Bài viết của Liêu Minh

[MINH HUỆ 25-9-2015] Bất chấp những lợi ích về sức khỏe mà Pháp Luân Công đã mang lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục duy trì bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một lượng lớn học viên đã bị bắt, giam giữ, bỏ tù, tra tấn, và bị buộc phải lao động khổ sai.

Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, các học viên tại Trung Quốc đã nỗ lực đưa thông tin về môn tu luyện này tới công chúng. Kết quả là, một số cán bộ, quan chức cảnh sát đã thay đổi thái độ của họ đối với các học viên và nhìn họ với thái độ tích cực.

Tuy nhiên, một số khác vẫn thực thi chỉ thị của ĐCSTQ, tiếp tục bức hại các học viên. Nhiều người trong số họ đã phải nhận quả báo.

Phó Bí thư Đảng ủy bảo các viên chức là họ được phép ngược đãi các học viên

Bành Khai Phát, Phó Bí thư Đảng ủy thành phố Vĩnh Châu tỉnh Hà Nam, trong một lần nói với các viên chức thực thi pháp luật: “Các anh được phép ngược đãi chúng [học viên Pháp Luân Công], vượt chế tài của pháp luật, và sẽ không phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình”.

Vào năm 2001, Bành đã chuẩn bị một bài phát biểu về việc tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công trên toàn quận trong một hội nghị về công tác chính trị và tư pháp. Khi bắt đầu bài phát biểu, đột nhiên ông ta ngã quỵ xuống trên sàn nhà. Sau khi điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Trường Sa, ông ta đã phải sống thực vật trong phần đời còn lại của mình.

Cán bộ thực thi pháp luật phớt lờ yêu cầu không tham gia vào cuộc bức hại

Lý Thiệu, Cục trưởng Cục thi hành pháp luật và Phòng An ninh nội địa thành phố Phổ Lan Điếm tỉnh Liêu Ninh, đã trực tiếp tham gia đàn áp nhiều học viên.

Vào tháng 6 năm 2011, ông ta dẫn theo ba cảnh sát đến bắt bà Vạn Tĩnh tại nơi làm việc.

Tháng 7 năm 2011, bà Tống Sĩ Đệ từ Đại Liên đến Phổ Lan Điếm để giảng chân tướng cho người dân về Pháp Luân Công thì bị Lý bắt giữ. Bà đã bị giam giữ ba năm. Chồng bà Tống phải bỏ nhà đi để tránh sự sách nhiễu của chính quyền và ông đã qua đời vào tháng 12 năm 2007.

Vào ngày 9 tháng 12 năm 2015, Lý Thiệu đã triệu tập một cuộc họp và đề xuất một đợt bắt giữ mới. Đúng lúc đang điên cuồng la hét, phỉ báng Pháp Luân Công, đột nhiên ông ta ngã quỵ xuống đất và chết do bị xuất huyết não.

Trước đó một vài học viên đã nói chuyện với Lý Thiệu, khuyên ông ta không nên mù quáng làm theo chỉ đạo của ĐCSTQ mà hãm hại người vô tội. Nhưng ông ta đã phớt lờ những điều đó và tiếp tục hành ác.

Cái chết của ông ta khiến cho các viên chức khác sợ hãi, và không ai trong hai phụ tá của ông ta chịu lãnh nhận vị trí đó.

Một phụ nữ được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công sau đó quay lại phỉ báng Đại Pháp

Lương Kiến Hoa, sống ở thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang, từng mắc rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim. Khi đang trong tình trạng tuyệt vọng thì có người giới thiệu với cô về Pháp Luân Công. Sau khi bắt đầu tu luyện, sức khỏe của cô đã dần được cải thiện.

Vào tháng 9 năm 2002, sau khi bị bắt và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia, Lương Kiến Hoa đã từ bỏ đức tin của mình và viết một tuyên bố công kích Pháp Luân Công.

Tháng 12 năm 2002, tại một hội nghị được tổ chức nhằm vu khống Pháp Luân Công, khi mới đọc được vài câu trong trong bài báo cáo nói xấu Đại Pháp do mình viết, cô ta đã ngã ngay xuống sàn, miệng sùi bọt mép và đã chết cùng ngày.

Các quan chức khác tham gia cuộc bức hại

Trương Lập Tân, người đứng đầu Phòng 610 thành phố Hồ Bắc tỉnh Hồ Nam, đã chỉ đạo tất cả các hoạt động bức hại học viên Pháp Luân Công trong khu vực.

Vào năm 2001, trong một hội nghị bàn về việc bức hại Pháp Luân Công, Trương bỗng cảm thấy người không được khỏe, miệng phun ra máu tươi, rồi ngã xuống đất bất tỉnh. Các nhân viên y tế đã cố gắng cấp cứu cho ông ta nhưng không thành. Ông ta đã chết ngay sau đó.

Tô Kiệt, làm việc tại Tòa án Quận Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ, là người sản xuất tài liệu tuyên truyền chống Pháp Luân Công trong khu vực. Rất nhiều người đã bị đầu độc bởi các tài liệu mà ông ta sản xuất nên đã trở nên thù địch với các học viên Pháp Luân Công. Tháng 7 năm 2004, ông ta đã chết khi đang trong cuộc họp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/25/316403p.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/15/153671.html

Đăng ngày 02-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share