[MINH HUỆ 24-11-2013] Học viên Pháp Luân Công toàn thế giới đã đọc những bài chia sẻ từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 10 của Trung Quốc trên trang Minghui.org.
Một học viên từ Đài Loan nói: “Cảm ơn các bạn đồng tu từ Trung Quốc Đại lục rất nhiều vì đã chia sẻ trên Pháp hội qua Internet. Tôi có thể cảm thấy rằng những học viên Pháp Luân Công là một chỉnh thể. Dù chúng ta chưa bao giờ gặp nhau nhưng tâm chúng ta luôn kết nối với nhau.”
Đa dạng về bản sắc văn hóa cũng như trải nghiệm cá nhân, những học viên Pháp Luân Công khắp thế giới cùng chia sẻ niềm tin tâm linh để thể ngộ và đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Những học viên khắp thế giới đã được truyền cảm hứng và được khích lệ khi đọc những bài chia sẻ của các học viên ở Trung Quốc, những người đã vượt qua cuộc bức hại và giúp con người thế gian chứng kiến sự vĩ đại của Đại Pháp bằng những hành động cao thượng của mình.
Mặc dù 15 ngày Pháp hội Internet đã khép lại nhưng những bài dịch sẽ tiếp tục xuất hiện trên trang Minh Huệ phiên bản tiếng Anh và các ngôn ngữ khác trong những tuần sắp tới.
Học viên Tây phương ở Thụy Điển: Chúng ta là một chỉnh thể
Năm 1998, khi ấy Thomas mới 14 tuổi và đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công ở Thụy Điển. Cậu chia sẻ rằng Pháp hội Trung Quốc lần thứ 10 giúp cậu hiểu hơn về các đồng tu ở Trung Quốc cũng như giúp cậu có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về sự tu luyện của bản thân.
Bài viết làm cậu ấy chấn động nhất là bài viết “Hành trình tu luyện của một học viên trẻ: tôi rất may mắn được bắt đầu tu luyện lại.” Cậu ấy nhận ra rằng hai môi trường khác nhau: môi trường tự do ở nước ngoài và môi trường bức hại tàn bạo cao độ ở Trung Quốc đều tạo nên những khảo nghiệm cho người tu luyện.
Cậu nói: “Chúng tôi phải đối mặt với thử thách lớn ở bên ngoài Trung Quốc. Tất cả những tín tức xấu trong xã hội và qua phương tiện truyền thông, sự cám dỗ của danh vọng, lợi ích cá nhân, tình và sự an nhàn có thể dễ dàng khiến chúng ta buông lơi. Có lúc tôi tinh tấn nhưng có lúc lại buông lơi. Những chia sẻ của người học viên trẻ này nhắc tôi nhớ rằng sự tinh tấn và chính niệm có thể thay đổi được môi trường của chúng ta.”
Bài chia sẻ: “Đề cao bản thân bằng việc giúp đỡ những người khác và ‘Tu luyện như thuở ban đầu” giúp cậu ấy thấy được tầm quan trọng của việc tạo nên một chỉnh thể. “Chúng ta cũng nên hỗ trợ những học viên chưa được tinh tấn lắm và cùng nhau tu luyện như thuở ban đầu.”
Mặc dù tiếng Trung của cậu ấy không trôi chảy nhưng Thomas vẫn gọi điện thoại đến phòng 610 để giảng chân tướng về Pháp Luân Công và giúp chấm dứt cuộc bức hại. “Tôi muốn cho những thủ phạm nghe được tiếng nói của một người nước ngoài để họ biết rằng tội ác của họ đã bị cả thế giới biết tới. Tôi sẽ làm việc này chăm chỉ hơn để giảm bớt áp lực cho các đồng tu ở Trung Quốc.”
Chúng ta phải tu luyện tinh tấn như thuở ban đầu
Lập Trung sống ở châu Âu. Sự thuần tịnh của những bài chia sẻ từ Pháp hội lần thứ 10 ở Trung Quốc, sự tinh tấn và sự chân thành của những học viên và lòng từ bi của Sư phụ đã làm anh xúc động sâu sắc.
Trái tim của Lập Trung tràn ngập niềm vui được tu luyện khi anh ấy mới bước vào tu luyện vào năm 1997. Tuy nhiên, niềm tự hào, niềm vui, sự tự tin và sức mạnh ý chí rằng “không có nguy hiểm và khó khăn nào có thể ngăn cản tôi” bị mờ nhạt theo năm tháng. Anh ấy nói: “Tôi thường đi đường vòng hoặc cố gắng tránh những mâu thuẫn và thỉnh thoảng tôi hướng ngoại để tìm những điểm chưa tốt của người khác. Tôi không thật sự nắm bắt được mọi cơ hội để tu luyện và dần dần tôi hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống đến “đủ tốt là được”.
