Bài viết của Charles Holland
[MINH HUỆ 30-07-2014] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một cuộc điều tra chính thức đối với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Vào ngày 29 tháng 07 khi thông báo này được tiết lộ, nhiều người đã không khỏi bị bất ngờ.
Chu Vĩnh Khang là một trong những thủ phạm chính của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong thời gian làm Bí thư tỉnh Tứ Xuyên từ giữa tháng 01 năm 2000 đến tháng 12 năm 2002, Tứ Xuyên đã trở thành một trong những tỉnh mà cuộc đàn áp diễn ra tàn bạo nhất.
Từ một câu chuyện được kể bởi Jason Kenney, Bộ trưởng Bộ đa văn hóa Canada, không khó để đoán biết được thế lực của Chu khi còn ở đỉnh cao.
Ông nói: “Chu Vĩnh Khang là người chịu tránh nhiệm lớn nhất đối với các cuộc đàn áp bạo lực, tiêu biểu là cuộc đàn áp Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Đại Pháp; đàn áp người dân Tây Tạng, những người bất đồng chính kiến và đàn áp các nhóm tôn giáo ngoài kiểm soát.” Ông đã kể lại những điều kỳ quặc ông gặp phải trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2011 và việc ông bị Chu chế giễu khi bàn về “nhân quyền”.
Mặc dù không có bất kỳ kinh nghiệm nào trong ngành công an, nhưng Chu lại được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ công an vào tháng 12 năm 2002. Vào tháng 10 năm 2007, ông ta trở thành người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) và Phòng 610, hai cơ quan chịu trách nhiệm đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông ta cũng là một trong những người điều khiển đằng sau hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên.
Vào năm 2007, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, đã đưa Chu vào Ban thường vụ Bộ Chính trị. Vì thế, Chu có thể tiếp tục các chính sách đàn áp ngay cả khi Giang kết thúc nhiệm kỳ của mình vào năm sau đó.
Trường hợp của Chu không phải là đầu tiên và cũng không phải là cuối cùng trong hiệu ứng domino liên quan đến sự sụp đổ của các quan chức cao cấp Trung Quốc tham dự vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Theo thông tin được đăng tải, những quan chức này bị rớt đài do kết quả của các chiến dịch điều tra chống tham nhũng, và nhiều người tin rằng họ đơn thuần là đã thất bại trong cuộc đấu quyền lực.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy, giống như Chu Vĩnh Khang, họ lên nắm quyền hành phần nhiều là do vai trò của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và sự sụp đổ sau đó của họ cũng không phải ngẫu nhiên.
Kể từ tháng 12 năm 2013 khi lần đầu tiên có báo cáo về việc Chu bị điều tra, đã có khoảng hơn 10 quan chức cấp cao bị mất chức khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bước sang năm thứ 15.
Bốn trong số các quan chức cấp cao này và sự liên quan của họ tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công được liệt kê dưới đây:
Vào ngày 14 tháng 06 năm 2014, Tô Vinh, Phó chủ tịch Hội Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), bị điều tra với lý do “vi phạm kỷ luật” và bị mất chức vài ngày sau đó.
Vào ngày 27 tháng 06 năm 2014, Mặc Khánh Lương, cựu Bí thư Đảng ủy Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đã bị cách chức và bị điều tra.
Vào ngày 30 tháng 06 năm 2014, Từ Tài Hậu, cựu thành viên của Bộ chính trị và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã bị bàn giao cho các công tố viên.
Vào ngày 20 tháng 07 năm 2014, Ngô Trường Thuận, cựu Giám đốc Công an Thiên Tân, bị bắt giữ với cáo buộc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Từ Tài Hậu
Từ Tài Hậu
Từ, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, là đồng minh có thế lực nhất của Giang trong hàng ngũ quân đội và cũng là người ủng hộ Giang tiến hành cuộc đàn áp. Ông ta được cho là đã tham gia rất nhiều vào việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bằng việc sử dụng các cơ sở quân sự và bệnh viện.
Từ đã làm việc với người đứng đầu chính quyền tỉnh Liêu Ninh là Bạc Hy Lai để tạo nền móng cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên địa bàn tỉnh này, và ông ta đã sử dụng một khoản ngân sách lớn để xây dựng các nhà tù tại đây.
Những nhà tù này là nơi diễn ra các hoạt động mổ cướp nội tạng – giết hại các tù nhân với mục đích sử dụng nội tạng của họ trong ngành công nghiệp cấy ghép ở Trung Quốc. Trong hệ thống bệnh viện quân đội, đỉnh điểm của các hoạt động mổ cướp nội tạng xảy ra vào năm 2006 dưới sự bảo hộ của Từ, với ước tính khoảng 18.000 ca cấy ghép đã được thực hiện.
Tô Vinh
Tô Vinh, trên cương vị người đứng đầu Phòng 610 tỉnh Cát Lâm và Bí thư Đảng ủy của tỉnh Thanh Hải, tỉnh Cam Túc và tỉnh Giang Tây trong những năm qua, đã tích cực thực hiện các chính sách đàn áp của Giang.
Vào ngày 04 tháng 11 năm 2004, khi Tô và đoàn đại biểu của ông ta đến thăm Zambia, ông ta đã nhận được giấy triệu tập của toà án cho tội danh tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Ông ta đã không xuất hiện tại tòa vào ngày 08 tháng 11 theo như giấy triệu tập nên đã bị buộc tội khinh miệt tòa án. Sau đó cảnh sát Zambia đã ban hành lệnh bắt giữ đối với ông ta. Với sự giúp đỡ của lãnh sự quán Trung Quốc, Tô đã vượt biên đến Nam Phi, và tìm cách để bay về Trung Quốc một tuần sau đó.
