[MINH HUỆ 28-12-2008]

Phạm Nhất Minh là họa sĩ sơn dầu nổi tiếng và là học viên Pháp Luân Công vẫn còn bị giam tại Bắc Kinh. Vào tháng tám 2008, ông bị bắt bất hợp pháp và bị gửi đi một trại lao động cưỡng bức. Thể theo một người mà biết ông, thành phố quê của Phạm Nhất Minh là tại tỉnh Phúc Kiến, và được biết rằng vào lúc sau ngày Tết nguyên đán, nghe đâu ông bị thuyên chuyển đến Khu tự trị nội Mông bởi chính quyền tại hệ thống trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh.

Ngày 22 tháng mười 2008, mạng lưới Minh Huệ (trang tiếng Hán) báo cáo rằng ông Phạm Nhất Minh đã bị bắt. Vào đêm 8 tháng bảy, ông Phạm đi đến nhà trường để đón đứa con trai tám tuổi của ông. Họ bị theo dõi bởi các viên chức từ Sở cảnh sát An Định Môn tại quận Đông Thành. Cảnh sát bắt ông Phạm và vợ ông và lục soát nhà của họ. Cặp vợ chồng này bị giam tại nhà tù quận Đông Thành tại Bắc Kinh. Sau một tháng, các bạn bè đóng tiền bảo lãnh cho vợ ông Phạm. Ông Phạm bị mang đến Nhóm phân công Trại lao động Bắc Kinh và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng lý do là để chuẩn bị cho Thế Vận Hội nên đi bắt số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công trong suốt năm 2008 và Phạm Nhất Minh bị bắt trong đợt khủng bố đó. Tin tức về ông bị bắt được báo cáo trên mạng lưới Minh Huệ hai tuần lễ sau đó.

2008-12-27-fanyiming-01.jpg

Họa sĩ sơn dầu ông Phạm Nhất Minh

Ông Phạm được sinh ra ở tỉnh Phúc Kiến năm 1967. Ông quan tâm tới hội họa từ lúc còn rất trẻ. Năm 1991, ông tốt nghiệp Đại học Hội họa Trung ương Sở hội họa và bắt đầu nghề nghịêp chuyên môn của ông là họa sĩ sơn dầu. Các tác phẫm nghệ thuật của ông Phạm đã được triển lãm tại Trung quốc và nước ngoài, và nhiều người nổi tiếng tại Âu châu cũng như tại Mỹ biết ông và đã mua các tác phẩm của ông. Năm 2001, ông được đặc trách vẽ một bức chân dung của cựu đệ nhất bộ trưởng Anh quốc ông Edward Heath và dẫn đầu một dự án trao đỗi văn hóa và nghệ thuật giữa Anh quốc và Trung quốc. Giữa 2001 và 2003, Ông Phạm tổ chức ba kỳ triển lãm nghệ thuật tư tại Hương Cảng và một kỳ riêng tại Luân Đôn vào năm 2004. Vào tháng chín 2004, Nhà in Kỹ nghệ và Nghệ thuật Bắc Kinh đã xuất bản một quyển sách “Đồng lộ nhi hành”, đó là một lần xuất bản đặc biệt nói về các tranh vẽ của ông Phạm. Vào tháng mười 2004, ông tham gia kỳ triển lãm sơn dầu đầu tiên của “Đồng lộ nhi hành” tổ chức tại Trường đại học Nghệ thuật quốc tế Bắc Kinh. Vào tháng mười một 2005, ông tham gia kỳ triển lãm thứ hai của “Đồng lộ nhi hành” tổ chức tại Viện mỹ thuật Kim Nhật ở Bắc Kinh.

2008-12-28-fanyiming-02--ss.jpg

Tuyết Rơi” (chi tiết), một bức tranh sơn dầu của Phạm Nhất Minh, đoạt Huy chương Bạc tại Kỳ tranh giải Hội họa Hình người/vật Trung quốc tổ chức bởi Đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Sự khủng bố các học viên Pháp Luân Công tại Nhóm phân công Trại lao động Bắc Kinh

Thể theo báo cáo trên mạng lưới Minh Huệ ngày 3 tháng Ba 2004, Nhóm phân công Trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh nằm tại Đoàn Hà, huyện Đại Hưng, Bắc Kinh. Những người bị kết án đi lao động cưỡng bức (kể cả các học viên Pháp Luân Công) từ các nơi khác nhau là bị giam tạm thời trong địa điểm này. Thể theo các học viên mà đã bị giữ tại nơi này, nơi đây vốn nổi tiếng về sự độc ác của cảnh sát.

