Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-03-2013] Học viên Pháp Luân Công, anh Lưu Uy, hơn 30 tuổi, ở quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Anh hiện đang bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức Tân An tại Bắc Kinh. Vợ anh, cô Tô Đan, hiện đang bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng nữ Bắc Kinh.

Anh Lưu Uy bị giam giữ tại Đội số 2 ở Trại lao động cưỡng bức Tân An. Phó đội trưởng Trương Hải Sinh của Đội số 2 đã dùng mọi cách để đánh lừa và tẩy não anh. Ông ta đã lừa dối anh Lưu, nói rằng: “Những người khác, bao gồm [các học viên] Hầu Vĩnh Xuân, Vương Vũ và Quách Ngọc Lan đã khai ra anh. Vợ anh, Tô Đan, đã bị “chuyển hóa”… ” Tuy nhiên, anh Lưu đã không bị lừa dối và không hợp tác với các quan chức trại lao động.

Vợ anh, cô Tô Đan, người bị giam giữ ở Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh cũng không bị lừa dối và không bao giờ khuất phục việc tẩy não khắc nghiệt.

Học viên Vương Vũ đã được đưa về nhà bố mẹ vào ngày 30 tháng 11 năm 2012. Những vết sẹo và vết thương khắp cơ thể ông minh chứng rằng ông đã bị còng tay và bị trói bằng dây thừng trong một thời gian dài. Việc tra tấn đã làm ông không thể đi lại trong một thời gian dài và sau đó ông không thể đi lại bình thường.

Học viên Hầu Vĩnh Xuân vẫn đang bị giam giữ và gia đình ông không biết tình hình hiện tại của ông.

Cặp vợ chồng bị bắt giữ và đưa đến trại lao động cưỡng bức

Anh Lưu Uy sống ở Khu dân cư số 6 Dụ Long, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Anh bị bắt giữ vào ngày 10 tháng 07 năm 2012 và bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức.

Vợ anh, cô Tô Đan liên tục bị sách nhiễu sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Cô đã bị cảnh sát từ Sở Cảnh sát Quang Minh quận Thuận Nghĩa bắt giữ vào ngày 20 tháng 02 năm 2011 tại nhà và sau đó bị đưa đến Trung tâm giam giữ Thuận Nghĩa, nơi cô đã bị cảnh sát đánh đập và bị thương.

Cô Tô Đan bị tra tấn trong trại lao động

Cô Tô Đan bị kết án lao động cưỡng bức vào ngày 29 tháng 03 năm 2011 và bị đưa đến Đội số 04 của Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh, nơi cô bị bắt phải ngồi thẳng đứng trên chiếc ghế trẻ em với hai tay để trên đùi không được cử động trong 18 giờ mỗi ngày. Cô không được phép rời khỏi ghế ngay cả trong bữa ăn. Nếu cô cử động, ba tù nhân hình sự (tội phạm ma túy, gái mại dâm, trộm cắp, cờ bạc, v.v..) được giao theo dõi sẽ đánh đập và la mắng cô.

Cô Tô đã bị giam giữ trong một phòng biệt giam trong hơn bảy tháng.

Kể từ cuối tháng 02 năm 2012, việc bức hại cô Tô được tăng cường trong trại lao động. Lúc đó, năm tù nhân thay vì ba người như trước đã được giao theo dõi cô mỗi ngày. Cô liên tục bị buộc phải ngồi trên chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ. Cô phải liên tục nhìn vào một điểm sáng bên ngoài cửa sổ. Cô không được phép nhắm mắt lại hoặc quay đầu, nếu không các tù nhân sẽ “chỉnh” lại cô. Vì phải căng mắt, đôi mắt của cô bị sưng lên và nhấp nháy không kiểm soát được. Vì phải ngồi trên chiếc ghế nhỏ mà không được cử động quá lâu, cô gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Cô chỉ có thể đi vệ sinh năm ngày một lần hoặc lâu hơn và thỉnh thoảng bị ra máu. Trước khi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, cô Tô đã rất khỏe mạnh nhưng sau đó trở nên tiều tụy và yếu ớt.

Gia đình cô Tô Đan đã phản ánh với Vu Chí Thành tại Cục lao động cưỡng bức Bắc Kinh về việc cô bị tra tấn vào cuối tháng 04 năm 2011. Vu đã ra lệnh cho Quách Triệu Khải, trưởng phòng Giám sát trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh, điều tra. Quách đã triệu tập một cuộc họp với gia đình cô Tô và các quan chức trại lao động vào ngày 11 tháng 05 năm 2011. Các quan chức trại lao động khẳng định không có bất kỳ loại hình tra tấn hay đánh đập nào xảy ra.

Nộp đơn kiện chống lại Sở Cảnh sát quận Thuận Nghĩa

Với những nỗ lực liên tục của gia đình cô Tô Đan, một vụ kiện cuối cùng đã được đệ trình chống lại các quan chức từ Sở cảnh sát Thuận Nghĩa. Khi vụ kiện lần đầu tiên được đệ trình, phiên xét xử được quyết định sẽ tổ chức tại Tòa án quận Thuận Nghĩa, nhưng các quan chức từ trại lao động không cho phép cô Tô tham dự. Các quan chức của tòa án và trại lao động sau đó đã đồng ý rằng phiên tòa sẽ được tổ chức tại trại lao động.

Tuy nhiên, vào sáng ngày 13 tháng 07 năm 2011, cùng ngày phiên xét xử đã dự kiến, một thành viên của tòa án nói với luật sư của cô Tô rằng phiên xét xử bị hủy bỏ bởi vì họ không có chỗ để tổ chức phiên xét xử trong trại lao động, và rằng thời gian và địa điểm cho phiên xét xử tiếp theo sẽ được quyết định sau.

Anh Lưu Uy bị kết án lao động cưỡng bức

Chồng của cô Tô Đan, anh Lưu Uy bị bắt giữ tại Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 07 năm 2012 và bị đưa đến Đội số 02 của Trại lao động cưỡng bức Tân An.

Đội trưởng Đội số 02 là Lưu Quốc Tỳ. Lưu từng là đội trưởng Đội số 03 của Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, Lưu Quốc Tỳ đã rất tích cực tham gia. Ông ta đã thăng chức từ nhóm trưởng thành đội trưởng. Ông ta thường xuyên đánh đập và chửi mắng các học viên. Ở vị trí đội trưởng Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà, ông ta đã ra lệnh bức thực các học viên tuyệt thực. Một số học viên kiên định đã bị đưa vào các phòng biệt giam, cấm ngủ, cấm sử dụng nhà vệ sinh cũng như bị những ngược đãi khác.

Lính canh tà ác Lưu Quốc Tỳ ở Trại lao động cưỡng bức Tân An, Bắc Kinh

Để biết thông tin chi tiết hơn về việc bức hại cô Tô Đan, xin vui lòng đọc:

“Chính quyền cố gắng ngăn cô Tô Đan nộp đơn kiện chống lại Sở cảnh sát Thuận Nghĩa (Ảnh)” (https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/4/127215.html)

“Gia đình nộp đơn kiện về việc tra tấn cô Tô Đan ở Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh (Ảnh)” (https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/29/126333.html)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/31/北京顺义区年轻夫妻双双被劳教迫害-271559.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/26/139057.html

Đăng ngày 14-06-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share