[MINH HUỆ 24-1-2016] Ba năm qua ở Trung Quốc, một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, thường được biết đến dưới cái tên “đả hổ” đã hạ bệ hàng trăm đảng viên và các quan chức chính phủ cấp cao.
Theo số liệu của chính phủ, từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 11 năm 2015, gần 800 “con hổ” cao cấp đã bị truy tố vì tội tham nhũng, bao gồm 133 quan chức cấp tỉnh và bộ, và 656 quan chức cấp thấp hơn.
Điều mà ít được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông chính thống cả ở bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc đó là hầu hết những “con hồ” ngã ngựa này, ở nhiều mức độ khác nhau, đều tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 16 năm qua.
Sự sụp đổ của những con hổ, những kẻ đã theo gót cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và chính sách bức hại của ông ta, đó chỉ là khúc dạo đầu để đưa “con hổ cuối cùng” – Giang Trạch Dân ra trước công lý.
Bức hại và tham nhũng
Gần 4000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã bị tra tấn đến chết kể từ khi cuộc bức hại được bắt đầu vào tháng 7 năm 1999 – Vì sự khó khăn để lấy được thông tin ra khỏi Trung Quốc, nên con số thực tế còn có thể cao hơn nhiều. Hơn 10.000 học viên đã bị kết án tù, hơn 10.000 học viên đã bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức, hàng trăm nghìn các học viên đã bị tra tấn tại các trung tâm tẩy não khét tiếng của Trung Quốc. Đảng Cộng sản đã sử dụng tới hơn 100 phương thức tra tấn khác nhau để buộc các học viên tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Nhưng tội ác kinh hoàng nhất của cuộc bức hại tàn bạo này là cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm tiền, một loại tội ác được gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này.”
Các chính sách bức hại đã được các cấp chính quyền thực hiện một cách có hệ thống. Để duy trì động lực cho cuộc bức hại, Giang Trạch Dân, kẻ đã đích thân phát động cuộc bức hại tàn bạo này, và những kẻ theo ông ta đã khuyến khích một môi trường tham nhũng như là một cách để lôi kéo các quan chức vào cuộc.
Nhiều quan chức chính phủ đã nhìn thấy cơ hội để thăng tiến và các lợi ích vật chất nếu làm theo các chính sách bức hại này. Bằng việc bức hại Pháp Luân Công, họ có thể làm tăng quyền lực chính trị của mình và có nhiều cơ hội để đạt được các khoản lợi nhuận bất hợp pháp. Đảm bảo việc thăng tiến bằng cách bắt giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công đã trở thành một con đường thăng tiến sự nghiệp được chấp nhận.
Bây giờ, những quan chức đó đang bị truy tố vì tội tham nhũng tài chính.
Một nhận thức chung trong dân chúng ở Trung Quốc là: Những quan chức tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công đều là những kẻ tham nhũng, và sự sụp đổ của họ ngày hôm nay chính là quả báo vì đã tham gia vào cuộc bức hại.
Trong nhóm những “con hổ ngã ngựa” này thì sự sụp đổ của Giang Trạch Dân dường như chỉ còn là vấn đề thời gian. Kể từ tháng 5 năm ngoái, 203.000 học viên Pháp Luân Công đã nộp đơn nên Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc để khởi kiện Giang Trạch Dân vì vai trò của ông ta trong cuộc bức hại. Những đơn kiện đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong khắp các tầng lớp nhân dân Trung Quốc.
Những con hổ ngã ngựa là ai?
Bản báo cáo này đánh giá ngắn gọn 106 quan chức cấp tỉnh và bộ trở nên, những kẻ đã mất quyền lực. Mỗi người trong số này đều là những kẻ đã chủ động tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Những quan chức cấp nhà nước
1. Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp luật, một ví dụ điển hình về những kẻ cơ hội đã tham gia vào chiến dịch bức hại. Vì sự tích cực tham gia bức hại của mình, Chu Vĩnh Khang đã nhanh chóng được thăng tới chức Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trung tâm quyền lực tối cao của Trung Quốc. Là người đứng đầu Ủy Ban Chính trị và Pháp luật của quốc gia, Chu cũng đảm nhận vai trò là kẻ đứng đầu Phòng 610 quốc gia, một tổ chức giống như Gestapo của Đức Quốc xã chỉ huy cuộc bức hại, đặc biệt là việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên.
