Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-2-2016] Cổ nhân phương Tây có câu “Gieo gió gặt bão”, còn theo văn hóa truyền thống Trung Hoa thì là “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.”

Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hàng chục triệu học viên vô tội đã bị ngược đãi vì đức tin của họ vào Chân–Thiện–Nhẫn. Những bi kịch bao gồm bắt giữ, tạm giam, bỏ tù, tra tấn, tẩy não, cưỡng bức lao động và nhiều hơn thế nữa. Theo báo cáo được đăng trên Minh Huệ, hơn 3.900 học viên được xác nhận là đã chết vì bị tra tấn trong trại giam.

Nhiều quan chức chính phủ, đặc biệt là những người trong hệ thống hành pháp và tư pháp, bị “Phòng 610” và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) ở các cấp độ khác nhau buộc phải thực hiện cuộc đàn áp theo lệnh của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng trăm quan chức đã bị hạ bệ trong giai đoạn chính trị bất ổn dưới các tội danh khác nhau, 709 trường hợp được Minh Huệ ghi nhận cho thấy đã bị quả báo trong năm 2015.

Những sự cố này bắt đầu không lâu sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. Bành Khai Phát, Phó bí thư Huyện ủy huyện Kỳ Dương ở tỉnh Hồ Nam, có một lần đã nói với các sỹ quan cảnh sát rằng: “Các anh có thể ngược đãi [các học viên Pháp Luân Công] vượt ra ngoài ranh giới của pháp luật, và các anh sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.” Nhưng khi ông ta nói về đẩy mạnh hoạt động chống lại các học viên trong một cuộc họp của UBCTPL vào năm 2001, ông ta đã bị ngã sụp xuống sàn và sau đó rơi vào trạng thái thực vật tại Bệnh viện Trường Sa.

Thật không may, những trường hợp tương tự vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Lý Thiệu Cử, Cục trưởng Cục An ninh Công cộng thành phố Phổ Lan Điếm và Đội An ninh Nội địa tỉnh Liêu Ninh, đã trực tiếp tham gia đàn áp nhiều học viên. Một số học viên trước đó đã cố gắng thuyết phục Lý đừng bức hại các học viên theo lệnh của chính quyền cộng sản nữa, nhưng Lý đã bỏ qua lời khuyên của họ. Sau đó ông ta đã chủ trì một cuộc họp vào ngày 29 tháng 2 năm 2015 để đề xuất một chiến dịch bắt giữ mới. Tuy nhiên ngay khi ông ta hô lớn công kích Pháp Luân Công, ông ta đã ngã xuống và chết vì xuất huyết não.

Cái chết của ông ta đã khiến cho các quan chức khác phải lo lắng và không ai trong số hai phó cục trưởng lên thay thế vị trí của ông ta.

Dưới đây là số liệu các trường hợp được tin rằng đã gặp quả báo, nhóm theo các trường hợp liên quan đến nhân sự trong các bộ phận chức năng khác nhau của chính quyền:

screen_shot_2016-02-23_at_01.52.40

Số liệu tương tự cũng có thể được phân loại theo cấp bậc:

screen_shot_2016-02-23_at_01.46.40

Ghi chú:

Cấp bậc của những sỹ quan này là: cấp tỉnh (chủ tịch tỉnh hoặc tương đương), cấp cục (giữa cấp tỉnh và quận/huyện), cấp quận/huyện (chủ tịch quận/huyện), và cấp thị trấn (chủ tịch thị trấn).

** Ba trong số 135 người là sỹ quan cấp tỉnh.

Con số chi tiết của cả hai bộ phận và cấp bậc được tóm tắt trong bảng tính dưới đây:

screen_shot_2016-02-23_at_02.14.03

Bảng này chỉ ra rằng các sỹ quan cảnh sát (chịu trách nhiệm việc bắt giữ các học viên) có số người tử vong cao nhất, trong khi Phòng 610 và Viện kiểm sát (định tội hoặc quyết định thời hạn giam giữ) có tỷ lệ tử vong cao nhất.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/1/323023.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/2/155039.html

Đăng ngày 29-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share