[MINH HUỆ 21-04-2017] Các quan chức đắc cử của Hoa Kỳ, các nhà hoạt động về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, và các học viên Pháp Luân Công đã tham dự một diễn đàn cấp quốc hội ở Washington về chủ đề cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công ở Bắc Kinh ngày 25 tháng 4 năm 1999. Diễn đàn được tổ chức tại Văn phòng Rayburn của Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 4 năm 2017.

Cách đây 18 năm, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thực hiện cuộc kháng nghị ôn hòa tới chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh sau hàng loạt vụ bắt giữ phi pháp các học viên ở thành phố Thiên Tân. Ba tháng sau, chiến dịch vi phạm nhân quyền của chính quyền này chính thức bắt đầu. (Xem phần Bối cảnh dưới đây).

Để kỷ niệm 18 năm từ ngày diễn ra cuộc kháng nghị mang tính lịch sử ngày 25 tháng 4 năm 1999, một số nạn nhân đã kể về sự tàn bạo của cuộc bức hại này qua những trải nghiệm của chính họ.

Nhiều người ủng hộ Pháp Luân Công lâu năm đã tham dự, nhưng ngay cả họ, những người đã biết đến cuộc bức hại này từ lâu, cũng bị sốc khi lần đầu được trực tiếp nghe kể về những trải nghiệm của các học viên bị bức hại. Một người cho biết: “Khi trực tiếp nghe các nạn nhân kể về những gì họ đã trải qua, tôi còn thấy chân thực hơn nữa.”

fe0404240ebebc782edb8ec3d9d6801a.jpg

Diễn đàn tại về chủ đề cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công ở Bắc Kinh ngày 25 tháng 4 năm 1999. Diễn đàn được tổ chức tại Văn phòng Rayburn của Hạ viện Hoa Kỳ

Bà Ellen Sauerbrey, nguyên Cục trưởng Cục Dân số, Tỵ nạn và Di dân thuộc Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho biết bà vô cùng đau lòng và phẫn nộ, bà thắc mắc làm sao mà một chính phủ có thể đối xử với nhân dân của mình như vậy.

Bài phát biểu của các nạn nhân phơi bày bộ mặt của cuộc bức hại

Cô Từ Hâm Dương, 14 tuổi, đưa ra hai tấm hình của người cha quá cố, ông Từ Đại Vi. Câu chuyện cô kể khiến nhiều khán giả rơi nước mắt.

Gia đình cô Từ Hâm Dương bị bắt vào tháng 2 năm 2001 vì in tư liệu Pháp Luân Công. Mẹ cô, bà Trì Lệ Hoa, lúc đó đang mang bầu cô, đã bị cảnh sát đánh ở trại giam. Cha cô, ông Từ Đại Vi, thì bị tuyên án tám năm tù.

{Năm 2009, ông Từ Đại Vi được thả. Từ một người đàn ông trẻ khỏe, ông Từ nay chỉ còn da bọc xương. Khắp người ông là những vết thương và vết bầm tím, hậu quả của những đợt sốc điện và đánh đập. Tinh thần ông cũng không còn tỉnh táo. Chỉ 13 ngày sau khi được thả, ông Từ Đại Vi đã qua đời.

983190b7714a21e2a6be122c898382ea.jpg

Bà Trì Lệ Hoa (bên trái) và con gái Từ Hâm Dương (bên phải) tại diễn đàn. Cô Từ đang cầm hai bức hình của cha cô, ông Từ Đại Vi. Bức hình bên trái được chụp trước khi ông Từ Đại Vi bị bắt, và bức bên phải là hình ảnh của ông sau khi được thả.

Cư dân nơi ông Từ ở đã sốc khi hay tin về cái chết bi thảm của ông. Trong vòng ba ngày, 376 người đã dũng cảm ký một đơn khiếu nại phản đối sự tra tấn mà ông Từ phải chịu đựng. Đơn khiếu nại đã khiến Ủy ban Trung ương Đảng phải giật mình lo sợ. Một trong những lãnh đạo đảng bấy giờ đã hạ lệnh cho cơ quan hành pháp địa phương trông chừng gia đình bà Trì Lệ Hoa, luật sư của họ, và những người đã ký đơn khiếu nại. Từ đó, những người này liên tục bị chính quyền sách nhiễu.

Khi không còn nơi nào để nương náu nơi quê nhà, bà Trì Lệ Hoa và cô Từ Hâm Dương đã trốn thoát sang Mỹ vào năm 2013.

Bà Dương Xuân Hoa, một học viên Pháp Luân Công khác, kể về việc bà bị bức thực trong thời gian bị giam ở trại lao động. Lính trại đã đổ súp ngô còn đang nóng bỏng vào mũi bà qua một ống xông. Hình thức tra tấn ấy khiến bà đau đớn khôn tả.

Mẹ của bà Dương Xuân Hoa và chị gái bà đều bị tra tấn đến chết vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Bà Đỗ Hải Bồng kể về cha của bà. Ông bị bắt ngay sau khi cuộc bức hại khai màn, bị kết án ba năm tù giam trong một trại lao động, rồi bị lính canh đánh đập và thiêu sống ở đó.

