[MINH HUỆ 9-1-2017] Tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn.
Với mưu toan mãnh liệt nhổ tận gốc Pháp Luân Công, ông ta đã ban hành một loạt các chỉ thị bí mật: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể;” “Đánh chết được tính là tự sát;” “Hỏa thiêu mà không xác minh thân phận.”
Dưới những chỉ thị như vậy, hệ thống tòa án Trung Quốc được sử dụng làm công cụ để ban hành các bản án tù đã được định trước cho các học viên, mà “tội” duy nhất chính là không từ bỏ đức tin của mình.
Trong khi một số thẩm phán biện hộ rằng họ chỉ đơn giản là “làm theo lệnh,” những người khác thì chủ động thực thi chính sách đàn áp với mục đích kiếm tiền bất chính và thăng tiến sự nghiệp.
Không để ý đến những điều đó, chúng tôi buồn khi thấy có nhiều người trong số họ đã gặp chuyện bất hạnh trong những năm qua. Văn hóa Trung Quốc truyền thống cho rằng “thiện ác hữu báo.” Là những học viên Pháp Luân Công, chúng tôi không muốn thấy những thẩm phán đó chịu báo ứng [chỉ] vì mù quáng làm theo những chính sách đàn áp không có cơ sở pháp lý.
Chúng tôi biên soạn báo cáo đặc biệt này với tâm nặng trĩu. Chúng tôi hy vọng nó sẽ được dùng như một lời nhắc nhở đối với những người vẫn còn tham gia bức hại những người vô tội. Chúng tôi cũng hy vọng các thẩm phán Trung Quốc tôn trọng luật pháp và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng theo hiến pháp của các học viên.
129 trường hợp báo ứng được báo cáo ở 19 vùng
Minh Huệ đã báo cáo 129 trường hợp các thẩm phán Trung Quốc bị báo ứng vì tham gia vào cuộc bức hại. Một số thẩm phán đã bị khởi tố vì tham nhũng hoặc các tội danh về kinh tế, trong khi những người khác đã tự sát. Nhiều người chết vì bệnh tật hoặc bị chấn thương, một số vẫn phải chịu đựng những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những thẩm phán bị báo ứng phân bố ở 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh và Thượng Hải).
Tỉnh Liêu Ninh dẫn đầu với 34 trường hợp, theo sau là tỉnh Hắc Long Giang và Tứ Xuyên (mỗi tỉnh 16 trường hợp) và Hà Bắc (11 trường hợp). Những vùng khác thì số lượng các trường hợp được báo cáo là một con số.
Thẩm phán cấp bốn ở Trung Quốc bị kết án tù chung thân vì tham nhũng
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, được biết đến với cái tên “đả hổ,” tức là các quan chức cấp cao. Hàng trăm con “hổ”, gồm cả các quan chức chính phủ và quan chức Đảng Cộng sản cấp cao, cho đến nay đã bị điều tra hoặc truy tố vì tham nhũng.
Điều hiếm được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông chủ lưu đó là nhiều người trong số những con “hổ” ngã ngựa này đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công theo các mức độ khác nhau trong suốt 17 năm qua. Để duy trì cái đà của cuộc bức hại, Giang Trạch Dân đã khuyến khích một môi trường tham nhũng như một cách để lôi kéo sự đồng thuận của các quan chức. Nhiều quan chức xem việc bức hại các học viên Pháp Luân Công như là con đường phát triển sự nghiệp, thất vọng khi thấy mình giờ đây đã bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng.
Hề Hiểu Minh là một trường hợp như vậy. Giai đoạn giữa tháng 6 năm 2004 và tháng 7 năm 2015, ông ta là phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao và là thẩm phán cấp bốn ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 2015, ông ta bất ngờ bị cách chức và tháng 2 năm 2017 bị kết án tù chung thân vì nhận hối lộ số tiền 114 triệu nhân dân tệ (tương đương 16.72 triệu đô-la Mỹ).
Kể từ tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Họ gửi đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao, nhưng Tòa án cấp cao nhất này đã gửi hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) những đơn kiện về Sở cảnh sát địa phương. Kết quả là nhiều học viên đã bị bắt hoặc thậm chí bị kết án tù vì cố gắng kiện Giang Trạch Dân để đòi công lý.