Lập Trung thấy được khoảng cách trong tu luyện giữa anh ấy và những học viên tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Giữa hoàn cảnh khủng bố và tàn bạo, mỗi ngày các học viên Trung Quốc gánh nhận rủi ro lớn để giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại cũng như tu luyện bản thân tốt. Niềm tin kiên định này vào Đại Pháp đã tỏa sáng trong lời nói và hành động của họ.
Lập Trung nói anh thấy biết ơn Pháp hội chia sẻ vì đã cho anh thấy được tiến trình nhanh chóng của Chính Pháp. Anh cảm thấy tính cấp bách của việc tu bỏ các chấp trước, hoàn thành thệ ước và trở thành một học viên tinh tấn như thuở ban đầu.
“Mọi người có thể cảm nhận được chính niệm của các học viên.”
Khi đọc những bài chia sẻ trong Pháp hội, học viên họ Mã, người Michigan, một kỹ sư, thật sự bị ấn tượng bởi cách mà các học viên ở Trung Quốc Đại Lục có thể vừa lo cuộc sống hàng ngày vừa có thể giảng chân tướng.
Cô ấy giải thích: “Niềm tin của họ không phải chỉ là trên lời nói. Trong môi trường của họ, họ có nguy cơ mất tất cả mọi thứ, kể cả mạng sống của mình. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, họ đều nói với mọi người ‘Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi là người được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công. Bức hại Pháp Luân Công và các học viên là sai trái.’ Mọi người có thể cảm nhận được chính niệm của họ.
“Một học viên Pháp Luân Công có một cuộc hẹn ăn tối với một khách hàng quan trọng. Khi tất cả những người khác đều muốn anh ấy uống rượu bia thì anh ấy nói với họ rằng anh ấy không uống vì anh ấy là học viên Pháp Luân Công. Họ ngưỡng mộ anh ấy vì anh ấy đã nói ra điều ấy một cách đường hoàng và nghĩ rằng anh ấy thật xuất sắc. Tôi nghĩ rằng điều này cũng cho chúng ta thấy rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần cao tầng vì chỉ một một môn tu luyện như thế mới có thể tạo ra những học viên đáng khâm phục.”
Những chia sẻ của đồng tu giúp thanh lý tư tưởng
Cô Kim có một công ty du lịch. Dù công việc bận rộn, cô ấy cảm thấy rằng suy nghĩ của cô ấy được tẩy tịnh khi đọc những bài chia sẻ và đó là khoảng thời gian được tận dụng tốt.
Trong một bài chia sẻ, một phụ nữ lớn tuổi đã tới gặp từng học viên khác, và lập nên bảy nhóm học Pháp nhóm để giúp nhau đề cao trong tu luyện. Họ đều trở thành những người rất tích cực trong giảng chân tướng.
Bằng cách giúp đỡ những người khác, học viên lớn tuổi này tìm lại được nhiệt tâm tu luyện như thưở ban đầu. Cô Kim nói rằng câu chuyện của học viên đó giúp cô hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của việc “tu luyện như thuở ban đầu” (Xem bài “Improving Myself by Helping Others and ‘Cultivating with the Heart You Once Had‘”)
Thay đổi quan niệm và vượt qua giới hạn của một người.
Bà Trương, một giáo viên về hưu ở Đài Loan đã tìm thấy được phương diện cần đề cao trong tu luyện của mình bằng cách so sánh bản thân cô với các yêu cầu khắt khe trong việc học Pháp và luyện công mà các học viên ở Trung Quốc tuân thủ.
Một học viên ở Trung Quốc viết trong bài chia sẻ rằng cô ấy đã luôn nghĩ rằng tu luyện là một mặt trong cuộc sống. Cô ấy đã thay đổi quan điểm của mình và coi cuộc sống chỉ là một phần nhỏ trong tu luyện. Công việc, các bữa ăn, ngủ chỉ để duy trì một cuộc sống bình thường và cung cấp môi trường tu luyện. Mỗi ngày cô ấy chỉ ngủ có hai tiếng và dành ra bốn tiếng để luyện công. Cô ấy để dành thời gian để học Pháp và giảng chân tướng.
