[MINH HUỆ 29-6-2015] Nhiều học viên Pháp Luân Công đang thực hiện quyền pháp lý của họ trong việc kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và gây ra thiệt hại lớn cũng như hàng loạt đau thương cho các học viên trong suốt 16 năm qua. Làn sóng của vụ kiện chống lại cựu độc tài Trung Quốc đang càng lúc càng lan rộng.
Hàng ngày, Minh Huệ Net nhận được nhiều bản sao các đơn khiếu nại hình sự Giang Trạch Dân từ các học viên. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày hiện trạng của một vài học viên mà Minh Huệ đã nhận được đơn kiện của họ vào ngày 24 tháng 6 năm 2015.
Các đơn kiện được gửi qua đường bưu điện tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nơi được yêu cầu xử lý tất cả các khiếu nại hình sự của công dân, theo quyết định mới đây của Tòa án Nhân dân Tối cao.
Khiếu nại về việc tra tấn, bỏ tù bất hợp pháp và tổn thất tài chính
Ba học viên được nhắc đến trong báo cáo này đã phải chịu đựng nhiều hình thức bức hại vì niềm tin của họ, bao gồm tra tấn, tù đày và tổn thất tài chính. Bên cạnh đó, những thành viên trong gia đình họ, những người không tu luyện Pháp Luân Công, cũng bị liên đới.
Ông Từ Hiểu Thời, một phó công tố viên cấp quận, đã mất việc vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình theo yêu cầu của chính quyền cộng sản. Bố mẹ vợ của ông cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc bức hại.
Các con trai của bà Thủy Lợi, vốn là kỹ sư và giám sát nhà tù, đã bị cảnh sát bắt làm con tin để đảm bảo bắt được bà.
Bà Bạch Thái Bình, một cựu nhân viên kế toán, người bị bỏ tù 3 lần và bị công ty sa thải, đã bị tước mất tiền lương hưu. Ở độ tuổi 60, bà không có bất kỳ thu nhập nào và rất chật vật về tài chính.
Trường hợp 1: Ông Từ Hiểu Thời
Nghề nghiệp: Phó công tố viên cấp quận
Quê quán: Huyện Lâm Thanh Hà, tỉnh Hắc Long Giang
Ngày khởi kiện: Ngày 6 tháng 6 năm 2015
Thông tin chính
Sau khi liên tục bị gây sức ép phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông Từ đã bị điều chuyển khỏi vị trí công tố viên vào năm 2000.
Vợ của ông, bà Phan Tịnh Hoa, bị bắt giữ vô số lần và liên tục bị cảnh sát theo dõi và quấy nhiễu, họ cũng tịch thu chứng minh thư của bà.
Bố vợ của ông Từ bị bắt giữ hai lần, bị tra tấn trong khi thẩm vấn và bị cảnh sát tống tiền. Ông qua đời tháng 6 năm 2014.
Mẹ vợ của ông Từ qua đời tháng 5 năm 2005, sau nhiều năm liên tục sống trong nỗi sợ hãi bị bức hại.
Trường hợp 2: Bà Thủy Lợi
Nghề nghiệp: Giám sát nhà tù, kỹ sư kỹ thuật
Quê quán: Thành phố Nam Kinh tỉnh Giang tô
Ngày khởi kiện: Tháng 6 năm 2015
Thông tin chính
Bà Thủy bị bắt giữ hai lần, bị giam trong một trung tâm tẩy não sáu lần, và bị cảnh sát lục soát nhà bẩy lần. Cảnh sát đã thu giữ nhiều tư trang cá nhân của bà. Hai con trai bà, vốn không tu luyện Pháp Luân Công, cũng bị bắt giữ.
Năm 2002, bà đã bị biệt giam và bị tẩy não trong vòng 70 ngày.
Tháng 7 năm 2013, để đảm bảo bắt được bà, cảnh sát đã bắt cóc con trai út của bà. Người đứng đầu Phòng 610 ở thành phố Nam Kinh đã đe dọa sẽ bắt cả gia đình bà nếu bà báo cáo về vụ bắt cóc tới Minh Huệ Net.
Trường hợp 3: Bà Bạch Thái Bình
Nghề nghiệp: Kế toán
Quê quán: Thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc
Ngày khởi kiện: Ngày 11 tháng 6 năm 2015
Thông tin chính
Bà Bạch đã bị bắt giữ bảy lần, bị đưa tới trại lao động cưỡng bức hai lần và bị bỏ tù một lần. Chồng của bà cũng bị bắt giữ và bị tra tấn khi cảnh sát không bắt giữ được bà. Bà đã bị cưỡng bức lao động, tẩy não, tra tấn và tống tiền.
Bà Bạch không có một thu nhập nào kể từ khi bị bắt vào trại lao động tháng 11 năm 2000. Nơi làm việc đã sa thải bà vào năm 2004.
Hoàn cảnh hiện tại
Bà Bạch không có lương hưu và đang gặp khó khăn về tài chính.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài họ Giang.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/29/151321.html
Đăng ngày 06-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.