[MINH HUỆ 18-8-2015] Từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 18 tháng 8 năm 2015, có tổng cộng 1.358 học viên Pháp Luân Công ở Thương Châu, tỉnh Hà Bắc đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, theo các báo cáo do Minh Huệ Net tổng hợp.

Các học viên cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc này đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ to lớn mà họ đã phải gánh chịu bởi chiến dịch của ông ta. Các đơn kiện hình sự đã được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Nhiều học viên đã thuật lại việc Pháp Luân Công đã giúp họ phục hồi sức khỏe và mang đến cho họ một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống. Ước mơ của họ là sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, tuy nhiên, nó đã tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch xóa bỏ môn tu luyện vào năm 1999.

Chỉ đơn giản bởi họ từ chối từ bỏ đức tin của mình, mà họ đã bị bắt, bị giam giữ, tra tấn, nhà bị lục soát, và đồ đạc cá nhân bị thu giữ. Nhiều người cũng đã phải chứng kiến cảnh gia đình họ bị liên lụy bởi đức tin của họ, trong khi một số khác bị bắt phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ.

Các học viên ở Thương Châu đã gửi đơn khởi kiện hình sự gồm người dân đến từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm giáo viên, bác sỹ, và nông dân.

Dưới đây, chúng tôi xin được sơ lược tiểu sử của một vài học viên:

Ông Cát Hoài Cường (葛怀强)

Ông Cát Hoài Cường là bác sỹ của một bệnh viện ở Thương Châu. Năm 2003, trong khi bị giam giữ ở trong trại tạm giam số 1 thành phố Thương Châu, ông đã nhiều lần tuyệt thực. Tù nhân là những người giám sát ông, họ đã tra tấn ông bằng cách đánh vào vùng bụng và dạ dày, đốt các ngón chân của ông, và rung lắc còng tay của ông, khiến cổ tay của ông bị chảy máu. Họ dùng thắt lưng để đánh ông Cát. Có lần, họ đã đánh vào đầu ông, khiến một tai của ông bị thủng màng nhĩ. Ông bị cấm ngủ trong khoảng năm ngày. Ông bị bắt phải lao động mà không được trả công, đôi lúc ông phải làm việc đến tận 2 giờ sáng.

Ông Cương bị kết án bốn năm tù giam vào ngày 15 tháng 3 năm 2004. Ông bị tống giam trong Nhà tù Ký Đông, ở đây ông bị tra tấn. Ông bị cấm ngủ trong suốt năm ngày đêm. Đôi khi ông còn bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu và úp mặt vào tường hoặc phải đứng trong một thời gian dài. Các lính canh và tù nhân dùng dùi cui điện đập vào đầu và lưng ông. Các lính canh còn không cho gia đình ông được thăm ông.

Bà Vương Hiếu Hoa (王孝华)

Bởi sức ép của chính quyền, chồng bà Vương Hiếu Hoa đã nhiều lần đánh đập bà. Công an đã ép ông phải ghi hình một cuộc phỏng vấn trên ti-vi để phỉ báng Pháp Luân Công. Ông đã qua đời khi tuổi còn trẻ.

Bà Vương bị bắt vào sáng ngày 18 tháng 1 năm 2008 và bị giam giữ tại trại tạm giam Nam Bì. Cảnh sát đã đánh đập và còng tay bà xuống đất trong bốn ngày. Bà đã tuyệt thực hơn 10 ngày và thân thể bà trở nên suy nhược. Bà thường xuyên bị hôn mê.

Bà bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Thạch Gia Trang và bị ép phải lao động khổ sai 17 giờ một ngày.

Bà Trình Quế Quân (程桂君)

Bà Trình Quế Quân, người huyện Đông Quang. Các quan chức đã tống tiền bà 20.000 nhân dân tệ. Bà bị bắt phải lao động cưỡng bức hai lần, bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Khai Bình ở Đường Sơn và Trại lao động cưỡng bức Cao Dương.

Bà bị tống giam trong Trại lao động cưỡng bức Khai Bình vào ngày 11 tháng 4 năm 2001. Bà bị bắt phải đứng liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, bị cấm ngủ, bị biệt giam, và không được phép sử dụng nhà vệ sinh cũng như cấm không được nói chuyện với người khác.

Sau đó, bà bị chuyển tới Trại lao động cưỡng bức Cao Dương vào tháng 6 năm 2001. Các học viên bị lột hết y phục và bị khám người. Bà bị tống vào một xà lim, giầy và tất của bà bị lột ra, lính canh xô bà xuống đất và còng tay bà vào một chiếc vòng sắt. Bà không thể nhúc nhích được. Sau đó các lính canh dùng dùi cui điện sốc vào bàn chân và các ngón chân của bà.

Mười học viên khác cùng bà Trình bị tẩy não ở trong một tòa nhà văn phòng vào đầu tháng 7 năm 2001. Căn phòng đó rất lạnh và ẩm ướt. Họ bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế băng nhỏ và không được phép nhúc nhích. Sau đó, họ bị bắt phải xem các đoạn video phỉ báng Pháp Luân Công và Nhà sáng lập của Pháp Luân Công. Nếu họ cử động, họ sẽ bị đánh đập tàn bạo.

Bà Trình bị bắt một lần nữa vào ngày 1 tháng 11 năm 2002. Bà bị trói vào một chiếc ghế bành bằng sắt. Bốn đến năm người thay phiên nhau theo dõi bà. Họ không cho phép bà tự chăm sóc cho bản thân và cấm bà ngủ. Sau năm ngày bốn đêm, bà bị chuyến tới một trại tạm giam.

Bà bị kết án hai năm lao động cưỡng bức vào tháng 12 năm 2002 và bị đưa tới Trại lao động cưỡng bức Đường Sơn. Bà được trả tự do vào ngày 1 tháng 11 năm 2004.

Trong khi bà Trình bị giam giữ, con trai của bà bị ngược đãi. Giáo viên của cậu ấy đã tát vào mặt cậu, khiến cậu bị lên cơn co giật (do bị động kinh). Cậu đã qua đời vào tháng 6 năm 2011. Chồng của bà không chịu nổi áp lực nên đã ly dị bà.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/8/18/314308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/27/152272.html

Đăng ngày 12-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share