[MINH HUỆ 18-8-2015] Nhiều học viên Pháp Luân Công hiện đang thực thi pháp quyền của họ để kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và khiến họ chịu đau khổ chồng chất trong 16 năm qua. Số lượng các đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc được gửi đi đang tăng lên.
Hàng ngày, Minh Huệ Net nhận được các bản sao đơn khởi tố hình sự Giang Trạch Dân từ nhiều học viên. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một bản tóm tắt các đơn kiện của ba học viên mà Minh Huệ Net nhận được vào ngày 10 tháng 8 năm 2015.
Những đơn kiện này đã được gửi đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, cơ quan phải xử lý tất cả đơn kiện hình sự của công dân, theo một quy định gần đây của Tòa án Nhân dân Tối cao.
1. Ông Thang Chí Hành (汤志衡)
Nghề nghiệp: Tổng giám đốc của một nhà máy da ở huyện Hoa Đô
Quê quán: Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông
Ngày nộp đơn kiện: Ngày 29 tháng 6 năm 2015
Thông tin chính
Ông Thang bị bắt bốn lần, bị giam giữ hai lần, từng bị giam giữ trong một trung tâm tẩy não, phải lao động cưỡng bức hai năm, và bị cầm tù bốn năm rưỡi.
Tháng 7 năm 2000, ông bị bắt bởi thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương Bắc Kinh cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị bắt giữ, đánh đập, và giam giữ trong một trung tâm tẩy não, và bị bắt phải lao động nặng nhọc. Vào tháng 10, các nhà chức trách lại một lần nữa nhốt ông tại một trung tâm tẩy não trong một tuần.
Tháng 1 năm 2002, ông Thang bị giam tại một trung tâm cai nghiện ma túy trong ba tháng, ở đó ông bị đánh đập và bị bức thực. Ngay sau khi vừa được trả tự do, tháng 4 năm đó ông lại bị bắt giữ và bị giam giữ hai năm ở trong một trại lao động cưỡng bức.
Tháng 1 năm 2005, các nhà chức trách đã bắt giữ và tra tấn ông, họ cố gắng ép ông nhận tội. Ông bị kết án 4,5 năm tù giam vào tháng 9. Ông bị tra tấn và bị tẩy não khi ở trong tù.
Chi tiết đơn kiện bằng tiếng Trung
2. Bà Lý Điện Cần (李殿芹)
Nghề nghiệp: Kế toán viên
Quê quán: Thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh
Ngày nộp đơn kiện: Ngày 8 tháng 7 năm 2015
Thông tin chính
Tháng 11 năm 1999, công an bắt giữ bà Lý và tống bà vào một bệnh viện tâm thần hòng ép bà phải từ bỏ đức tin của mình.
Tháng 6 năm 2000, năm công an đã đột nhập vào nhà bà Lý, và đánh đập bà cho đến khi họ kiệt sức. Kết quả là bà bị chấn thương đầu vĩnh viễn.
Cảnh sát tống bà vào một bệnh viện tâm thần vào tháng 7 năm 2000, và tẩy não bà trong hai tháng.
Họ nhốt bà ở trong Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 9 năm 2000. Sức khỏe của bà xấu đi do bị tra tấn, và cuối năm đó, bà đã gần kề cái chết. Bệnh ung thư gan của bà tái phát. Các nhà chức trách đã thả bà ra để trốn tránh trách nhiệm trong trường hợp bà tử vong. Sau khi thả bà ra, cảnh sát thường xuyên giám sát bà.
Bà Lý bị bắt và giam giữ vào tháng 10 năm 2007. Tháng 1 năm 2008, bà bị giam giữ trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh trong 2 năm 9 tháng. Ở trong đó, bà bị tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần, và bị cấm ngủ, cấm ăn uống và cấm sử dùng nhà tắm.
Báo cáo liên quan:
Gia đình bà Lý Điện Cần lo lắng cho sự an toàn của bà sau khi bà bị giam giữ phi pháp hơn một tháng
Chi tiết đơn kiện bằng tiếng Trung
3. Cô Lý Minh (李明) thay mặt mẹ mình là bà Trương Quốc Trân (张国珍) khởi kiện
Quê quán: Thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh
Ngày nộp đơn kiện: Ngày 7 tháng 6 năm 2015
Thông tin chính
Trước lần bắt giữ gần đây nhất của bà Trương vào năm 2014, bà đã từng bị tra tấn ở hai trại lao động cưỡng bức trong hơn bốn năm. Bà cũng bị cầm tù ba năm.
Ở trong Trại Lao động cưỡng bức Phụ Tân, bà Trương bị đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện, và bị bắt phải chạy nhiều giờ đồng hồ trước khi bị tra tấn đến tận sau nửa đêm.
Mỗi ngày, bà Trương bị bắt phải làm đồ dệt kim từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều ở Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Khi bà không đạt chỉ tiêu, các lính canh sốc điện bà bằng dùi cui điện, không cho bà ăn và sử dụng nhà tắm trong nhiều ngày, phạt tiền bà để bù đắp những “tổn thất.” Trong những ngày đông giá rét, bà Trương bị lột hết quần áo và bị bắt phải đứng ngoài trời cho đến khi chân tay mất hết cảm giác. Bà trở nên gầy yếu bởi bị tra tấn, cân nặng của bà giảm từ 70kg xuống còn 45kg, và bà bị tiểu đường.
Ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, bà Trương thường xuyên bị treo người lên với hai tay bị còng vào các các đỉnh phía trên của chiếc giường tầng và chân của bà bị còng vào các góc giường phía dưới. Các lính canh lắc mạnh chiếc giường để kéo căng vai và cổ tay của bà. Bà bị treo ở tư thế này trong nhiều giờ đồng hồ và trong nhiều ngày tại cùng một thời điểm. Cánh tay và cẳng chân của bà bị thâm tím và mất cảm giác. Sau khi thả xuống, bà phải bò trong một thời gian dài.
Sau lần bị bắt năm 2014, bà Trương đã bị kết án ba năm hai tháng tù giam vào tháng 3 năm 2015. Bà đã kháng án, nhưng tòa án trung thẩm vẫn giữ nguyên án.
Tình hình hiện nay: Bà Trương hiện tại vẫn đang bị giam giữ trong tù
Các báo cáo liên quan:
Công tố viên không thể bác bỏ lời biện hộ của luật sư cho các học viên Pháp Luân Công
Bà Trương Quốc Trân bị bắt giữ và đang bị xét xử
Các giấy biên nhận cho đơn kiện
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/18/152118.html
Đăng ngày 10-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.