[MINH HUỆ 17-8-2015] Theo các báo cáo tổng hợp từ trang mạng Minh Huệ, đã có tổng số 504 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Lăng Hải, tỉnh Liêu Ninh đã gửi đơn khởi kiện Giang Trạch Dân trong thời gian từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 12 tháng 8 năm 2015.

Các học viên cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc với tội danh phát động cuộc đàn áp tàn khốc Pháp Luân Công và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất to lớn do chiến dịch của ông ta gây ra cho họ. Đơn kiện hình sự đã được gửi tới Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao.

Từ cuối tháng 5 đến ngày 13 tháng 8, trang mạng Minh Huệ đã nhận được các bản sao đơn kiện Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, từ 146.883 học viên Pháp Luân Công và người nhà họ. Trong tuần từ 7 đến 13 tháng 8, có tổng cộng 10.820 vụ khởi kiện Giang Trạch Dân.

Chỉ vì không từ bỏ niềm tin tín ngưỡng của mình, các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, giam giữ, tra tấn và nhà của họ bị lục soát, tài sản cá nhân bị chính quyền cộng sản tịch thu. Nhiều học viên còn chứng kiến người nhà mình bị liên lụy, trong khi một số bị ép phải trả khoản tiền phạt rất lớn.

Dưới đây chúng tôi nêu ra một số trường hợp các học viên tại thành phố Lăng Hải, tỉnh Liêu Ninh bị bức hại:

Học viên 60 tuổi bị tra tấn sốc điện và hành hung liên tục

Buổi sáng sớm ngày 6 tháng 7 năm 2011, cảnh sát đột nhập vào nhà bà Ngưu Kỷ Thu và đưa bà tới Trại tạm giam Cẩm Châu sau khi lục soát nơi ở của bà. Bà bị đánh đập và cưỡng bức lao động. Sau đó, bà bị kết án ba năm bảy tháng ở trại giam nữ Thẩm Dương, tại đây bà phải chịu sự tra tấn tàn khốc.

Bà Ngưu viết trong đơn kiện: “Cảnh sát Quách Húc đã sốc điện vào lưng tôi một lần. Nó rất đau đớn. Sau đó, cô ta yêu cầu hai tù nhân dựng ngược tôi lên trong vài phút. Cô ta tiếp tục tát vào mặt tôi bằng lót giầy của mình cho tới khi cô ta mệt. Rồi cô ta bảo các tù nhân trói tôi lên và nhét miếng giẻ bẩn vào miệng tôi. Họ đấm và đá tôi. Quanh mắt tôi thâm quầng và bắt đầu chảy máu. Bọng mắt của tôi đau đớn vô cùng và nước mắt liên tục chảy dài… Thậm chí tới hôm nay, những vết sẹo do sốc điện gây ra vẫn còn rõ trên lưng tôi. Cơ thể tôi vẫn đau đớn và tôi không thể nhìn mọi thứ rõ ràng.”

Giáo viên nghỉ hưu 75 tuổi bị đánh đập

Bà Đổng Á Quân bị đưa tới đồn cảnh sát Lăng Hải vào ngày 12 tháng 9 năm 2001. Trước đó, cảnh sát đã đột nhập và lục soát nhà của bà khi vợ chồng bà không có nhà. Cảnh sát đã đấm, đá bà, rồi trói tay bà ra sau.

Ngày hôm sau, cảnh sát đưa bà tới trại tạm giam, ở đây họ bắt đầu đánh vào mông bà bằng mảnh gỗ gài một mét, yêu cầu bà khai ra nơi bà lấy các tài liệu Pháp Luân Công. Bà từ chối không nói. Họ tiếp tục đánh bà cho tới khi bà bất tỉnh.

Bà Đổng bị giữ trong 15 ngày và chỉ được thả ra khi gia đình bà nộp khoản tiền phạt 3.000 nhân dân tệ.

Cặp vợ chồng bị bắt giam và đưa tới trại lao động

Bà Nhậm Quế Hà tại quận Kim Thành, Lăng Hải đã bị giam giữ phi pháp tám lần. Lần gần nhất diễn ra vào ngày 25 tháng 2 năm 2008 khi cảnh sát đột nhập vào nhà bà lúc sáng sớm và bắt giữ vợ chồng bà. Họ cũng đồng thời lấy mất 20.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Vợ chồng bà bị giam giữ tại trại tạm giam Lăng Hải trong hai tháng trước khi họ bị chuyển tới trại tạm giam Cẩm Châu, tại đây họ bị giam giữ thêm hai tháng nữa.

Ngày 12 tháng 5 năm 2008 bà Nhậm bị kết án ba năm tù giam ở nhà tù nữ Thẩm Dương. Chồng bà bị kết án hai năm trong trại lao động cưỡng bức và sau đó bị đưa tới trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu.

