Đệ tử Pháp Luân Công bị bắn trong chuyến viếng thăm của các lãnh tụ Trung quốc vốn có trách nhiệm về việc giết hại các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc
|
NỮU ƯỚC (TTTTPLDP) — Ai đã bắn vào đệ tử Pháp Luân Công David Liang tuần trước tại Nam Phi là một câu hỏi gây nhiều sự chú ý cho cộng đồng thế giới, và có một tia sáng loé lên từ trong quá trình hoạt động của các lãnh tụ Trung quốc đang thăm viếng Nam Phi trong tuần qua.
Vào ngày 28 tháng 6, 9 đệ tử Pháp Luân Công từ Úc, trong đó có David Liang, đến Nam Phi để giúp đỡ các đệ tử tại đó, để bày tỏ sự thật về chính sách khủng bố Pháp Luân Công, cũng như vai trò của 2 lãnh tụ Trung quốc: Phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) và bộ trưởng thương mại Bạc Hy Lai (Bo Xilai).
Các đệ tử dự định sẽ tổ chức cuộc phát biểu trước dư luận để vạch trần tội ác của 2 lãnh tụ này trước dư luận Nam Phi, và để lập hồ sơ kiện họ ra trước công lý.
Trên đường đi từ phi trường Johannesburg đến Pretoria, vào khoảng 8:30 chiều thứ Hai, thì có một chiếc xe màu trắng vượt qua xe của họ và bắn ít nhất 5 phát đạn vào xe họ. Tài xế là David Liang, công dân Úc, bị thường và đưa đi bệnh viện với những vết thương vì trúng đạn và xe anh ta bị hư hại nặng, nằm tại chỗ.
Ai đã bắn David Liang? Làm thế nào hung thủ, vẫn chưa bắt được, biết được mục tiêu của họ? Tại sao hung thủ bỏ chạy ngay lập tức sau khi bắn, mà không cướp của, hay lấy bất cứ một thứ gì? Làm thế nào hung thủ có súng AK-47? Có phải có sự trùng hợp với 2 lãnh tụ Trung quốc, Tăng và Bạc, là đang thăm viếng tại Nam Phi không? — Hai lãnh tụ này vốn đã giết hại, tra tấn rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc.
Những phân tích sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề về 2 lãnh tụ: phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và bộ trưởng Thương mại Bạc Hy Lai, và kiểm tra để biết tạ sao vụ bắn này cũng tương tự như những vụ bức hại, hành hung đang và đã xảy ra bên ngoài Trung quốc và cũng là một phần của chính sách khủng bố Pháp Luân Công đang được Giang áp dụng để “tận diệt” Pháp Luân Công trên toàn thế giới.
Những tên tội phạm Nhân quyền đang viếng thăm Nam Phi
Tăng Khánh Hồng được xem là một trong những nhân vật nắm nhiều quyền hành nhất Trung quốc. Tên úy mà đồng nghiệp của y gọi y trong Đảng Cộng sản Trung quốc là “sát thủ mặt nạ đen”. Sinh năm 1939, là con của cựu Giám đốc Nội Vụ trong thời Trung quốc – Liên xô trong những năm thời trước, Tăng theo gót Giang Trạch Dân lên Bắc kinh sau vụ thảm sát Thiên An môn vào năm 1989, và trở thàng cánh tay phải đắc lực của Giang Trạch Dân về chính trị cũng như về cá nhân.
Tăng nổi tiếng về dùng điện tử để theo dõi hành vi của các đảng viên cao cấp trong đảng tại các văn phòng và nhà của họ. Nhiều nguồn tin tại Trung quốc cho biết y “có” nhiều “tin mật” mà y đã thâu lượm và dùng để nắm quyền, kết bè lũ trong đảng, trước đây y đã thuê nhiều băng đảng tội ác giết mướn, tấn công các nhà hoạt động tại Đài loan và Hương cảng. Mới đây, 3 hướng dẫn viên của các chương trình tivi tại Hương cảng nói về bảo vệ dân chủ tại Hương cảng phải bỏ việc vì những lời đe doạ thủ tiêu mà họ nhận được.
