[MINH HUỆ 22-8-2015] Từ giữa tháng 5 đến ngày 20 tháng 8 năm 2015, đã có hơn 150.000 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ khởi tố Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ thúc giục Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao đưa Giang ra công lý vì tội lạm dụng quyền lực phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Từ ngày 14 đến 20 tháng 8 năm 2015 Minh Huệ Net đã nhận được bản sao của 9.643 đơn kiện từ 11.068 người.

Tổng cộng Minh Huệ Net đã nhận được 132.060 bản sao đơn kiện của 157.851 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ từ cuối tháng 5 đến ngày 20 tháng 8 năm 2015. Trong số các nguyên đơn, có 156.080 người ở Trung Quốc đại lục và 1.771 người ở 27 quốc gia khác.

5c89fa14451e3701590f5ceba0d2ac95.jpg

Các nguyên đơn ở Trung Quốc Đại lục cư ngụ tại:

  • Tất cả 34 khu vực tỉnh hành chính, gồm 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, Hồng Kông và Macao
  • 319/334 (96%) thành phố cấp quận và quận
  • 1.758/2.862 (61%) huyện và thành phố cấp huyện

Thúc giục đưa Giang ra công lý

Từ tháng 2 đến cuối tháng 7 năm 2015, hơn 3.500 người ở thành phố Trương Gia Khẩu, gồm cả ngoại ô và các huyện lân cận ở tỉnh Hà Bắc, đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi một cuộc điều tra triệt để về tội ác của Giang, bao gồm cả nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

“Ai đã làm điều này? Hãy tìm người đó và xem ai đã ra lệnh cho họ làm điều này,” một người ký tên thỉnh nguyện nói.

03d90f4af7478071f51d1174f15ab83a.jpg

Chữ ký và dấu điểm chỉ của những người ký tên thỉnh nguyện kêu gọi điều tra về nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị giam hay bỏ tù vì niềm tin của họ

Mười chính trị gia Thụy Sỹ đã viết thư gửi đến chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 10 tháng 8 năm 2015, hối thúc ông giúp đưa Giang ra công lý. Bức thư nhấn mạnh: “Xét theo xu thế mà Trung Quốc mong muốn hướng tới và việc đã có tới 111.000 đơn kiện cho đến nay, hy vọng rằng ông có thể hỗ trợ việc bắt giữ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và những người chịu trách nhiệm cho những bê bối này, và đưa họ ra trước công lý để chịu phán xét cho những tội ác của họ.”

“Thế giới đang theo dõi, và tất cả chúng tôi là nhân chứng. Nhiệm vụ của chúng tôi là thực hiện lời thỉnh cầu này vì một ngày nào đó lịch sử sẽ xét đoán phản ứng của chúng tôi đối với những tội ác không thể không bị trừng phạt này.”

Những quan chức tham gia gồm có bốn thành viên Liên bang Thụy Sỹ của Quốc hội: Nghị sỹ Dominique de Buman, Nghị sỹ Carlo Sommaruga, Nghị sỹ Didier Berberat và Nghị sỹ Leuenberger Ueli; năm thành viên thuộc Đại Hội đồng của Bang Geneva: Marc Falquet, Henry Rappaz, M. T. Engelberts, Lydia Schneider Hausser, và Buschbeck Mathias; và Jean- Daniel Vigny, cựu Đại diện Thường trực của Liên bang Thụy Sỹ tại Liên Hợp Quốc.

a8b6e2f7323ccc62c6b96f4c98f6702c.jpg

Mười chính trị gia Thụy Sỹ viết thư gửi đến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hối thúc ông giúp đưa Giang ra công lý

Ông Craig Kelly của Úc, Đại biểu Quốc hội và đồng chủ tịch của Hiệp hội các Nghị sỹ chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (PAFOH), gọi việc cưỡng bức thu hoạch tạng là “đáng trách,” và cam kết tiếp tục làm việc với các học viên Pháp Luân Công để phơi bày vấn nạn và chấm dứt tội ác phản nhân loại này.

“Đó là một hành động man rợ và độc ác chưa từng có ở trái đất của chúng ta, và thật đáng mừng khi thấy tất cả các quốc gia đang tiến hành ngăn chặn điều này,” ông Kelly nói thêm.

