyện Pháp Luân Công xấu cái gì, nhưng vì ông tu luyện Pháp Luân Công, tiền thưởng của tôi bị mất hết rồi. Nếu ông còn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, tôi sẽ bị đuổi. Tôi không cần biết Pháp Luân Công là tốt hay xấu. Nếu anh cướp chén cơm của tôi, đừng nghĩ rằng tôi sẽ đối xử lịch sự với ông.”

Tiêu chuẩn phải đạt được con số người cải tạo bắt các trại giam phải thực hiện chính sách tra tấn dã man

Chế độ Giang bắt buộc các đệ tử phải ly khai với Chân Thiện Nhẫn. Và đây là được gọi là “Cải tạo”. Giang Trạch Dân đặt lương của công an vào thành tích số người được cải tạo, nói rằng những ai đạt được tiêu chuẩn sẽ được thăng chức và những ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị cách chức. Vì quyền lợi đó, công an không còn biết ai là tà ác nữa, và vì thế đã khuyến khích các nhân viên công lực này càng gia tăng khủng bố Pháp Luân Công. Lòng thành tín của các đệ tử sẽ làm cho tiền họ ít hơn, vì thế công an càng trở nên thù ghét Pháp Luân Công.

Ban quản giáo và công an tại trại cưỡng bức lao động Masanjia (Mã Tam Gia) hành động để “giáo dục” như sau:

“Có phải là mày nói là tao bức hại mày phải không? Hôm nay tao thật sự bức hại mày”

“Nếu mày không chịu cải tạo, tao sẽ đặt mày vào tình trạng sống không yên mà chết cũng không xong”

“Nhẫn là gi? Có phải là mày không kiện tao mặc dầu tao hiếp dâm mày phải không?”

“Tất cả tụi mày đều làm chuyện tốt. Chuyện tốt gì vậy? Chuyện tốt nhất mà mày nên làm là đi chết đi. Mày có biết là mày tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền bạc, công sức tiền của nếu mày chết không? Đó là tại sao nó là việc làm tốt nhất đó”

Những người nói lên lời như vậy thì họ sẽ đối xử các đệ tử có lòng thành tín với Đại Pháp? Chúng “tra tấn một cách có hệ thống và tàn nhẫn” Một đệ tử nói “Mãi đến bây giờ tôi mới hiểu là sống ở điạ ngục như thế nào: tôi chưa bao giờ được thấy những con người điên cuồng và vô nhân như thê cho đến khi tôi đến trại Massanji và tôi gặp nhân viên tại đây.”

Tiêu chuẩn số người phải cải tạo khiến cho công an, cai ngục tiến hành những đòn tra tấn dã man ấy.

Vào cuối năm 2002, công an tại tỉnh Liêu Ninh ra lệnh “lệnh bí mật”: tiêu chẩn cải tạo phải đạt 95%. Nhưng tên trại trưởng tại Jinzhou Detention Center, Zhang Haiping nói rằng y phải đạt 100% để làm vừa lòng cấp trên củ y. Jinzhou Detention Center chia công an của họ ra làm 2 hay 3 nhóm. Những nhóm này thay phiên nhau trong mổi 3 tiếng, ngày cũng như đêm không ngừng nghỉ, để tra tấn các đệ tử từ chối ly khai Pháp Luân Công.

trại cưỡng bức lao động Longshan tại thành phố Shenyang đã củng cố các lớp tẩy não và sự bức hại của chúng đối với các đệ tử từ năm 2004 bởi vì họ muốn đoạt giải thưởng “trại cưỡng bức lao động văn minh nhất trên toàn tỉnh”. Từ tháng 4, chính sách này đã gây ra cái chết của đệ tử Wang Xiuyuan, và làm thương tật đệ tử Gao Rongrong. Su Jing, trại trưởng của trại No 2 Institute of Masanjia Forced Labor Camp, đưa ra rất nhiều phương cách để bức hại các đệ tử. Đôi bàn tay cô ta bị ướt đẫm máu. Rất nhiều người bị tra tấn đến chết hay tàn phế. Cô ta được cấp trên khen tặng và ngay cả Luo Gan cũng vậy bởi vì sự tàn nhẫn và “có hiệu lực” của cô ta. Vào năm 2001, cô ta được khen tặng “anh hùng hàng đầu”, và một phần thưởng 50, 000 đồng tiền Trung quốc. Tất cả các công an khác tại Masanjia thắng giải “Các Anh hùng hàng thứ 2”.