Từ năm 1999 đến 2002, Tăng nắm giữ, trong số các chức vụ khác, là Giám đốc Tổ chức của đảng Cộng sản Trung quốc. Trong vai trò này, y ra lệnh tất cả cá đảng viên phải tham gia chính sách khủng bố Pháp Luân Công và “chứng tỏ lòng trung thành” của họ với Giang hay sẽ bị tước thẻ đảng. Y tưởng thưởng cho các tên cai ngục, các công an, trại giam có công đã khủng bố Pháp Luân Công
|
Tăng cũng là một trong những người sáng lập Phòng 610, một tổ chức chuyên khủng bố, tiêu diệt Pháp Luân Công. Dưới sự chỉ đạo của Tăng, Phòng 610 (báo cáo) được toàn quyền hành động, không bị quản chế bởi bất kỳ một luật lệ nào và có quyền điều hành tất cả các cấp chính quyền địa phương, khi họ thi hành công tác.
Vào ngày 29 tháng 8 năm 2000, hai đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc kiện Tăng (cùng với Giang Trạch Dân và La Cán (Luo Gan)) về tội trạng khủng bố, bức hại Pháp Luân Công. Chín ngày sau đó, cả hai người đều bị bắt và tống tù.
Vào tháng 10 năm 2002, công dân và nhân dân tại 6 quốc gia trên thế giới hợp tác lập hồ sơ kiên Tăng và 2 lãnh đạo khác của Trung quốc tại 3 tổ chức tại Liên hiệp quốc. Chính quyền tại Trung quốc liền bắt cóc một thành viên trong gia đình của những người kiện tại Trung quốc, chính là để trả thù.
Tháp thùng Tăng tại Nam Phi còn có Bạc Hy Lai, cựu thị trưởng của thành phố Đại Liên (Dalian) tại vùng Đông bắc Trung quốc.
Để bày tỏ lòng trung thành với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, Bạc hăng hái tham gia lệnh của Giang để khủng bố Pháp Luân Công từ năm 1999, kết quả là có ít nhất 15 đệ tử Pháp Luân Công đã bị giết tại thành phố mà y cai trị. Giang tự phong chức Bạc lên tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), mà dưới sự cai trị của y, nó đã trở nên một tỉnh có nhiều đệ tử bị bức hại, giết hại nhất so với toàn Trung quốc (tin tức)
Vào năm 2003, tỉnh Liêu Ninh đã đầu tư nửa tỉ đồng Trung quốc để xây dựng nhà tù đầu tiên tại Trung quốc để đặc biệt giam giữ, tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công tại Thẩm Dương (Shenyang). Khu này rộng tới 1.3 ki lô mét vuông.
Vào ngày 9 tháng 3 năm 2004, ‘Hội Thân hữu Pháp Luân Công’ (trang nhà) và ‘Tổ chức Thế giới Điều tra về chính sách Khủng bố Pháp Luân Công’ (trang nhà) đệ đơn một danh sách 102 người đầu sỏ trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung quốc cho chính phủ Hoa kỳ, khuyến khích chính phủ cấm không cho những người này đặt chân đến Hoa kỳ (tin tức), Bạc Hy Lai cũng có tên trong danh sách đó.
Vào ngày 22 tháng 4 năm 2004, Bạc bị kiện ra tòa kết tội diệt chủng và tra tấn trong khi y đang viếng thăm Hoa thịnh đốn (tin tức). Theo nguồn tin trên, sau khi biết được mình đang bị kiện và đang nhận giấy trát toà, Bạc vất giấy xuống đất và đoàn cận vệ của y tấn công người giao giấy toà.
Bạc Hy Lai là một trong những người bị kiện tại Toà án Đức quốc bị kiện bởi 40 đệ tử Pháp Luân Công.
Muốn biết thêm tin tức về Tăng Khánh Hồng (tin tức) và Bạc Hy Lai (báo cáo)
Những phương pháp bạo động được sử dụng tại hải ngoại
|
Điều mà làm cho cộng đồng thế giới để ý đến vụ bắn vào tuần trước tại Nam Phi, tuy nhiên, không phải chỉ vì lý do Tăng và Bạc đã có những “thành tích” lớn về khủng bố Pháp Luân Công tại Trung quốc, mà còn là sự kiện là cuộc tấn công đã khớp với những sự kiện đã xảy ra trước đây khi họ nhắm vào các đệ tử Pháp Luân Công bên ngoài Trung quốc.
