[MINH HUỆ 12-7-2015] Gần đây nhiều học viên Pháp Luân Công sống bên ngoài Trung Quốc đã tham gia đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, cùng với các học viên sống ở Trung Quốc. Trong số đó có bà Trần Thụy Dung, 76 tuổi, sống ở Winnipeg, thủ phủ tỉnh Manitoba, Canada.
Theo một bài báo đăng ngày 11 tháng 7 năm 2015 trên tờ Winnipeg Tự do (Winnipeg Free Press), bà Trần bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của mình, và bà đã đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao Trung Quốc, cáo buộc Giang tội đàn áp Pháp Luân Công.
“Chúng tôi hy vọng chấm dứt 16 năm bức hại này”
Bà Trần, một giáo viên nghỉ hưu ở thành phố Tử Dương tỉnh Tứ Xuyên nói rằng Giang đã ban hành lệnh cấm Pháp Luân Công: “Ông ta [Giang] là kẻ chịu trách nhiệm lớn nhất – ông ta đáng bị luật pháp trừng trị.”
“Bà bị giam lỏng trong nhà, bị lấy đi các sổ tiết kiệm và chứng minh thư, bị làm nhục và hạ nhục công khai vì tu luyện Pháp Luân Công.” Kết quả là bà Trần phải chạy trốn khỏi nhà đến Thành Đô, sau đó đến Canada vào năm 2009 để giúp đỡ con gái vừa mới sinh cháu. Ở Winnipeg, bà đã xin được tỵ nạn, bà lo sợ bị bức hại nếu quay về Trung Quốc.
“Các học viên Pháp Luân Công bị tù giam, bị đưa tới các trại lao động, và có báo cáo rằng một số bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng – một chủ đề mà luật sư nhân quyền David Matas đã điều tra và viết trong cuốn sách của mình,” bài báo viết.
Hai người bạn của học viên bị chết do tra tấn
“Bà Trần là công dân vĩnh viễn của Canada và có thể tự do thực hành Pháp Luân Công cùng với nhóm Winnipeg, nhưng bà vẫn không thể nguôi ngoai khi bỏ lại quá khứ ở phía sau.”
Gần đây bà và các học viên khác đã tụ tập bên ngoài Bảo tàng Nhân quyền Canada để nâng cao nhận thức về sự tàn bạo, tưởng niệm những người đã chết do bị tra tấn trong khi bị tạm giam, và những người bị giết hại để lấy tạng.”
“Hai người bạn tu luyện Pháp Luân Công ở quê hương Tử Dương của bà Trần đã bị bắt và bị giam giữ một thời gian dài và chết ngay sau khi được thả khỏi trại tạm giam,” bài báo cho hay.
Họ nằm trong số 25 học viên Pháp Luân Công mà bà gặp gỡ hàng ngày ở Trung Quốc. Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu, họ gặp các học viên khác một lần một tuần tại nhà ga Tử Dương, nơi có 1.000 người cùng tu luyện Pháp Luân Công.
Phao cứu sinh
Bà Trần bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, và được hưởng nhiều lợi ích từ môn tập. “Bà lớn lên trong nghèo đói và cả đời gặp các vấn đề về sức khỏe – chứng đau nửa đầu, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, rụng tóc, trầm cảm và dễ cáu giận. ‘Đôi khi tôi đi ngủ và ao ước rằng mình sẽ không bao giờ tỉnh giấc nữa.’”
Mặc dù đã ở độ tuổi 50 khi bắt đầu luyện các bài công Pháp Pháp Luân Công, “trong vòng vài tuần tu luyện, lần đầu tiên trong đời bà cảm thấy khỏe khoắn.” Bà nói Pháp Luân Công đã thay đổi cuộc đời bà.
Những lợi ích tinh thần cũng rất rõ rệt. “Cho dù trước tôi thường hay nóng giận – nó từng là một thứ tính cách thâm căn cố đế – giờ thì tôi không cảm thấy như vậy nữa.” Ngồi dưới sàn nhà tại nhà một người bạn, bà Trần nói, khi đang thêu một tấm biểu ngữ bằng chữ Trung Quốc: “Chúng tôi trân quý sinh mệnh của người Trung Quốc và hy vọng thế giới có thể biết được sự thật.” Tấm biểu ngữ được làm cho cuộc biểu tình ôn hòa ngày thứ Ba.
Cuộc bức hại vẫn tiếp diễn
Học viên Pháp Luân Công Maria Trương nói rằng trong số những người đệ đơn kiện hình sự Giang: “Một số người đã nhận được một biên lai chính thức. Điều này hoàn toàn trái ngược so với trước đây khi mà những người đệ đơn kiện bị giam giữ và tra tấn.”
Ông Matas nói rằng chính quyền Trung Quốc vẫn không bãi bỏ chính sách đàn áp Pháp Luân Công: “Rõ ràng là không phải mọi thứ đang tốt hơn lên.” Ông nói cuộc đấu đá quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc cho chúng ta thấy một số kẻ tay sai bức hại các học viên Pháp Luân Công, đã bị bắt vì tội tham nhũng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/12/312329.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/9/151983.html
Đăng ngày 10-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.