Công an biết rằng tội ác của họ có thể bị khám phá trong một ngày gần đây, vì thế chúng khích động các tù nhân gây ra tội ác, khuyến khích họ rằng nếu họ tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công thì bản án của họ sẽ được giảm bớt. Công an đưa đẩy công việc của họ cho các tên tội phạm. Các tù nhân bị giam cầm tại các trại cưỡng bức lao động, nhà tù, và trại giam tại thành phố Harbin đã trở thành một nửa là giám ngục, dùng hơn 200 dụng cụ để tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công. Trong khi đó “Những người tiến bộ và gương mẫu” tại Xishanping Forced Labor Camp là được dựng nên một nhóm được gọi là “người giúp việc” được chọn trên toàn quốc, hầu hết bọn chúng là những tội phạm đã bị kết án nghiện ngập, bán thuốc phiện, trôm cắp, hiếp dâm và cờ bạc.

“Tiêu chuẩn số người bị giết” cho phép công an tra tấn có hệ thống.

Dưới một chương trình tra tấn có hệ thống như vậy, điều không tránh khỏi là sẽ có nhiều người chết. Chính sách của Giang Trạch Dân là “tận diệt thanh danh của họ, đánh họ vỡ nợ về kinh tế, và giết chết xác thân của họ”. Cái gọi là “tiêu chuẩn số người bị giết” cho phép các trại giam làm chuyện đó. Tại thành phố Hegang, Heilongjiang Province, công an bức hại đệ tử Tan Yanjun và nói “bí thư đảng ủy thành phốc Zhang Xingfu nói rằng có tiêu chuẩn bao nhiêu người bị giết và người quản giáo sẽ chịu hết trách nhiệm nếu có việc gì xảy ra”. Khi đệ tử Lu Xingguo, 45 tuổi, bị đánh chết tại Qingpu Distict No. 3 Forced Labor Camp vào ngày 15, tháng 10 năm 2003, đội trưởng Xiang Jianzhong nói rằng “chúng tôi nhận được lệnh của cấp trên nói rằng 5% chết là thường thôi. Nếu bất cứ ai bị chết, y chết cũng như không. Chúng ta không sợ người chết đâu”.

Công an tại Shenyang Dabei Prison nói rằng “không bao giờ có vấn đề gì cả nếu chúng ta đối xử với các đệ tử Pháp Luân Công. Họ không ra khỏi đây sống sót nếu không chịu cải tạo. Chúng ta không có cách khác. Giang Trạch Dân sẽ cúp lương thực nếu chúng ta không làm được. Trong 6 tháng của năm 2002, hơn mười ngàn đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết tại Dabei Prison. Đệ tử Pháp Luân Công Zhong Hongxi của Qianyu Village, Duanjiagou, Tiefa City, Liaoning Province, bị tra tấn đến chết tại Wujiabao Forced Labor Camp vào tháng 4 ngày 13, 2003. trại cưỡng bức lao động tuyên bố “chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu chúng tôi đánh đập các đệ tử Pháp Luân Công đến chết nằm trong tiêu chuẩn số người chết đó”. Đệ tử Pháp Luân Công Chen Duo thuộc Shantou City, Guangdong Province, bị đánh nhiều lần bởi công an. Anh ta bị chết vào ngày 9 tháng 6. Nhưng công an đe doạ gia đình anh ta, nói rằng “Bọn tao đánh chồng mày chết và hoàn thành tiêu chuẩn mà chính phủ bắt bọn tao. Chúng mày dám nói gì không? Mày cũng muốn chết theo hả?”