Năm 2016, mẹ của bà Đỗ Hải Bồng đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, vì tội phát động và chỉ đạo cuộc bức hại. Song bà đã bị bắt và gần đây bị kết án ba năm rưỡi tù giam.

Một học viên khác, bà Vương Xuân Ngạn, thuật lại những hình thức lao động cưỡng bức mà bà đã trả qua trong bảy năm tù giam.

Sự ủng hộ của các quan chức đắc cử

031805ee75e838fb9df80402ea31dbbb.jpg

Bà Ellen Sauerbrey cảm động trước những câu chuyện của các nạn nhân.

Bà Ellen Sauerbrey đã ôm bà Trì Lệ Hoa và cô Từ Hâm Dương sau khi nghe câu chuyện đau thương của họ.

Bà Sauerbrey đã biết về cuộc bức hại, nhưng bà nói bà không biết rõ những gì mà những người bị bắt giữ phải trải qua.

Bà nói rằng đọc các tài liệu về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc rất khác so với nghe những câu chuyện mà chính các nạn nhân kể, nó vượt xa sức tưởng tượng của con người.

Nghị sỹ Chris Smith, một ủy viên lâu năm của Ủy ban Ngoại giao, kiêm Chủ tịch Tiểu ban Tổ chức Quốc tế, Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu đã gửi thư tới diễn đàn để bày tỏ sự ủng hộ, trong đó ông nói cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một trong những vết nhơ lớn nhất của nhân loại trong 20 năm trở lại đây. Ông cũng kêu gọi chính quyền mới của Hoa Kỳ giúp chấm dứt cuộc bức hại.

c28af64d3dd8c3cb0804d789afd75402.jpg

Ông Scott Flipse, Trợ lý của Nghị sỹ Chris Smith nói: “Phải chấm dứt mọi loại giam cầm, mọi loại vu khống, và mọi hình thức tra tấn.”

Nghị sỹ Gerald Connolly cũng gửi một lá thư tới diễn đàn. Ông ca ngợi cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công mà ông cho rằng đã thể hiện đức tin chân chính và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trên diện rộng.

45f8f4aaf7ca8877096007ff3fd7e36c.jpg

Ông Joseph Bosco, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã chỉ ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công đã cho thấy bản chất độc ác của đảng cộng sản.

ebf0c2edd3551ff93188a596596dff52.jpg

Chính trị gia bang Maryland, ông Dave Wallace, cho rằng những kẻ sát nhân liên quan vào cuộc bức hại Pháp Luân Công phải bị đưa ra công lý.

Luật sư nhân quyền Trung Quốc: “Cuốn Cửu bình (Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản) đã phơi bày bản chất của Đảng”

Luật sư nhân quyền Trung Quốc, ông Trần Quang Thành, cũng từng bị giam và đã trốn thoát sang Mỹ vài năm trước, kể về trải nghiệm của mình về những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Ông nói: “Đảng không có năng lực dẫn dắt đất nước, nhưng lại rất sáng tạo trong việc phát minh ra các kiểu tra tấn.”

Ông Trần Quang Thành tin rằng Đảng đã phạm vô số tội ác, và đang mang nguy hiểm tới cho nền văn minh cũng như những giá trị cơ bản của nhân loại.

Ông khuyến nghị mọi người nên đọc cuốn cửu bình (Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản), cuốn sách mà ông tin rằng sẽ phơi bày bản chất tà ác của Đảng.

Bối cảnh về cuộc kháng nghị ngày 25 tháng 4 ở Bắc Kinh

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung kháng nghị ôn hòa trên đường phố ở Bắc Kinh, sau khi gần 50 học viên ở thành phố phụ cận Thiên Tân bị bắt giữ vô cớ. Điểm diễn ra cuộc kháng nghị ở ngay sát cạnh Văn phòng Kháng cáo Trung Ương, nơi họ hy vọng được trình bày về vụ việc của mình. Cảnh sát đã hướng dẫn họ xếp hàng trên mấy con phố trong khu vực, cũng là Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở chính quyền Trung ương Đảng.

Chiều cùng ngày, cả 10.000 người đã lặng lẽ rời đi sau khi gặp mặt Thủ tướng Chu Dung Cơ và được hứa hẹn sẽ thả những học viên bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân.

Song Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã lệnh cho bộ máy tuyên truyền đưa tin sai lệch rằng cuộc tụ họp đó không phải là cuộc kháng nghị ôn hòa, mà là vụ “bao vây Trung Nam Hải”, khu phức hợp của chính quyền trung ương. Chiến dịch tuyên truyền tệ hại này được sử dụng để khiến dư luận quay lưng với Pháp Luân Công, và là cái cớ để phát động cuộc bức hại tàn bạo mấy tháng sau đó. Từ đó đến nay, cuộc bức hại này đã diễn ra gần 18 năm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/21/345906.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/24/162954.html
Đăng ngày 26-4-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share