[MINH HUỆ 21-4-2017] Các học viên Pháp Luân Công tại Singapore đã tổ chức một loạt hoạt động tại Công viên Hong Lim để kỷ niệm 18 năm cuộc kháng nghị lịch sử của các học viên ở Trung Quốc. Các hoạt động bao gồm biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công, thu thập chữ ký lên án cuộc bức hại ở Trung Quốc, và triển lãm ảnh.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã thỉnh nguyện ôn hòa lên chính quyền trung ương ở Bắc Kinh sau một loạt vụ bắt giữ bất hợp pháp nhắm vào các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân. Sau đó ba tháng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công với hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền.

26f590782f13cf2e091ae429dac6d0f5.jpg

1ed4fb38612d30497e563e37a3332d76.jpg

Các học viên biểu diễn các bài tập Pháp Luân Công

Các học viên đã trò chuyện với khách du lịch trong công viên về cuộc bức hại kéo dài 18 năm ở Trung Quốc. Hầu như tất cả mọi người mà họ nói chuyện đều bày tỏ sự ủng hộ cho cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên. Một số hỏi tại sao cuộc bức hại vẫn tiếp diễn và liệu chữ ký của họ có ý nghĩa gì không. Khi đã hài lòng với câu trả lời của các học viên, họ đã ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại.

Nhiều người còn ngỏ ý muốn học các bài công pháp. Họ hỏi thông tin liên lạc của người phụ trách điểm luyện công địa phương và bày tỏ ý muốn tham gia một hội thảo hướng dẫn miễn phí sắp tới.

b67639611f58d5087e6c0d989a588f6a.jpg

9f4e5afe19add92a31abb8c7ba08767b.jpg
Mọi người ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Học viên mới: Pháp Luân Công là một kiểu mẫu cho việc kháng nghị ôn hòa

Bà Lý, một nữ doanh nhân địa phương, đã xem tin tức khi cuộc kháng nghị ôn hòa diễn ra vào ngày 25 Tháng Tư 1999.

Bà Lý nhớ lại: “Hồi đó, tôi cho rằng họ thật ngớ ngẩn. Sau đó, tôi mới biết những gì họ yêu cầu chỉ là một môi trường yên ổn để tu luyện mà thôi. Họ rất có kỷ luật, và vô cùng ôn hòa.”

“Đối mặt với sự tra tấn tàn khốc suốt 18 năm qua, họ chưa bao giờ dùng bạo lực hay tìm cách trả thù. Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, đó là một điều kỳ diệu.”

Bà Lý cho biết trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2010, bà là người theo đuổi đam mê vật chất. Khi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bà đã lãng phí tiền bạc vào những món đồ xa hoa và sống một cuộc đời vô nghĩa. Nhưng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà đã từ bỏ những thói quen xấu. Chứng kiến ​​những thay đổi lớn như vậy ở bà, chồng bà cũng bước vào tu luyện.

Học viên lâu năm: Cuộc kháng nghị ngày 25 tháng 4 là một bước ngoặt lịch sử

Một học viên khác cũng mang họ Lý đã tu luyện Pháp Luân Công 21 năm. Bà hồi tưởng lại trước khi cuộc bức hại khai màn vào năm 1999, xã hội và phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đều đánh giá tích cực về Pháp Luân Công.

“Tôi nhớ năm 1998, Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ còn công khai khen ngợi Pháp Luân Công. Một số tờ báo ở Singapore cũng đăng bài về việc Pháp Luân Công chữa lành bệnh tật như thế nào. Một bài báo còn ước tính lợi ích kinh tế mà Pháp Luân Công mang lại nhờ khả năng trị bệnh tuyệt vời.”

“Song mọi thứ đã thay đổi vào tháng 4 năm 1999. Chính phủ Trung Quốc phát động cuộc bức hại đối với một nhóm theo đuổi Chân-Thiện-Nhẫn lớn đến vậy. Sự suy thoái đạo đức trong xã hội Trung Quốc có liên quan đến cuộc bức hại này. Ai cũng theo đuổi tiền và dám làm mọi loại thủ đoạn xấu xa.”

“Khi tôi nói với mọi người về Pháp Luân Công, nhiều người đã khích lệ tôi và nói Pháp Luân Công là niềm hy vọng của Trung Quốc.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/21/345928.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/23/162948.html
Đăng ngày 24-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share