Bài viết của Túc Nghi Châu
[MINH HUỆ 05-03-2013] Từ khi chính phủ Trung Quốc thông báo rằng sẽ loại bỏ hệ thống lao động cưỡng bức trong năm nay, cuộc bức hại Pháp Luân Công không những không nới lỏng mà còn tồi tệ hơn. Càng ít học viên bị kết án lao động cưỡng bức nhưng càng nhiều học viên bị kết án kỳ hạn tù dài hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng thủ đoạn rằng các học viên không còn bị vào tù mà không qua quá trình pháp lý, nhưng cuộc bức hại không giảm đi mà chính là tòa án đã che đậy điều đó.
Người dân vô tội bị kết án lao động cưỡng bức trong hơn một thập kỷ
ĐCSTQ đã du nhập hoạt động của hệ thống lao động cưỡng bức từ Liên Xô. Nó là một quái thai, không được hiến pháp thừa nhận. Từ thời điểm được triển khai, nó đã phục vụ cho ĐCSTQ trong các phong trào chính trị. Người dân bị kết án lao động cưỡng bức mà không qua các kênh pháp lý thông thường, điều này đã vi phạm nhân quyền và bị cộng đồng quốc tế lên án.
Hệ thống lao động cưỡng bức được thành lập do một quyết định của Hội đồng nhà nước vào năm 1957. Nó là một quy định hành chính nhưng không được sự chấp thuận của Quốc hội vì vậy nó không hợp pháp. Nó mâu thuẫn với Hiến pháp, Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, Luật pháp và Luật xử phạt hành chính. Nó cũng làm tăng quyền lực cho các sở cảnh sát và tạo ra nhiều cơ hội cho tham nhũng như tống tiền và hối lộ, và dẫn đến nhiều bất công.
Tuy nhiên, trong các chiến dịch chính trị của ĐCSTQ, hệ thống lao động cưỡng bức đã trở thành một phương tiện thuận tiện để ngăn chặn bất kỳ kẻ thù nào của những nhà cầm quyền. Chính phủ Trung Quốc đã chính thức công bố có tổng cộng 3,5 triệu người đã bị trừng phạt bằng hệ thống lao động cưỡng bức từ khi thành lập vào năm 1957. Các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng con số này còn cao hơn nhiều. Hệ thống lao động cưỡng bức của ĐCSTQ đã trở thành hệ thống trừng phạt khét tiếng nhất thế giới, bị cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi.
Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, Phòng 610 ra lệnh cho các cấp chính quyền phải giam giữ phi pháp các học viên Pháp Luân Công tại các trại lao động cưỡng bức. Tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, có hơn 400 học viên bị giam cầm trong các trại lao động cưỡng bức. Hàng trăm ngàn học viên khắp Trung Quốc đã bị giam vào các trại lao động cưỡng bức trong hơn 13 năm qua. Tại những trại đó, các học viên bị tra tấn dã man, khiến cho nhiều người đã chết. Một số học viên bị kết án vào trại lao động nhiều lần. Một số học viên còn bị bỏ tù.
Ông Công Phi Kiến là một cựu nhân viên của Công ty Dầu ăn và Lương thực huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông. Từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, ông đã bị kết án lao động cưỡng bức ba lần và một lần bị kết án tù. Vào tháng 03 năm 2000, Phòng 610 huyện Mông Âm đã kết án ông Công lao động cưỡng bức ba năm, và ông đã bị giam tại trại lao động cưỡng bức Vương Thôn. Tháng 05 năm đó, ông được phóng thích trong một hoàn cảnh đặc biệt. Sau khi được thả, ông đi làm việc tại Thượng Hải. Tuy nhiên, 25 ngày sau, một đồn công an Thượng Hải đã bắt ông và chuyển ông về lại huyện Mông Âm. Sở cảnh sát huyện Mông Âm lại kết án ông vào trại lao động cưỡng bức ba năm. Ngày 04 tháng 08 năm 2004, ông Công bị bắt và nhà ông bị lục soát. Ông bị giam giữ hơn bốn tháng rồi bị kết án ba năm rưỡi. Ông bị giam tại Nhà tù Thái An tỉnh Sơn Đông. Sáng ngày 26 tháng 08 năm 2010, công an lại bắt ông. Sau vài ngày bị tra tấn, ông lại bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức. Kể từ tháng 08 năm 2004, các quan chức Phòng 610 huyện Mông Âm đã lấy hết tiền lương hưu của ông Công.
Xu hướng chuyển từ kết án lao động cưỡng bức thành cầm tù
Vì sự lên án của các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, chính quyền cộng sản Trung Quốc gần đây đã tuyên bố loại bỏ hệ thống lao động cưỡng bức trong năm nay. Theo các báo cáo, chính quyền tỉnh Vân Nam đã tiên phong chấm dứt hệ thống lao động cưỡng bức và chính quyền thành phố Quảng Châu cũng sẽ sớm bắt đầu.
Nhưng tình hình đã không được cải thiện. Không một học viên nào được thả. Nhiều học viên đã bị kến án tù dài hạn sau khi chính quyền diễn trò xét xử họ. Các quan chức ở các trại lao động cưỡng bức và các trung tâm giam giữ đã tăng cường nỗ lực nhằm cố gắng “chuyển hóa” các học viên. Các cảnh sát địa phương khắp cả nước vẫn bắt giữ các học viên và sau đó kết tội họ “phá hoại việc thực thi pháp luật.” Theo các bài báo cáo của Minh Huệ Net, từ tháng Giêng đến tháng Hai năm nay, hơn 100.000 học viên đã bị bắt và nhà họ bị lục soát. Nhiều người trong số họ bị giam cầm và đang chờ bị kết án.
