[MINH HUỆ 1-5-2016] Ghi chú của Ban biên tập: Trong cả hai nền văn hoá phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của những việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ ban thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, tra tấn và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được phúc báo, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo.

Các bài viết như bài này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những ai đã làm điều sai trái. Trong khi nhiều người bức hại Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng quy định họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Rất nhiều các quan chức chính phủ và nhân viên thực thi pháp luật tham gia vào bức hại các học viên Pháp Luân Công và các luật sư của họ ở Kiến Tam Giang, tỉnh Hắc Long Giang đã gặp quả báo.

Sự kiện Kiến Tam Giang

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, bảy học viên Pháp Luân Công và bốn luật sư của họ bị bắt giữ tại một khách sạn sau khi đã cố gắng tìm cách giải cứu cho bạn bè và thân chủ của họ đang bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn ở Kiến Tam Giang. (Những vụ bắt giữ và ngược đãi liên tiếp tại trại tạm giam này đã trở nên nổi tiếng và được biết đến với cái tên “Sự kiện Kiến Tam Giang.”)

Bốn luật sư đã bị đưa về đồn cảnh sát. Trong khi những cảnh sát mặt đồng phục đứng canh gác, thì những cảnh sát mặc thường phục đã đánh đập các luật sư một cách tàn bạo. Các luật sư đã bị gãy xương, và bốn trong số bảy học viên sau này đã bị kết án tù giam.

Tin tức về vụ bắt giữ và tra tấn đã lan truyền trên mạng Internet. Mọi người ở mọi tầng lớp trong xã hội và cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án tội ác này.

Sau sự kiện này, nhiều nhân viên liên quan tới vụ việc trên đã gặp quả báo.

Bị truy tố vì tham nhũng

Ngay sau khi diễn ra các vụ bắt giữ và tra tấn, vài cảnh sát ở Kiến Tam Giang đã bị truy tố về tội mua bán và sử dụng ma túy. Những vụ bê bối giữa các quan chức chính phủ với gái mại dâm cũng đã được phơi bày.

Lý Bính Hoa, Phó cục trưởng Cục cảnh sát Thất Tinh, kẻ đã trực tiếp bắt giữ và ngược đãi các học viên và luật sư đã bị kết án 15 năm tù vì tội tàng trữ và buôn lậu thuốc phiện.

Năm 2015, người nhà của các học viên bị kết án ở Kiến Tam Giang đã kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Chính quyền ở Kiến Tam Giang đã thành lập một tổ chuyên án mà mục tiêu là để can thiệp vào việc kháng cáo. Tháng 12 năm 2015, một số thành viên trong gia đình, cũng là các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, bị giam cầm và bị tra tấn. Hiện nay họ đang phải đối mặt với việc bị xét xử.

Ngay sau những vụ bắt giữ này, một nhóm những người thưc thi pháp luật ở Kiến tam Giang đã bị truy tố vì tội gây quỹ bất hợp pháp với tổng số tiền lên đến 300 triệu tệ (gần 50 triệu đô la). Cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục.

Vu Văn Ba, sĩ quan thuộc Sở cảnh sát Kiến Tam Giang, kẻ đã đánh gẫy 24 xương sườn của bốn luật sư, hiện đang bị dính sâu vào vụ án gây quỹ bất hợp pháp.

Những hình thức khác của nghiệp báo

Ngoài việc bị truy tố về các hoạt động bất hợp pháp, nhiều nhân viên khác có liên quan tới sự kiện Kiến Tam Giang đã bị đột tử, ung thư hay mắc bệnh nặng hoặc bị thương tích.

Từ Chiêm, ở Sở cảnh sát Thất Tinh, đã tự tử.

Thạch Trung Thành, Cục trưởng Cục Nông nghiệp Thất Tinh, đã chết vì bệnh ở tuổi 50.

Tư Kim, ở Sở cảnh sát Thất Tinh, đã bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng.

Vương Triệu, Cục trưởng Cục Nông nghiệp tỉnh, đã bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng vào tháng Giêng năm 2015.

Phùng Chí Cường, ở Cục cảnh sát Thất Tinh, bị ung thư não giai đoạn cuối.

Vu Vinh, ở Sở cảnh sát Kiến Tam Giang, bị ung thư giai đoạn cuối.

Hách Hồng Quân, công tố viên trong sự kiện Kiến Tam Giang, đã bị đột quỵ đầu năm nay.

Tùy Phượng Phú, Cựu cục trưởng cục Nông nghiệp của tỉnh, đã bị điều tra vào tháng 11 năm 2014.

Một câu thành ngữ cổ hai ngàn năm

“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo; bất thị bất báo, thời hậu vị đáo; thời hậu nhất đáo, nhất thiết đô báo” (thiện có thiện báo, ác có ác báo; không phải không đến, mà là chưa đến; khi báo ứng đến, sẽ không bỏ sót). Lời răn dạy này của người xưa đã được lưu truyền hơn hai ngàn năm qua các thế hệ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/1/327365.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/2/156503.html

Đăng ngày 28-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share