Cô Trương nhận ra rằng khi đọc được những điều này cũng là lúc cô phải vượt qua được các giới hạn mà một người tự đặt ra với chính quan niệm của mình. Cô đã luôn nghĩ rằng nếu như cô ấy ngủ muộn sau nửa đêm thì cô ấy sẽ không thể nào dậy được lúc 04 giờ sáng để luyện công. Cô nói “Tôi phải gia tăng nỗ lực của mình. Cơ hội tu luyện quá quý giá không thể bỏ lỡ.”
Học viên ở Anh Quốc: Kinh nghiệm “Vị tha vô ngã”
Eva là một giám đốc một công ty tư nhân của Anh Quốc. Cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1997. Cô ấy đã đọc những bài chia sẻ và khuyến khích những học viên khác cùng đọc. Cô ấy nói: “Tôi không muốn bỏ lỡ bất kể bài nào cho dù bận rộn. Tôi biết tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội đề cao nếu tôi không đọc những bài chia sẻ đó.”
Cô ấy ấn tượng với những bài chia sẻ của những đồng tu khác về việc tu bỏ các quan niệm cá nhân. Khi đối mặt với mâu thuẫn hoặc cảm thấy không vui, một người cần phải hướng nội để loại bỏ đi quan niệm cá nhân và suy nghĩ từ góc độ của chỉnh thể.
Bài chia sẻ “Tôi đã trở thành một chuyên gia về kỹ thuật như thế nào” đặc biệt gây ấn tượng với cô. “Vị tha vô ngã thật sự liên quan đến những yêu cầu trong chứng thực Đại Pháp. Thay vì xem xét các kỹ năng sẵn có của mình và những gì mình thích làm rồi mới quyết định nên làm gì thì khi thấy có nhu cầu, học viên đã học các kỹ năng để đáp ứng nhu cầu đó. Điều này làm tôi suy nghĩ đến việc từ nay tôi nên tu luyện như thế nào.
Với niềm tin vào Sư phụ và Đại Pháp, không có vấn đề gì là không thể giải quyết
Helen bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ trước cuộc bức hại và hiện tại đã sống ở Anh Quốc được 7 năm. Cô đã bật khóc bởi những sự chân thành trong các bài chia sẻ.
Cô nói: “Những đồng tu ở Trung Quốc có trái tim thuần khiết và chính niệm. Họ làm gì cũng chiểu theo Đại Pháp. Với niềm tin vào Sư phụ và Đại Pháp, không có vấn đề gì là không thể giải quyết. Hướng nội cũng là một đặc điểm ở họ. Họ hướng nội vào những thời khắc quan trọng. Tôi phải thừa nhận rằng thay vì hướng nội mà tìm thì tôi thường muốn tìm khuyết điểm của người khác”.
Đạt đến cảnh giới Thần thánh
Nguyên Diệu, một giáo viên dạy tiểu học ở Cao Hùng, Đài Loan đã tu luyện Đại Pháp trong hơn mười năm qua. Cô đã đọc những bài chia sẻ ở Pháp hội Trung Quốc lần thứ 10 mỗi ngày. Cô ấy rất ấn tượng với bài viết “Những gì Đại Pháp cần chính là sự lựa chọn của tôi”, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp trong việc duy hộ chân lý. Tác giả của bài viết này đến Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cô đã đứng đó cả ngày. Nhiều học viên cũng đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện sau năm 1999. Cô ấy biết rằng cô sẽ bị mất việc và cả gia đình nếu cô đi thỉnh nguyện. “Mình có thể buông bỏ chấp trước vào sinh tử không?”, cô ấy tự hỏi bản thân rất nhiều lần. Cuối cùng cô đặt Đại Pháp lên trên hết thảy mọi thứ. Trong quá trình nỗ lực giảng chân tướng những năm sau đó, cô học được rằng cần phải cân nhắc đến những gì cần thiết cho Đại Pháp và lấy đó làm sự lựa chọn cho bản thân mình.
“Các đồng tu chứng thực Chân-Thiện-Nhẫn.” – Nguyên Diệu nói. Đại Pháp trao cho cô ấy sự dũng cảm và ý chí vượt xa cả người thường. Tôi nghĩ đây chính là cảnh giới của Thần.”
Cô Nguyên nói cô trân trọng những bài chia sẻ trên website Minh Huệ. “Tôi đánh giá cao các đồng tu vì những chia sẻ của họ. Dù chúng tôi không gặp nhau nhưng tôi cảm thấy như chúng tôi là một chỉnh thể và tâm của chúng tôi kết nối với nhau.”
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/24/比学比修–转变观念–突破自身局限-283098.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/27/143396.html
Đăng ngày 14-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.