Bài viết của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 21-6-2015] Một đồng tu đã nhìn thấy những điều sau đây trong khi đả tọa: Sư phụ đã tạo ra một con đường. Đoạn đầu đường là một khán đài của phiên tòa công khai. Giang Trạch Dân ở đầu bên kia. Một số học viên đang đẩy ông ta về phía khán đài, nhưng không có nhiều [học viên thực hiện việc đó].

Học viên này nghĩ tới đoạn Pháp của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:

“Biến hoá của thiên tượng mà ở [xã hội] bên dưới nếu không có người [hành] động [theo], thì cũng không thể đưa đến trạng thái như thế ở xã hội người thường, và cũng không gọi là biến hoá của thiên tượng được.”

Người ta thường nói: “Thời gian chẳng chờ đợi ai cả.” Nói cách khác, thời gian của vũ trụ không đợi chờ bất kỳ ai. Ở một chừng mực nào đó, chằng phải mỗi thay đổi của thiên tượng là một cơ hội mà Sư phụ cấp thêm cho chúng ta hay sao?

Theo nhận thức của tôi, đây chính là cơ hội cho những học viên tinh tấn tiến thêm một bước nữa trên con đường tu luyện của mình và thức tỉnh nhiều người hơn bằng uy lực của Đại Pháp. Đối với các học viên đã tụt lại phía sau, nó cũng là cơ hội giúp họ đề cao tâm tính để đạt tiêu chuẩn viên mãn và thiết lập uy đức của mình đồng thời thức tỉnh thêm nhiều người.

Đối với người dân trên thế giới, nó còn là một cơ hội tốt để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp cũng như cuộc bức hại và được cứu độ.

Các sinh mệnh chính [diện] đều đi theo từng biến hóa của thiên tượng. Họ giúp cổ vũ và khuếch đại ảnh hưởng. Do đó, đối với đệ tử Đại Pháp hay những người khác, tất cả những nỗ lực tích cực sẽ có tác động tại thời điểm đặc biệt này.

Mỗi biến hóa của thiên tượng khi xảy ra đều mang hàm nghĩa và mục đích thâm sâu vượt quá sự hiểu biết của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nó khi chúng ta đề cao trong sự tu luyện của mình theo thời gian.

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử, chỉ có 10.000 học viên tham gia thỉnh nguyện ôn hòa bên ngoài khu phức hợp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Có thể thấy rằng 10.000 người so với 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào thời điểm đó, phải chăng nó quá nhỏ để thanh trừ tà ác và ngăn chặn cuộc đàn áp?

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, bất chấp thực tế có hàng triệu người đã đến quảng trường Thiên An Môn để hô vang: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, nhưng cũng có rất nhiều người dừng lại ở ngoại ô Bắc Kinh hoặc có người chỉ quan sát sau khi đến quảng trường Thiên An Môn. Do đó, liệu có phải trường chính niệm đã không đủ mạnh để khiến cơ hội thứ hai này có thể chấm dứt cuộc đàn áp?

Liệu có thể là vì có nhiều học viên không hiểu rõ hoặc hoàn toàn tin tưởng vào chính niệm của mình, do đó chúng ta đã phải thực hiện rất nhiều vòng phát chính niệm để thanh trừ tất cả tà ác.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ.

Lịch sử như một tấm gương. Nếu chúng ta tham chiếu lịch sử, hiện tại và tương lai chúng ta có thể làm tốt hơn. Điều này không mâu thuẫn với việc đề cao trên Pháp. Tất nhiên sự đề cao trên Pháp là cơ bản.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Vui lòng chỉ là những điểu không phù hợp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/21/311199.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/24/151235.html

Đăng ngày 01-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share