Ngay sau khi Giang phát động chính sách khủng bố Pháp Luân Công vào năm 1999, những sự vụ đã xảy ra do các nhân viên tại sứ quán Trung quốc gây ra cho các đệ tử Pháp Luân Công như doạ nạt, hăm doạ, hành hung, bạo động cũng như gây ra cho các cơ sở thương mãi, chính quyền địa phương, các cơ quan ngôn luận trên thế giới, để họ phải ủng hộ chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang (báo cáo đặc biệt).
Theo những nguồn tin đáng tin tại Trung quốc, bắt đầu từ tháng 10 năm 2000, Giang ra lệnh thực hiện chính sách “tăng cường chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại hải ngoại, thâu lượm tin tức, chống biểu tình”.
Trong mấy năm qua, nhiều trường hợp hành hung, tấn công, bạo động chống các đệ tử hay những thân hữu Pháp Luân Công đã được ghi nhận (báo cáo) tại Hoa kỳ, Canada, Úc, Pháp và các quốc giaq khác.
Những cuộc bạo động này thực hiện bởi nhiều cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh sự quán Trung quốc hay đã thuê mướn thổ phỉ hay nhân viên lãnh sự quán, cũng giống như những trường hợp tương tự khác đã xảy ra bên ngoài Trung quốc.
Một vài ví dụ:
- Vào năm 2000, Dân biểu quốc hội Canada Rob Anders bị bạo hành và doạ nạt khi ông ta mặc một cái áo có khẩu hiệu ủng hô Pháp Luân Công đến một buổi lễ tổ chức bởi toà Đại sứ Trung quốc được tổ chức tại Quốc hội Canada.
- Vào năm 2002, một cư dân người Trung quốc có liên hệ với các băng đảng Trung quốc tại địa phương bị kết án hành hung vì đã đánh một đệ tử Pháp Luân Công bên ngoài lãnh sự quán Trung quốc tại Chicago (tin tức)
- Vào năm 2003, lãnh đạo của hội thương nghiệp Trung quốc tại Nữu Ước có quan hệ trực tiếp với lãnh sự quán Trung quốc tại đó bị bắt vì đã cầm đầu một nhóm người hành hung, bạo động với các đệ tử Pháp Luân Công (tin tức).
Bắn vào mục tiêu tại Nam Phi
|
Về vụ bắn người tuần trước, có một vài điểm nổi bật cần được khai thác. Trong những vụ bắn và cướp, hung thủ liền đến xe bị bắn, nhưng trong trường hợp này chúng liền bỏ chạy mà không cướp bóc gì cả. Vậy thì vì lý do gì mà chúng bắn, nếu không phải để cướp bóc?
Vũ khí mà chúng dùng để bắn là AK-47, không có thông dụng ở vùng đó lằm, và rất hiếm có ở đó. Hung thủ lấy súng này ở đâu? Xe của nạn nhân vừa mới đến từ phi trường cách đó mấy giờ trước khi bị bắn và không có một liên hệ gì mới bất cứ ai tại Nam Phi. Làm thế nào để chúng xác định được nạn nhân là ai?
Ai muốn bắn giết hay hại một người hoàn toàn xa lạ vừa mới đến Nam Phi?
Từ sau khi vụ bắn, Jing Shizhong, một phân tích viên chuyên về vấn đề Trung quốc, có phát biểu rắng “Tăng Khánh Hồng sẽ gặp khó khăn tại Nam Phi”. Jing nói rằng hung thủ người đã bắn trong vụ này và băng đảng có liên hệ có thể đã bị thủ tiêu bởi Tăng để “bịt miệng” vụ này.
“Nếu Tăng hay Bạc bị lộ tẩy bởi vụ này, vì đang dưới sự điều tra của cảnh sát Nam Phi, nó rất hợp với những lần trước đây trong chiến dịch bạo hành toàn cầu của các lãnh tụ Trung quốc và những người trung thành với Giang Trạch Dân, và cũng trong lúc đó, đã đánh dấu sự leo thang khủng khiếp của chính sách này”. ông Erping Zhang phát ngôn viên của TTTTPLDP phát biểu.
Ông Zhang nói thêm “Chúng tôi chỉ có một lời cho những hành động như vậy – thuê thổ phỉ để thực hiện bắn giết – để bịt miệng các đệ tử Pháp Luân Công – thì được gọi là khủng bố”.
Bản tiếng Anh: https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8741, https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/7/49972.html.
Dịch ngày 9-7-2004, đăng ngày 11-7-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.