Để ngăn chặn nạn buôn bán tạng vô nhân đạo, David Shoebridge, thành viên của Nghị viện New South Wales, đã đệ trình một bản thỉnh nguyện với hơn 70.000 chữ ký và một dự luật – “Dự luật Bổ sung Mô Người (Buôn bán tạng người) New South Wales năm 2015”, vốn dành được sự ủng hộ từ những nhà làm luật khác.

7f1c693b7ebb0c759eda0fff9a78b14c.jpg

David Shoebridge, thành viên của Nghị viện New South Wales

Ảnh hưởng của việc kiện Giang

Các học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ đã miêu tả lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công và điều họ chịu đựng trong cuộc bức hại tàn bạo. Họ đã dùng tên thật bất chấp cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.

Các nguyên đơn bao gồm quan chức chính phủ, quản lý, kỹ thuật viên, bác sỹ, luật sư, giáo sư, người lao động, nông dân và doanh nhân.

Trong số hơn 132.060 nguyên đơn có:

  • 3.495 người trở thành tàn tật hay có người thân bị tra tấn đến chết
  • 18.828 người có nhiều người thân bị bức hại.
  • 22.287 người bị giam trong các trại lao động cưỡng bức và nhà tù.
  • 652 người bị giam trong các bệnh viện tâm thần.
  • 54.449 người bị giam trong các trại tạm giam hay trung tâm tẩy não.
  • 27.399 bị tổn thất tài chính vì bị tống tiền, bị mất việc, hay lương hoặc trợ cấp bị cắt giảm hay bị hoãn.
  • 7.732 người có người thân bị mất việc làm, bị đuổi khỏi trường, bị suy sụp tinh thần hay qua đời do bị bức hại.

Một công an ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã gọi cho ông Lưu Việt và hỏi có phải ông đã nộp đơn khởi tố hay không. Khi có xác nhận của ông Lưu, công an nói với ông: “Tôi rất ấn tượng bởi các vị [những học viên Pháp Luân Công]. Tôi đã gọi cho nhiều người, nhưng không ai chối rằng họ đã nộp đơn kiện.”

Ba thành viên của Nghị viện Châu Âu, Tiến sỹ Cornelia Ernst, Giáo sư Klaus Buchner, cả hai đều là người Đức, và Merja Kyllönen ở Phần Lan, đã đồng gửi một bức thư đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, hối thúc Giám đốc Viện kiểm sát Tào Kiến Minh khởi tố Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công và mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công có hệ thống và có sự phê chuẩn của nhà nước.

Trong bức thư này, ba Nghị sỹ cho biết những tội ác này đe dọa đến hòa bình và an toàn của thế giới, và chỉ trích chính quyền Trung Quốc đã mở rộng cuộc đàn áp ra hải ngoại.

Họ cũng bày tỏ lòng kính trọng các học viên Pháp Luân Công, biểu dương sự can đảm của các học viên trong việc khởi tố Giang Trạch Dân. Họ nói rằng lòng thiện tâm và dũng cảm do các học viên thể hiện sẽ khuyến khích cộng đồng quốc tế tham gia hành động chấm dứt cuộc bức hại.

Nhiều người Trung Quốc trở nên phấn khởi khi nghe đến việc khởi tố Giang. Một người nói: “Các bạn đang tiêu diệt cái ác cho xã hội. Giang đã bức hại Pháp Luân Công khi ông ta nắm quyền lực. Ông ta khuyến khích các quan chức tham nhũng làm điều xấu. Ông ta đáng bị bắt giữ.”

Bối cảnh

Vào năm 1999, Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ bộ chính trị khác và phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Hơn 16 năm qua đã có hơn 3.800 học viên được xác nhận là đã bị tra tấn đến chết. Con số thật sự còn cao hơn nhiều vì những thông tin như thế này bị kiểm soát chặt chẽ tại Trung Quốc. Nhiều người đã bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phát động và tiến hành cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh đứng ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên hệ thống công an và pháp luật để thực hiện những chỉ thị của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công: hủy hoại thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép người dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/22/314534.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/23/152193.html

Đăng ngày 07-09-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share