Tháng 6 năm 2014, Chu Vĩnh Khang đã bị truy tố vì tội hối lộ, lạm dụng quyền lực, và làm lộ bí mật quốc gia và bị kết án tù chung thân vào tháng 7 năm 2014. Những kẻ theo đuôi ông ta trong thời gian dài ông ta nắm quyền lực trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật, ngành công nghiệp dầu khí, và tỉnh Tứ Xuyên cũng đã bị hạ bệ.
2. Quách Bá Hùng
Quách Bá Hùng, “Con hổ” lớn nhất trong ngành quân đội – từng là Đô đốc Hải quân, Ủy viên Bộ Chính trị của Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Quách là đồng minh chính của Giang trong quân đội và là lực lượng bức hại chủ chốt trong quân đội.
Ông ta đã bị bắt giữ vào tháng 4 năm 2015 và đã được chuyển sang Viện Kiểm sát Quân sự vào tháng 7.
3. Từ Tài Hậu
Giống với Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu cũng là một Đô đốc Hải quân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cùng với Quách, Từ cũng được thăng chức do tích cực tham gia vào cuộc bức hại và cưỡng bức thu hoạch nội tạng trong ngành quân đội.
Tháng 3 năm 2014, Từ đã bị điều tra, và tháng 6 cùng năm, ông ta đã bị Tòa án Quân sự truy tố. Cuối năm 2014, một tạp chí quân sự lớn của Trung Quốc đã gọi ông ta là “Người đàn ông xấu xa nhất trong nước”. (Ngày 15 tháng 3 năm 2015, Từ đã bị chết vì ung thư.)
4. Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai là kẻ chủ chốt trong việc phát triển và bổ sung chương trình thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Ông ta là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bí thư Đảng ủy Thành phố Trùng Khánh, một thành phố trực thuộc trung ương.
Khi Bạc phụ trách ở tỉnh Liêu Ninh, ông ta đã tích cực chỉ đạo bức hại Pháp Luân Công và là thủ phạm chính trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Bạc đã bị điều tra về tội tham nhũng vào tháng 3 năm 2012, và tới tháng 8 đã bị truy tố. Tháng 9 năm 2013, Bạc đã bị kết án tù chung thân.
5. Lệnh Kế Hoạch
Lệnh Kế Hoạch, Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị, Trưởng ban Công tác Mặt trận Trung ương Đảng. Lệnh Kế Hoạch đã mở rộng chính sách bức hại Pháp Luân Công ra bên ngoài Trung Quốc, kiểm soát các cơ quan tấn công Pháp Luân Công ở Mỹ, Hồng Kông, và Đài Loan.
Lệnh đã bị điều tra vào cuối năm 2014 và đã bị bắt giữ bởi tội hối lộ vào tháng 7 năm 2015.
6. Trần Lương Vũ
Trần Lương Vũ là Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng và là Bí thư Đảng ủy Thượng Hải. Là thành viên chủ chốt của tập đoàn Giang Trạch Dân, Trần đã trực tiếp chỉ đạo bức hại Pháp Luân Công ở Thượng Hải.
Tháng 6 năm 2006, Trần đã bị truy tố vì tội hối lộ và lạm dụng quyền lực. Tháng 8 năm 2008, ông ta bị tuyên án 18 năm tù.
7. Tô Vinh
Tô Vinh, Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị. Khi còn là người đứng đầu tỉnh Cam Túc và Cát Lâm, Tô Vinh đã tích cực tham gia vào bức hại Pháp Luân Công. Ông ta cũng là người đứng đầu Phòng 610 của tỉnh, và đích thân chỉ huy các trung tâm tẩy não ở tỉnh Cát Lâm để bức hại các học viên. Tháng 11 năm 2004, ông ta đã bị các học viên Pháp Luân Công kiện khi đang đi thăm Zambia.
Tháng 6 năm 2014, Tô Vinh bị điều tra, và tháng 2 năm 2014, Tô bị truy tố vì tội hối lộ.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/24/322624.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/25/154942.html
Đăng ngày 5-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.