Peng Kaifa, Phó chủ tich Qiyang County, Hunan Province, nói công khai với các công an rằng “Những gì mà chúng mày làm với các đệ tử Pháp Luân Công là trên cả luật lệ nữa. Chúng mày không có chịu trách nhiệm gì cả nếu chó chuyện gì xảy ra”. Sau đó không lâu, đệ tử Jiang Laisheng của Qiyang County bị đánh đến chết. Các trại cưỡng bức lao động có thể xin được giết nhiều hơn con số quy định. Vào ngày 20 tháng 4, 2003, cơ quan trách nhiệm cho các trại cưỡng bức lao động, sau khi thảo luận, cho phép Zhengzhou Shibalihe Female Forced Labor Camp được gấp đôi số người chết khi chúng tra tấn các đệ tử nữ bắt họ ly khai với Pháp Luân Công.

Khi các công an được thông báo là quyền lợi, chức vụ của họ đi đôi với sự yêu cầu của cấp trên của họ, và khi họ được thông báo là càng tàn nhẫn chừng nào càng tốt cho họ chừng đó, và họ không phải chịu trách nhiệm nào, và khi họ được thông báo là không cần phải kềm chế họ trong việc tra tấn đánh đập, vì họ được “tiêu chuẩn” bảo trợ, thì sự dã man, vô nhân đạo sẽ không còn giới hạn nữa. Có phải là họ đang trở thành nhân viên chính phủ của thời hiện đại, như là Zhou Xing và Lai Junchen vào thời của họ.

Luật Pháp không bao giờ bảo vệ các đệ tử

Mọi người hỏi “Làm sao một thảm trạng như thế có thể xảy ra được? Tại sao những tội phạm, côn đồ đã vi phạm những tội tày trời như thế lại được tưởng thưởng thay vì trừng trị? Tại sao dư luận báo chí, truyền thông không vạch trần những tội ác như thế?”. Trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công, luật pháp không bao giờ là dụng cụ che chở cho họ. thỉnh nguyện là quyền của toàn dân. Nhưng nếu thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, thì sẽ bị đưa đi trại cữơng bức lao động. Tự do tín ngưỡng là quyền căn bản có ghi rõ trong Hiến pháp Trung quốc. Nhưng nếu bạn tin tưởng vào Chân Thiện Nhẫn bạn sẽ bị tra tấn có thể bị giết hại.

Hệ thống cưỡng bức cải tạo lao động tại Trung quốc vi phạm các điều luật như: Điều luật 37 của Hiến Pháp Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc, Điều luật số 8 của Luật Hiện hành của Trung quốc, Điều luật số 10 của Luật Hình xử Trung quốc và Hiến chươngThế giới về Nhân dân và Quyền Chính trị mà Trung quốc ký vào năm 1998. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn tồn tại.

Vẽ lên những hàng chữ lớn trên toà nhà chính của Shuanghe Forced Labor Camp tại Qiqihar như “Trại Lao động trong Kỷ nguyên Tiến bộ” ở trên và “Công bằng và Đúng luật Tiến bộ” ở dưới. Vào tháng 2 năm 2004, nhân viên quản giáo trại tra tấn 30 đệ tử kiên nghị Pháp Luân Công. Các phương pháp được dùng như còng, còng tréo ngược và treo lên, đi “Tầu bay”, “treo lửng lơ”, và dùng ba tông điện để tra điện. Đội trưởng Wang Mei gầm lên rằng “Điều này đều được tỉnh cho phép! Tỉnh cho phép đánh đập và tra tấn! Nếu mày không cải tạo, không có ngày về đâu. Mày không thắng nổi tao đâu cho dầu mày có đến đâu!” Đây đúng là một trại thật sự “Công bằng và Đúng luật Tiến bộ”.

Huo, trưởng đồn công an tại Changchun City Police Departments Nanguangchang Police Station, Kuancheng Branch, đứng chứng kiến đệ tử Pháp Luân Công Liu Haibo bị tra tấn đến chết bởi công an và họ dựng lên chuyện nói là Liu Haibo chết vì “bệnh tim”.