Ngày 05 tháng 04 năm 2002, Tô Vinh đến thăm Trại Lao động Cưỡng bức Triêu Dương và trực tiếp chỉ huy việc tẩy não các học viên Pháp Luân Công tại đó. Trong số bốn trường hợp được xác nhận tử vong ở tỉnh Thanh Hải, ba người trong số họ đã chết trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2003 khi ông ta giữ chức chủ tịch tỉnh.
Tháng 08 năm 2013, Tô Vinh trở thành Bí thư Đảng ủy tỉnh Cam Túc. Ông ta đã lệnh cho cảnh sát giám sát, theo dõi, bắt giữ, kết án, và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Võ Trường Thuận
Võ Trường Thuận
Ngay trước khi cuộc đàn áp bắt đầu, Cục Công an Thiên Tân, dẫn đầu bởi Võ Trường Thuận, đã bắt giữ 45 học viên Pháp Luân Công vào tháng 04 năm 1999, mở đầu cho cuộc đàn áp không lâu sau đó.
Là người đứng đầu Cục Công an, Võ đã hỗ trợ chỉ huy cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Thiên Tân. Trong một bài phát biểu vào tháng 12 năm 2006, Võ đã ra lệnh cho 200 tài xế taxi thu thập thông tin về các học viên Pháp Luân Công.
Võ hứa ban thưởng 20.000 tệ (tương đương 3.222 USD) cho bất cứ ai cung cấp được thông tin hữu ích và yêu cầu tuyển thêm 3.000 tài xế taxi, những người có thể cung cấp thông tin liên quan đến Pháp Luân Công.
Theo thông tin thu thập được, chỉ trong năm 2013, đã có 76 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân bị bắt giữ và bị lục soát nhà, trong đó có 22 người bị kết án. Năm nay, có 50 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã bị bắt giữ và 11 người đã bị kết án. Tính đến tháng 07 năm nay, có đến hơn 92 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã chết do hậu quả của cuộc đàn áp tại Thiên Tân.
Vạn Khánh Lương
Vạn Khánh Lương
Bí thư ĐCSTQ tỉnh Quảng Châu, Vạn Khánh Lương bị cách chức chỉ ba ngày sau khi một cuộc điều tra tham nhũng chống lại ông ta được tiến hành. Giống như những người khác, Vạn được thăng chức nhanh chóng lên vị trí cao nhờ vào sự tham gia tích cực của ông ta trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Khi Vạn còn là bí thư của Ủy ban Liên đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Đông, ông ta đã tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau để bôi nhọ Pháp Luân Công trong các sinh viên trẻ, bao gồm việc buộc họ phải viết “tuyên ngôn bảo đảm” từ bỏ luyện tập Pháp Luân Công, và khẳng định lòng trung thành với ĐCSTQ.
Sau khi Vạn trở thành bí thư thành phố Yết Dương vào năm 2003, ông ta đã phát động một chiến dịch tẩy não rộng rãi đối với các học sinh trung học dưới danh nghĩa huấn luyện quân sự. Ông ta đã dẫn đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chỉ đạo và khuyến khích bắt bớ, giam giữ, sách nhiễu bất hợp pháp và thậm chí còn bức hại đến chết các học viên địa phương.
Ở Yết Dương, có ít nhất 15 học viên Pháp Luân Công đã chết do hậu quả của cuộc đàn áp, và hàng trăm trường hợp bị bắt giữ bất hợp pháp trong các trại lao động, với hơn 3.000 trường hợp bị đưa đến các trung tâm tẩy não.
“Các anh rõ chưa?”
Theo Tạp chí Chính sách Đối ngoại, đầu tháng 03, khi được hỏi về cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang, phát ngôn viên của ĐCSTQ Lữ Tân Hoa đã cười đầy lo lắng. Sau đó ông ta đã đọc một bản thảo về 31 viên chức cao cấp khác của ĐCSTQ nằm trong danh sách bị kỷ luật, và nói thêm rằng: “Các anh rõ chưa”. Các phóng viên sau đó đã cười phá lên.
Rất nhanh chóng, “Các anh rõ chưa?” đã trở thành một khẩu hiệu trên các phòng chat Internet và các trang blog cá nhân ở Trung Quốc. Thật ra, lý do thực sự cho sự sụp đổ gần đây của những viên chức cao cấp của ĐCSTQ đã được giải thích ở trên.
Đa phần người dân Trung Quốc không tin rằng tham nhũng là lí do chính cho sự sụp đổ của các quan chức này, trong đó có nhiều người đã biết được chân tướng thật sự… 4.350 người ở tỉnh Hồ Nam trước đây đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng, họ hiểu rằng Chu là một trong những kẻ đầu sỏ đằng sau các tội ác chống lại nhân loại. Họ yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện về sự tham gia của Chu trong các tội ác này.
4.350 người dân ở tỉnh Hồ Nam đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt mổ cướp nội tạng, họ hiểu rằng Chu là một trong những kẻ đầu sỏ đằng sau các tội ác chống lại nhân loại.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc được khởi xướng vào năm 1999 bởi cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã trở thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của ĐCSTQ trong suốt 15 năm qua.
Tăng Khánh Hồng, Cựu Phó chủ tịch Trung Quốc, và La Cán, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, là những tay sai đắc lực của Giang Trạch Dân trong chiến dịch đàn áp năm 1999, trong khi hầu hết các đảng viên đều không đồng ý với chính sách đàn áp của Giang
Tăng, La, và sau cùng là Giang, có thể là “những con hổ lớn” kế tiếp bị rớt đài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/30/周永康被审查-迫害元凶必遭大恶报-295375.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/31/2321.html
Đăng ngày 14-08-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.