Bà Nhậm bị bức hại trong tù trầm trọng đến mức bà phải đưa tới bệnh viện trong tù vài lần để đặc trị. Ngày 7 tháng 12 năm 2009, bà được thả ra để chữa trị khi mạng sống của bà đang nguy kịch.

Năm thành viên trong gia đình bị bắt giam và đưa tới trại cưỡng bức lao động

Bà Lý Cẩm Thu và bốn thành viên gia đình bị bắt giữ vào ngày 13 tháng 9 năm 2009. Cảnh sát lừa bà Lý và chồng bà ra ngoài và bắt họ. Con trai họ là Trương Lôi cũng bị bắt tại nơi làm việc vào sáng hôm đó. Buổi chiều, con dâu bà Lý và mẹ cô cũng bị bắt tại nhà của họ.

Sau đó con trai bà Lý bị kết án năm năm tù giam; các thành viên còn lại trong gia đình bà bị giam giữ tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia một năm.

“Ngày 27 tháng 11, tôi bị một nhóm lính canh tra tấn. Họ trói một chân của tôi vào một lò sưởi, và sau đó kéo chân khác của tôi lên. Nó rất đau đớn. Sau đó, họ kéo mạnh chân tôi theo hướng ngược nhau. Tôi cảm thấy như hông của tôi bị xé nát ra vì đau đớn không chịu nổi. Tôi gần như ngất đi,“ bà Lý thuật lại những gì bà phải chịu đựng trong đơn khiếu nại.

“Sau lần tra tấn đó, chân tôi bị biến dạng và rất yếu, toàn thân tôi tím bầm. Tôi không thể đi và phải được giúp mới có thể trở lại phòng giam. Vào khoảng 4 giờ sáng, tôi lại bị đưa đi để chịu sự tra tấn tiếp tục…”

Cụ già bị đánh đập và kết án ba năm trong trại cưỡng bức lao động

Ông Trương Ngọc An, 69 tuổi sống ở quận Kiến Nghiệp, thành phố Lăng Hải. Cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông ngày 20 tháng 7 năm 2002 và bắt giữ ông, lục soát nhà của ông. Ông bị đánh thâm tím bằng những tuýp ống nhựa ni-lon.

Hai tuần sau, ông Trương bị kết án ba năm trong Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu vì sở hữu bốn bức hình Pháp Luân và hai quyển sách Pháp Luân Công.

Trong trại lao động, các học viên không được ăn, uống, ngủ, thậm chí bị cấm sử dụng của nhà vệ sinh vì không chịu từ bỏ đức tin của họ. Khi ông Trương tuyên bố rằng các lời khai mà ông đã bị ép phải viết là vô hiệu, một sĩ quan cảnh sát đã dùng một tấm gỗ đánh vào đỉnh đầu ông. Vết u trên đầu của ông do cú đánh vẫn còn thấy rõ đến ngày nay.

Học viên 61 tuổi bị tẩy não

Bà Lý Ngọc Hà 61 tuổi. Một ngày vào tháng 6 năm 2004, người của Phòng 610 tới nhà bà. Bà từ chối mở cửa, họ đã đem theo cần cẩu di động phá vỡ cửa sổ nhà bà và bắt giữ bà. Bà bị đưa thẳng tới trung tâm tẩy não Phủ Thuận, nơi chính quyền cố gắng ép bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và phỉ báng nhà sáng lập của môn tu luyện.

Bà Lý chỉ được cho một chút thức ăn mỗi ngày và bị cấm ngủ vào đêm. Một tháng sau khi bà được thả ra, sức khỏe của bà suy giảm nghiêm trọng và bà bắt đầu xuất hiện chứng mất ngủ, tâm thần phân liệt, chúng khiến bà phải chịu đựng khổ sở trong gần 10 năm.

Bên cạnh những trường hợp các học viên nêu trên, các học viên dưới đây cũng đã gửi đơn kiện: Ông Lý Kiệt tại Đại Lăng Hà bị kết án ba năm trong trại lao động cưỡng bức, bà Mã Cảnh Xuân, 75 tuổi, bị giam giữ và phạt 2.000 nhân dân tệ, ông Trình Bồi Tân, 62 tuổi bị giam giữ và tịch thu tài sản cá nhân trị giá hơn 10.000 nhân dân tệ.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, với vai trò là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bỏ qua ý kiến của các thành viên khác trong Bộ Chính trị và tự ý phát động cuộc đàn áp tàn bạo nhắm vào Pháp Luân Công.

Trong suốt 16 năm qua, cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công. Nhiều người đã bị tra tấn vì niềm tin của họ và thậm chí còn bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc khởi xướng và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật là Phòng 610 vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này có quyền lực vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp và thực hiện các chỉ thị của Giang về các vấn đề Pháp Luân Công, gồm: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thể xác.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ án hình sự, và nhiều học viên đang thực hiện quyền của mình khi nộp đơn kiện hình sự nhà cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/17/314242.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/24/152217.html

Đăng ngày 11-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share