Vào ngày Liu Haibo bị giết, Chang Xiaoping, đệ nhất bí thư của Changchun City Committee, đến Kuancheng Branch và nói với đồn trưởng công an là Zhou Chunming và công an tại đó cần phải có hành động như thế nào với sự vụ như thế. Y nói rằng “Trước hết, đụng đến đệ tử Pháp Luân Công là một ảnh hưởng chính trị lớn, nhưng chúng ta không sợ khi có người chết. Thứ hai, ban nội an khi điều tra những vụ như thế này sẽ không dính líu tới điều tra cái chết của các đệ tử Pháp Luân Công nhưng sẽ tìm cách che đậy vụ này vì đây là điểm quan trọng hàng đầu”.

Nếu luật sư muốn bào chữa cho các đệ tử, họ bị rắc rối ngay. Vào tháng 4 năm 2003, Luật sư Wei Jun bào chữa cho đệ tử Pháp Luân Công Liang Changying ở Baise City, Guangxi Province tại tòa án Youjiang District Court. Đối diện với lời lẽ pháp lý và sự thật của luật sự Wei, viên công tố tại toà án cứng họng và tức giận. Sau khi phiên toà chấm dứt, y liền hỏi các nhân viên dưới cấp “Có phải những điều luật này nói rằng không ai có quyền bào chữa cho các đệ tử Pháp Luân Công là vô tội không? Ai cho phép luật sư biện hộ cho đệ tử Pháp Luân Công là vô tội?” Sau đó công an đến văn phòng luật sư biện hộ, nơi giám đốc của luật sư Wei, yêu cầu rằng Wei phải bị đình chỉ công tác và phải rút lời cãi của anh ta. Sau đó Wei bị bắt và đưa đi trại cưỡng bức lao động trong 3 năm. Đây chính là điều mà chế độ Giang gọi là “lãnh đạo quốc gia bằng luật lệ”.

II. Ném đá giấu tay – Thuê thổ phỉ làm chuyện bẩn thỉu

Thuê thổ phỉ giết người không mấy lạ trong xã hội mà đạo đức hầu như không còn nữa. Giang Trạch Dân thuê họ một cách công khai. Hầu hết ai ai cũng giấu kín vì sợ người khác biết. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân công khai ra lệnh bằng giấy tờ tiêu chuẩn là được thuê bao nhiêu tên. Những người thuê thổ phỉ thường là cho những việc tồi bại, ghê tởm, ném đá dấu tay. Giang Trạch Dân thường thuê chúng để giết dân Trung quốc, và ngay cả các nơi trên thế giới. Thuê thổ phỉ bắn các đệ tử Pháp Luân Công tại Nam Phi mới đây là một bằng chứng.

Những dẫu thuê thổ phỉ giết người, bất quá chỉ thuê một lần. Giang Trạch Dân đã làm như vậy trong 5 năm qua. Họ dùng “tiền dơ dáy” để thuê thổ phỉ, nhưng Giang Trach Dân dùng tiền từ ngân hàng, tiền do mồ hôi nước mắt của dân, để thuê giết mướn. Những người thuê thổ phỉ được xem là bất hảo, che đậy hành động tội ác của mình và sẽ bị pháp luật trừng trị vì “thuê người ám hại”, trong khi đó Giang Trạch Dân dùng “nhân viên công lực” có quyền hành, ban bố lợi lộc, quyền tước, được tưởng thưởng xứng đáng, thậm chí còn cho lên Tivi để trình bày một cách không biết nhục nhã về “lòng tử tế” của chúng.

Ai ai cũng chống đối việc đâm thuê giết mướn, nhưng Giang Trạch Dân đã bắt buộc dân Trung quốc chấp nhận điều đó. Y đã xem quyền lợi chính trị của y hơn cả đạo đức, nhân quyền và 5 năm qua chúng ta đã thấy rõ điều đó. Thường họ chỉ thuê thổ phỉ để giết một người, nhưng Giang Trạch Dân dùng chế độ, chính sách thuê hàng loạt để thực hiện chính sách diệt chủng. Yang Zemin, trưởng đoàn phụ nữ tại trại cưỡng bức lao động Gaoyang Forced Labor Camp, nói rằng “Tôi chính thức là đoàn trưởng của trại này, nhưng đằng sau tôi chính là Bà Chị Lớn đây” Một người chứng kiến Gaoyang Forced Labor Camp, Hebei Province đã tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công như thế nào nói rằng “Không có tí gì gọi là công lý hay văn minh cả. Hoàn toàn chỉ thấy máu, tàn ác và bức hại thôi”.