Khi các học viên Pháp Luân Công vừa được mang đến từ các nhà tù khác, vừa bước vào cửa, một nhóm cảnh sát chạy đến và dẫm đạp các học viên trên nền đất. Các viên chức, mỗi người cầm một cùi điện trong tay, họp thành hai hàng, ép các học viên vào giữa. Họ la lớn các mệnh lệnh và buộc các học viên ngồi xổm trên gót chân, các ngón tay tréo vào nhau ra sau đầu và cùi chỏ kẹp giữa hai chân. Nếu có người dám không nghe lời, cảnh sát sẽ lao về phía họ, châm điện giật họ với các cùi điện và đá họ. Đó là sự bức hại trước nhất mà mọi người mới đến phải chịu đựng khi đi vào cánh cửa nơi này.

Trong nhóm phân công, tất cả các học viên, kể cả những người mà đã bị buộc viết tờ ‘bảo đảm’, được chia làm nhóm và họ bị buộc phải làm công tác nặng như là đóng gói các ‘đũa vệ sinh’ chỉ dùng một lần và xếp giấy. Mỗi người bị buộc đóng gói từ 7,000-10,000 đôi đũa mỗi ngày. Các màng nhện, vớ bẩn của trẻ em, phân của trẻ em, và nước miếng được biết biết phải trộn vào các đôi đũa ‘vệ sinh’ này. Các đôi đũa dơ này được phân phối bởi các viên chức ĐCSTQ đến các nhà hàng ăn các nơi.

Năm 2004, trong khi bị giam tại nhóm phân công, học viên Trương Lực Tiền từ chối viết tờ bảo đảm và bị đánh tàn bạo bởi bốn năm viên chức. Học viên bà Trần Văn Mẫn bị cấm ngủ trong hai tuần lễ vì bà đã kêu lên, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, vào tháng năm 2002. Khi học viên bà Phương Vĩnh Mai từ chối viết tờ bảo đảm, cảnh sát xúi dục các tù nhân xì ke đánh bà, làm bà bị thương trầm trọng ở chân. Vì các kẻ khủng bố không cung cấp cho bà sự chữa trị cần thiết, các bắp chân của bà đã bị thương vĩnh viễn. Chúng bây giờ không còn cảm giác nữa, và bà không thể bước đi bình thường. Học viên Bắc kinh bà Dư Tố Cần gương mặt bị nại ra và các răng của bà bị lỏng lẻo vì kết quả của sự bức hại. Một lần bà gần bất tỉnh trong khi bị ép ăn.

Nếu các học viên không làm xong công tác chỉ định trong ngày, họ sẽ bị cấm không được ngủ. Họ thường phải làm việc cho đến sau nửa đêm. Một số học viên không được phép giặt quần và tất sau khi bị giam nơi này trong hơn hai tháng. Nhiều người trong họ sinh chấy rận. Đôi lúc các kẻ khủng bố cố buộc các học viên uống những thứ thuốc lạ. Nếu người học viên từ chối nuốt chúng, hai cảnh sát viên sẽ xông lên mình người học viên. Một người đè đầu nạn nhân và bóp hai lỗ mũi, trong khi người kia ép thuốc vào cổ họng của người học viên.

Ai mà đã bị ở nơi nhóm phân công này đều biết nơi đó thật sự là một địa ngục trần gian. Vào cuối 2006, nhóm phân công thành lập Đội quân thứ mười một, cũng còn được gọi là ‘Đội tấn công’, mà riêng dành để tấn công các nữ học viên.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các người tốt lòng trên khắp nơi hãy gọi điện thoại hoặc viết thư để cứu người học viên và người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới Phạm Nhất Minh.

Thông tin liên hệ:

Tổng đài Bắc Kinh đến các trại lao động cưỡng bức các nơi: 86-10-1600225

Phòng Quản lý trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà: 86-10-61292590

Phòng giáo huấn của Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà: 86-10-61292591

Trưởng phòng lao động cưỡng bức Bắc Kinh, Trịnh Trấn Viễn,

Chính trị viên trưởng Trương Hưng Vinh,

Phó trưởng phòng Đỗ Khải Văn

Trưởng phòng và bí thư đảng uỷ của trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà, Trương Kinh Sanh.

Phó trưởng phòng Lý Ái Dân (chuyển đến từ Nhóm phân công đến trại lao động Đoàn Hà vào tháng mười một 2002).


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/28/192421.html

Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/12/103843.html

Đăng ngày: 24-05-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên tác.

Share