Việc ngã ngựa của Hề Hiểu Minh không có gì là bất ngờ, vì vai trò chủ động của tòa án trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Một số người đã dự đoán rằng đây là khúc mở màn để đưa “con hổ cuối cùng” – Giang Trạch Dân – ra trước công lý.
Vui lòng xem Phụ lục 1, chọn lọc các trường hợp thẩm phán Trung Quốc bị khởi tố, sa thải hoặc giáng chức.
Phó chánh án tòa án nhảy lầu chết
Buổi tối ngày 9 tháng 1 năm 2013, Trương Vạn Hùng, phó chánh án Tòa án quận Lương Châu thành phố Vũ Uy tỉnh Cam túc, đã nhảy lầu từ tầng sáu của một trụ sở tòa án. Thân thể ông ta không được tìm ra cho tới tận sáng hôm sau.
Bằng tuyên truyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc quy các vụ tự sát của quan chức Đảng là do trầm cảm hoặc bệnh tâm thần. Trường hợp của Trương là không ngoại lệ; cảnh sát báo cáo rằng họ tìm thấy một ghi chú trên thi thể anh ta.
Trong khi lý do thực sự mà Trương tự sát có lẽ không bao giờ biết được, một số người ở Trung Quốc cho rằng anh ta có thể đã bị quả báo vì việc xét xử và kết án tù các học viên Pháp Luân Công.
Thẩm phán đầu tiên bỏ tù các học viên Pháp Luân Công chết vì ung thư phổi
Trần Viên Triêu là thẩm phán tại Tòa án Trung thẩm thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam. Tháng 11 năm 1999, ông ta kết án bốn học viên Pháp Luân Công từ 2 đến 12 năm tù, đây là lần đầu tiên các học viên bị kết án vì tín ngưỡng của mình.
La Cán, cựu bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ướng, đã trao thưởng cho Trần vì ban hành các bản án. Ông ta cũng trao thưởng cho Tòa án Hình sự Trung thẩm Thứ nhất Hải Khẩu.
Để khuyến khích các thẩm phán ở Trung Quốc đi theo con đường của Trần, La Cán đã tuyên dương hành động “đáng kính” của Trần. Câu chuyện của ông ta được phát trên kênh truyền hình bị chính phủ kiểm soát và được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để đẩy mạnh chương trình của họ.
Tháng 3 năm 2002, Trần được chẩn đoán mắc ung thư phổi và chết vào tháng 9 năm 2003 ở tuổi 52.
Vui lòng xem Phụ lục 2, những trường hợp qua đời của các thẩm phán Trung Quốc khác.
Tất cả những thẩm phán tham gia vu tương tự đã gặp phải những vấn đề về sức khỏe
Năm 2003, 11 học viên Pháp Luân Công đã bị Tòa án Trung Sơn, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh xét xử. Vị chủ tọa thứ nhất là Lưu Nhật Cường, 35 tuổi. Không lâu sau khi tham gia vụ án, ông ta được chẩn đoán bị ung thư và phải cắt bỏ thận. Ông ta đã rút khỏi các vụ kiện vì sức khỏe yếu kém.
Người kế nhiệm ông ta là Khúc Tuệ Dũng, vào ngày mùng 2 tháng 8 năm 2013 đã vắng mặt tại tòa và bất ngờ nhập viện vì bệnh tim. Thay vì hủy bỏ phiên tòa, tòa án đã cử Chu Lệ Hương để thay cho Khúc.
Các luật sư bào chữa phản đối việc thay đổi thẩm phán chủ tọa đột xuất, nhưng Chu đã được lệnh tiến hành phiên xét xử.
Các nhân chứng cho biết Chu đã hành xử lạ thường trong suốt phiên tòa và đồng sự nói rằng cô ta vắng mặt trong những ngày sau đó. Không lâu sau, cô ta phải nhập viện vì những vấn đề sức khỏe không rõ ràng.
Vui lòng xem Phụ lục 3 để biết thêm các trường hợp thẩm phán Trung Quốc bị bệnh hoặc chấn thương.
Phụ lục 1: Các trường hợp thẩm phán bị truy tố
Phụ lục 2: Các trường hợp thẩm phán qua đời
Phụ lục 3: Các trường hợp bị bệnh và chấn thương
Tổng hợp 129 trường hợp các thẩm phán Trung Quốc bị báo ứng
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/9/339671.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/10/162449.html
Đăng ngày 1-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.