Phóng viên Minh Huệ tổng hợp

[MINH HUỆ 02-8-2015] Theo số liệu thống kê của trang web Minh Huệ, từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 7, tại Vũ Hán, Hồ Bắc đã có 487 học viên (425 trường hợp) khởi kiện Giang Trạch Dân vì đã bức hại họ. Trước đó tại Vũ Hán, Hồ Bắc đã có gần 2.000 người kiện Giang Trạch Dân, yêu cầu Viện kiểm sát tối cao đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân điên cuồng phát lệnh đàn áp Pháp Luân Công, trước sự kiên trì tín ngưỡng “Chân – Thiện – Nhẫn” của các học viên Pháp Luân Công, Giang đã thực hành chính sách “đánh chết là không có tội, đánh chết tính là tự sát”, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” và các chính sách tiêu diệt khác gây tổn thất cùng cực tới vô số học viên và gia đình của họ. Từ cuối tháng 5 đến ngày 23 tháng 7, trang web Minh Huệ đã nhận được tổng số 103.605 bản sao đơn kiện từ học viên Pháp Luân Công và gia đình (84.835 trường hợp) cáo buộc Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công gửi tới Viện kiếm sát tối cao, tòa án, bộ công an và các bộ phận liên quan.

Rất nhiều trong số các học viên này cho biết Pháp Luân Công đã giúp họ lấy lại sức khỏe và mang đến cho họ một cái nhìn mới về cuộc sống. Giấc mơ về một cuộc sống lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn đã tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch toàn quốc nhằm tiêu diệt môn tu luyện vào năm 1999.

Chỉ đơn giản bởi vì từ chối rời bỏ tín ngưỡng của mình, những học viên này đã bị bắt, giam giữ, tra tấn và nhà cửa bị lục soát, các tài sản cá nhân bị chính quyền cộng sản thu giữ, nhiều người còn chứng kiến gia đình mình bị liên lụy vì tín ngưỡng của mình, trong khi một số còn bị ép buộc phải nộp khoản tiền phạt lớn.

Các học viên tại Vũ Hán khởi kiện đến từ mọi giai tầng trong xã hội gồm có kỹ sư cao cấp, cán bộ chính phủ, quản lý và nhân công nghỉ hưu.

Thông tin một số học viên trong số đó được nêu ra dưới đây:

Con trai bà Lưu Gia, anh Tào Tĩnh Vũ đã bị bắt giữ vào cuối tháng 3 năm 2003 và bị kết án 7 năm tù giam. Khi bị giam giữ tại trại giam Tứ Hội ở tỉnh Quảng Đông, anh đã bị tra tấn dã man và qua đời vào ngày 22 tháng 9 năm 2013 ở tuổi 40.

Bà Ngô Tú Lan, 65 tuổi bị bắt vào năm 2000 vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở bên ngoài. Bà bị giam giữ tại trung tâm tẩy não trong sáu tháng. Trong suốt thời gian bị giam giữ, bà phải chịu nhiều hình thức tra tấn như bị còng trong các tư thế gây đau đớn suốt 24 giờ đồng hồ. Chính quyền cũng cắt trực tiếp từ tiền lương của bà để trả cho những chi phí sinh hoạt của bà khi bị giam trại trung tâm tẩy não.

Bà Ngô bị bắt lần thứ hai vào tháng 10 năm 2007 vì lên tiếng bảo vệ Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn. Bà bị kết án một năm giam giữ.

Bà Chu Minh Châu, 80 tuổi bị giam tại trung tâm tẩy não tất cả ba lần và giam tại trại tạm giam hai lần. Nhà bà bị lục soát năm lần.

Theo lời bà kể “Mỗi lần tôi bị bắt hoặc nhà bị lục soát, điều đó đều gây tổn thất cho tôi và toàn thể gia đình.”

Cô Hà Khiết, một nhà quản lý kinh doanh, bị bắt giam và tra tấn nhiều lần. Thậm chí cho tới hôm nay vết sẹo trên mặt cô là kết quả của việc bị tra tấn vẫn còn rõ. Chồng cô đã không thể chịu được áp lực và ly dị cô. Để tránh bị bắt tiếp, cô Hà đã sống xa gia đình hơn 10 năm. Cô cũng đã mất một cơ hội làm việc tại Mỹ bởi không thể lấy được thị thực sau khi chính quyền áp lệnh hạn chế đối với chứng minh thư và hộ chiếu của cô.

Cùng với các học viên trên, những học viên sau cũng gửi đơn khởi kiện: ông Tiêu Vĩnh Thuyên, 76 tuổi, kỹ sư cao cấp đã về hưu và vợ, bà Quách Thi Huệ; bà Lưu Hải Ba, 76 tuổi, cán bộ chính phủ; bà Hiệp Khiết Như; cô Châu Hạnh Trân, 38 tuổi, nông dân.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2015/8/2/313443.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/12/152038.html

Đăng ngày 01-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share