[MINH HUỆ 17-12-2013] Tiếp tục tinh thần của ngày Nhân quyền Thế giới diễn ra tuần trước, vào ngày 15 tháng 12 một cuộc kháng nghị trước công chúng đã được tổ chức tại Manly, khu vực ven biển của khu đô thị Sydney vốn là điểm đến ưa thích của cả người dân địa phương cũng như du khách. Chủ đề của cuộc kháng nghị: Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ủy viên Hội đồng, bà Jean Hay AM, Thị trưởng Manly, đã lên tiếng phản đối sự lạm dụng nhân quyền của Trung Quốc, lên án việc Trung Quốc thiếu hệ thống truyền thông tự do, trường đại học độc lập, công đoàn độc lập, hệ thống pháp luật độc lập, và các quyền cơ bản khác của con người. Bà lên án chính phủ Trung Quốc vì đã theo dõi, đe dọa, và bắt giam các nhà hoạt động xã hội, nhà văn, nhà báo và các luật sư nhân quyền.

Trong khi kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, tín đồ phật giáo Tây tạng, và các nhóm khác, bà đưa ra quan điểm rằng nhân quyền và sự phát triển kinh tế là không mâu thuẫn với nhau, và chúng phải song hành với nhau.

Ủy viên Hội đồng, bà Jean Hay AM, Thị trưởng Manly, phát biểu tại cuộc kháng nghị.

Ông David Barr, cựu ủy viên của Hội đồng lập pháp New South Wales, nói rằng có nhiều việc cần phải làm để cải thiện nhân quyền ở Trung Quốc. Ông đề nghị công chúng quan tâm đến tình cảnh của các học viên Pháp Luân Công. Nhận ra rằng những học viên ôn hòa này đã tuân thủ những nguyên lý cao thượng như thế nào, ông nói rằng thật đáng buồn là Đảng Cộng sản coi mọi thứ khác với giáo lý cộng sản là một mối đe dọa.

Ông Barr kêu gọi chính phủ Australia và người dân gây áp lực lên Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng cộng đồng quốc tế đã thiếu nỗ lực trong việc cải thiện nhân quyền tại Trung Quốc.

Ông David Barr, cựu ủy viên Hội đồng lập pháp New South Wales, phát biểu.

Ông Jonh Deller, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Australia, chỉ ra rằng mặc dù đã giành được một vị trí trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ ba năm vào tháng trước, chính phủ Trung Quốc tiếp tục phớt lờ vấn đề nhân quyền. Cuộc bức hại Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng tồi tệ nhất, ông nói. Ông Deller kêu gọi công chúng Australia giúp ngăn chặn cuộc bức hại.

Ông Jonh Deller, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, phát biểu tại buổi lễ.

Nhiều người ký thỉnh nguyện tại buổi kháng nghị để giúp chấm dứt cuộc bức hại.

Nhiều người dừng lại đọc bảng thông tin tại cuộc kháng nghị.

Động lực chấm dứt bức hại ở Australia

Người dân ký thỉnh nguyện, lên án tội ác mổ cướp nội tạng.

DAFOH đã khởi xướng một cuộc vận toàn cầu chống lại nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc hồi đầu năm nay. Từ tháng 07 đến tháng 11, gần 1,5 triệu người từ 50 nước đã ký thỉnh nguyện. Nằm trong nỗ lực này, DAFOH – Australia đã đệ trình bản thỉnh nguyện gồm 27.000 chữ ký của công chúng Australia đến Liên Hợp Quốc.

Kênh Truyền hình Đặc biệt (SBS), một trong 5 kênh truyền hình miễn phí chính ở Australia, đã phỏng vấn  bà Sophia Bryskine, thành viên của DAFOH, tại một sự kiện trong ngày Nhân quyền Quốc tế tuần trước. Bà xác định rằng một trong những ưu tiên của DAFOH là thông báo cho tất cả các bác sỹ ở Australia biết về tội ác tàn bạo chống lại nhân loại này.

Trong một nỗ lực cá nhân, ông David Shoebridge, Nghị sỹ thuộc Nghị viện bang New South Wales (NSW) đã đệ trình hơn 170.000 chữ ký đến Nghị viện NSW vào tháng 11 để ủng hộ đạo luật mà ông đề xuất hồi cuối tháng hai: Luật sửa đổi về mô người (buôn lậu nội tạng người) năm 2013. Một khi được thông qua, luật này sẽ trở thành luật hình sự sửa đổi và buôn lậu nội tạng người bất hợp pháp sẽ bị coi là giết người. Nếu phạm tội, người đó có thể bị kết án tới 25 năm tù.

DAFOH – Australia cũng phát động cuộc thỉnh nguyện kêu gọi Đại học Sydney tước bỏ danh hiệu “giáo sư danh dự” của Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc. Ông Albert Lin, phát ngôn viên của DAFOH-Australia, nói: “Trao danh dự này cho Hoàng Khiết Phu, kẻ đã giám sát việc thu hoạch nội tạng trong 10 năm với tư cách là thứ trưởng Bộ Y tế, là không thể chấp nhận được.”

Bà Ouyang, một bác sỹ đến từ Bắc Kinh, biết đến cuộc mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc trong một sự kiện do các học viên Pháp Luân Công tổ chức bên ngoài tòa thị chính Sydney tuần trước. Bà nói tin tức về mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công đang còn sống thực sự không làm bà ngạc nhiên.

Bà nói: “Khi chúng tôi học về giải phẫu ở trường y, chúng tôi dùng những giác mạc người thật. Thậm chí có lần, giác mạc trên bàn vẫn còn ấm. Tôi đã đọc một  bài báo ở Trung Quốc, nhấn mạnh rằng tạng người phải được thu hoạch từ những người còn sống, để đạt được tỷ lệ cấy ghép thành công cao. Chúng tôi được huấn luyện để trở nên tàn nhẫn khi làm việc trên thi thể người.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/16/国际人权日-澳洲纽省集会反迫害-284070.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/17/143718.html

Đăng ngày 07-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share