III. Những kẻ tham gia vào chính sách khủng bố có thể được thứ tội nếu họ tìm cách chấm dứt ngay bây giờ

Rất nhiều người nghĩ rằng chính sách khủng bố Pháp Luân Công (phát động vì lòng ganh ghét của Giang Trạch Dân) nhắm vào Pháp Luân Công và các đệ tử của họ. Họ không biết rằng y đang kéo họ vào chính sách tàn độc chỉ phục vụ cho y. Đây cũng là chính sách khủng bố tất cả những người còn lương tri trên thế giới, không biết họ có hiểu như thế không.

Được tuyển dụng vào tập đoàn bức hại, giết người cho Giang Trạch Dân trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công của y. Có một số mừng rỡ vì đây là cơ hội thăng quan tiến chức và làm giàu. Một số nói rằng họ chỉ theo lệnh trên và họ không làm gì thù oán với Pháp Luân Công cả. Cái đó là một điều khờ dại đáng kể.

Tất cả chúng ta đều phải trả nợ mà chúng ta gây ra. Giết người vì ý định của mình hay ý định của người khác cũng chẳng khác nhau. Sau Đệ nhị thế chiến, Hitler của Đức quốc xã, Hideki Tojyo của Nhật bản, và Mussolini của Ý không phải chỉ là người duy nhất bị kết tội trước toà án chiến tranh thế giới. Vào ngày 5 tháng 4 năm 1976, thị trưởng Bắc kinh ra lệnh đàn áp dưới sự chỉ đạo của cấp trên của y. Sau đó, vụ này đem ra xét lại, viên thị trưởng bị cách chức và hơn 100 công an bị bắn chết.

Không một ai gánh tội giùm cho mình cả. Mình gieo gió sẽ gặt bão, giết mạng sẽ bị đòi mạng, giống như mình phải trả những gì mình đã mượn. Đối với tội đâm thuê giết mướn cho Giang Trạch Dân, tiền bạc cũng không phải là vé máy bay đi thiên đường, mà chính là nợ máu, là gánh nặng phải đi địa ngục. Đằng sau những phần thưởng, thăng chức… là một số chứng nhân vẫn sống sờ sờ và thân nhân của họ sẽ không bao giờ tha thứ. Đây là một giao ước với qủy sứ, và cái giá là lương tâm của đương sự. Bây giờ Giang Trạch Dân đã cảm thấy bị đe doạ vì chính y cũng đã bị kiện ra toà trên nhiều quốc gia vì tội diệt chủng. Nếu không ai giúp Giang Trạch Dân làm sao y có thể bức hại Pháp Luân Công được? Và có phải những người đó cũng trở thành những vật trang điểm cho chiếc quan tài của y và cùng đi với y không?

Không ai tránh khỏi sự phán xử của lịch sử, dẫu là tướng hay là lính. Có thể là bạn tự làm hay thuê người làm, bạn vẫn bị tội như thưòng! Su Jing tại trại cưỡng bức lao động Masanjia rất lo lắng vì đã làm nhiều chuyện ác đức tại trại đó. Có lần cô ta than phiền với bạn “Tôi không có tương lai gì nữa cho dù chuyện gì sẽ xảy ra”.

Những người tham dự và tự tay tra tấn nên tỉnh thức ngay lúc này trước khi quá trễ. Chấm dứt tra tấn, giết chóc thì còn một con đường sống cho mình và còn có cơ hội hối hận cho việc làm của mình. Nếu không, sẽ không tránh khỏi lưới trời đâu!

8-7-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/9/78971.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/2/50928.html.

Dịch và đăng ngày 17-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share