Ví dụ, ngày 06 tháng 01 năm 2013, cô Khương Thục Anh, cô Lâm Quốc Linh, cô Phùng Thúy Vinh và cô Tôn Thiến Tĩnh ở thành phố Tê Hà tỉnh Sơn Đông bị đưa vào Nhà tù nữ thành phố Tế Nam. Vào tháng 12 năm 2012, ông Lâm Quốc Quân và ông Phùng Vân Học lần lượt bị đưa vào nhà tù ở thành phố Yên Đài và thành phố Tế Nam nhưng họ không được nhận do cao huyết áp. Hiện giờ họ đang ở Trung tâm giam giữ thành phố Tê Hà.
Vào ngày 17 tháng 01 năm 2013, Phòng 610 địa phương đã ra lệnh cho Tòa án quận Tân Thẩm Bắc, thành phố Thẩm Dương đưa các học viên là bà Ngưu Quế Phương, bà Khúc Lệ Hồng, bà Chu Phượng Lan và một học viên nam không rõ tên ra xét xử. Cả bốn người đều từ chối phí tổn và yêu cầu thả tự do vô điều kiện. Phiên xét xử phải bị bãi bỏ.
Bà Bạch Thụy Phương, một công dân ở thành phố Hãn Châu tỉnh Sơn Tây, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2004 và trở nên khỏe mạnh sau đó. Vào ngày 04 tháng 09 năm 2012, ba nhân viên cảnh sát đã bắt giữ bà trên đường về nhà. Vào ngày 30 tháng 01 năm 2013, bà bị kết án ba năm tù. Bà đã kháng án.
Vào ngày 04 tháng 02 năm 2013, các quan chức ở Tòa án quận Ái Dân ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đã bí mật tổ chức xét xử tại Trung tâm giam giữ Mẫu Đơn Giang các học viên bà Hàn Tú Phương, ông Cung Trình Các, bà Lưu Xuân Lan và ông Tôn Phát. Khi gia đình họ hỏi tòa án tại sao họ không được thông báo về việc xét xử, gia đình được trả lời rằng vì họ là các học viên Pháp Luân Công.
Vào ngày 26 tháng 02 năm 2013, khi người nhà của bà Vu Lập Phượng hỏi ông Vương Manh, một viên chức của Tòa án Tân Dân ở thành phố Tân Dân, tỉnh Liêu Ninh khi nào xét xử bà Vu, ông Vương do dự và không thể đưa ra thời gian chính xác. Ông bảo họ rằng bản án đã được công bố và bây giờ vụ việc này giao cho Tòa trung thẩm Thẩm Dương. Tòa án Tân Dân đã kết án bà Vu bảy năm tù mà không xét xử.
Bà Hoàng Ngọc Kiệt, một công dân ở quận Lộ Bắc, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, gần đây bị kết án bốn năm tù. Vào ngày 10 tháng 02 năm 2013, bà bị đưa vào Nhà tù nữ thành phố Thạch Gia Trang. Bố mẹ bà không thể chịu được áp lực và cả hai đã nhập viện.
Ông Triệu Hỷ Đông là một công dân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân. Tòa án quận Nam Cương ở thành phố Cáp Nhĩ Tân và Tòa trung thẩm Cáp Nhĩ Tân đã kết án ông bốn năm tù. Vào ngày 27 tháng 02 năm 2013, ông bị chuyển đến Nhà tù Hô Lan.
Phòng 610 huyện Đông Hải, Viện kiểm sát Đông Hải và Tòa án Đông Hải đã tổ chức ba phiên xét xử cho ông Vương Minh Hương ở thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông và bà Ngu Bồi Linh ở Bắc Kinh. Họ bị kết án lần lượt ba và bốn năm tù. Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư của họ đã chất vấn công tố viên. Công tố viên nói rằng họ phải làm như vậy, thậm chí không có cơ sở pháp lý. Cả hai học viên đều đã kháng án lên Tòa trung thẩm thành phố Liên Vân Cảng.
ĐCSTQ vẫn tham nhũng và tà ác
Bây giờ người dân trên thế giới đều biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mặc dù ĐCSTQ sẽ loại bỏ hệ thống lao động cưỡng bức, nó vẫn tham nhũng và tà ác. Thay đổi việc kết án một người từ lao động cưỡng bức thành cầm tù chỉ là thay đổi nơi nạn nhân bị bức hại. Trong suốt hơn 50 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã phạm vô số tội ác chống lại chính công dân của nó: 80 triệu cái chết không tự nhiên, vụ thảm sát “ngày 04 tháng 06”, hàng trăm triệu vụ cưỡng bức phá thai, cái chết của hàng triệu học viên Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và danh sách này vẫn còn kéo dài.
Tội ác của ĐCSTQ là không thể dung thứ và những ai tham gia sẽ bị trừng phạt. ĐCSTQ phải bị loại trừ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/5/由“劳教转判刑”看中共邪恶-270633.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/3/138753.html
Đăng ngày 14-06-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.