Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đức
[MINH HUỆ 25-4-2016] Để kỷ niệm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh năm 1999, một sự kiện thông tin được tổ chức ở trung tâm thành phố Hamburg cùng một buổi thỉnh nguyện trước Lãnh sự quán Trung Quốc.
Ngày 23 tháng 4 năm 2016, các học viên Pháp Luân Công ở Hamburg đã trưng bày một tấm biểu ngữ lớn bằng tiếng Trung và tiếng Đức rất bắt mắt để kỷ niệm 17 năm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh của các học viên Pháp Luân Công, một sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Biểu ngữ trên cầu Reesedamm ở trung tâm Hamburg
Kỷ niệm sự kiện ngày 25 tháng 4 – kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.
Lo lắng trước vụ bắt giữ phi lý đối với hàng chục học viên ở khu vực lân cận Thiên Tân và sự vu khống của truyền thông về sự việc này, ngày 25 tháng 4 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công ở khắp Trung Quốc đã đến Bắc Kinh để trình bày những quan ngại của họ. Hàng nghìn học viên đã đi đến thủ đô của Trung Quốc để phản ánh lên chính phủ rằng Pháp Luân Công là một đường lối tu luyện ôn hòa và rằng Pháp Luân Công giúp họ phục hồi sức khỏe và chú trọng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức.
Họ can đảm lên tiếng vì đức tin của mình vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ.
Hamburg: 17 năm sau “Sự kiện 25 tháng 4”
Trong 17 năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở Hamburg đã kiên trì phổ biến thông tin cho công chúng về môn tu luyện cũng như cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc kể từ tháng 7 năm 1999.
Cô Nina Akbar, người Hamburg, đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1998 và vẫn nhớ những ngày đầu ở Hamburg sau sự kiện ngày 25 tháng 4.
Cô Nina Akbar trên cầu Reesedamm ở trung tâm Hamburg.
Khi được hỏi về thời điểm các học viên ở Hamburg bắt đầu phổ biến thông tin về cuộc bức hại, cô Akbar trả lời: “Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là tổ chức một hoạt động quy mô lớn trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Bonn. Hồi đó, chúng tôi chỉ tổ chức thỉnh nguyện và phát tờ rơi vì hồi đó chúng tôi còn chưa chuẩn bị được bảng thông tin, v.v… Rồi chúng tôi đến nói chuyện với ngài Lãnh sự Trung Quốc. Lúc đó là ngay sau khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999. Sau đó, chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động khác nữa ở Hamburg này. Chúng tôi cũng đến Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc.
Trong hai lần đầu tiên này, lãnh sự đều tiếp đón họ.
“Bản thân Tổng Lãnh sự lúc bấy giờ rất quan tâm tới những lợi ích sức khỏe mà Pháp Luân Công mang lại, ông cũng đã đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng sức ép với các lãnh sự nên chúng tôi không còn có cơ hội để nói chuyện riêng với các lãnh sự nữa“.
“Khi đó, các kênh truyền thông bắt đầu đăng tải những tin tức đầu tiên về sự việc ở Trung Quốc và Pháp Luân Công là gì. Khi các vụ bắt giữ đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc, các phóng viên của tờ Hamburger Morgenpost đã đến điểm luyện công của chúng tôi. Đó là lần đầu tiên họ phỏng vấn chúng tôi. Chúng tôi muốn chỉ ra cho họ thấy Pháp Luân Công thực sự là gì, bởi chúng tôi đã được thụ ích rất nhiều từ môn tập và chúng tôi muốn nói cho họ biết chân tướng. Trước đó, mọi người ở đây cũng như ở Trung Quốc chỉ biết đến Pháp Luân Công qua những lời dối trá mà ĐCSTQ tuyên truyền – nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo, là dị giáo, v.v…”
“Sau đó, tuần nào chúng tôi cũng tổ chức các hoạt động thông tin ở Hamburg“.
“Đến nay, tâm điểm là nạn thu hoạch tạng, một loại tội ác mới. Như ông David Kigour, một công tố viên người Canada và là cựu Quốc vụ Khanh chuyên trách các vấn đề về Châu Á-Thái Bình Dương, nói: ‘…con người đang bị giết hại theo nhu cầu và tạng của họ bị đem bán để tạo thị trường buôn bán tạng.’”
Người đàn ông mặc áo khoác xám khiếp sợ khi biết đến nạn thu hoạch tạng cưỡng bức.
Ký tên thỉnh nguyện chấm dứt nạn thu hoạch tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù phi pháp ở Trung Quốc.
Ba người đến từ Trung Quốc chụp lại thông tin về Pháp Luân Công.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/2/156506.html
Đăng ngày 9-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.