Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-03-2013] Vào tháng 06 năm 2012, hơn 700 người ở huyện Chính Định, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã ký và in dấu vân tay vào một đơn kiến nghị giải cứu học viên Pháp Luân Công Lý Lan Khuê bị cầm tù phi pháp. Đơn kiến nghị đã thu hút nhiều chú ý từ các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài Trung Quốc. Kết quả là chính quyền đã phản ứng bằng việc bức hại thậm chí còn dữ dội và điên cuồng hơn.
Bất chấp bức hại và áp lực gia tăng, người dân địa phương vẫn tiếp tục thu thập chữ ký và đã thu thập được 10.995 chữ ký cho đến nay.
Các quan chức đáp lại việc kiến nghị bằng cách tăng cường bức hại
Phòng 610 trung ương cùng với cảnh sát địa phương và Phòng An ninh nội địa đã bắt cóc và sách nhiễu một số lượng lớn hơn các học viên Pháp Luân Công cũng như những người đã ký vào đơn kiến nghị.
Tuy nhiên, hơn bốn vòng kiến nghị đã được thực hiện ở huyện Chính Định, nơi có hơn 3.000 dấu vân tay đã được thu thập trong nỗ lực giải cứu ông Lý Lan Khuê. Những người kiến nghị cũng bắt đầu kêu gọi thả tự do cho nhiều học viên khác, gồm có ông Cổ Chí Giang. Ông Cổ hiện đang bị giam giữ ở Trung tâm giam giữ huyện Chính Định.
Các đơn kiến nghị kêu gọi thả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã thu thập được 10.995 chữ ký cùng với dấu vân tay ở huyện Chính Định cho đến nay
Ông Cổ Chí Giang bị tra tấn ở nơi giam giữ
Gia đình ông Cổ đã thuê một luật sư bào chữa để giải cứu ông. Luật sư đã sớm sắp xếp gặp ông Cổ lần đầu tiên ở Trung tâm giam giữ huyện Chính Định vào tháng 11 năm 2012.
Trong chuyến thăm, ông biết rằng ông Cổ đã bị đưa đến Trung tâm đào tạo cảnh sát Thạch Gia Trang, nơi ông đã bị tra tấn liên tục trong 17 ngày. Các hình thức tra tấn bao gồm:
1. Cấm ngủ: Đầu ông Cổ bị trùm bằng mũ đen. Mỗi lần ngáp, ông bị các cảnh sát đánh. Ông đã bị tra tấn theo cách này trong 10 ngày liên tiếp.
2. Bạo hành: Các cảnh sát đã đánh ông Cổ vào đầu, nhét dây thừng vào miệng ông, dẫm lên các ngón chân ông cho đến khi các móng chân bong ra, giật râu và làm ngạt ông bằng khói. Ông cũng bị đánh bằng gậy gỗ vào gan bàn chân, lưng, tay và bị tát mạnh vào mặt.
3. Cùm vào ghế sắt: Ông Cổ bị cùm và cưỡng bức ngồi trên một chiếc “ghế sắt” (một dụng cụ tra tấn). Ông đã bị tra tấn theo cách này từ ngày 13 đến ngày 29 tháng 08 năm 2012. Đôi chân ông sưng lên đến nỗi ông không thể đi lại được. Ông liên tục bị xích vào “ghế sắt” trong vòng 17 ngày, trừ khi phải đi vệ sinh.
Gia đình kêu gọi điều tra hành vi phi pháp của cảnh sát
Gia đình ông Cổ và luật sư đã đến viện kiểm sát các cấp để khiếu nại về các hành vi phi pháp của cảnh sát.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2012, luật sư đã nộp đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát huyện Chính Định, yêu cầu cơ quan này điều tra các hành vi vi phạm của cảnh sát Cao Quốc và những người khác ở đồn cảnh sát Chính Định, những người đã tham gia tra tấn ông Cổ. Đơn khiếu nại cũng được gửi đến các phòng ban có liên quan khác ở tỉnh Hà Bắc.
Sau đó luật sư đã đến Văn phòng giám sát của viện kiểm sát để xem xét sự tiến triển của vụ án, trưởng phòng Trịnh Quân Dũng phụ trách vụ việc của ông Cổ bảo rằng họ không có thời gian điều tra vụ việc này vì thiếu người.
Sau đó luật sư của ông Cổ quay lại Viện kiểm sát huyện Chính Định và gặp phó kiểm sát trưởng. Luật sư nói với ông về việc khiếu nại và các chi tiết hành vi trái pháp luật của các nhân viên cảnh sát. Phó kiểm sát trưởng đọc đơn khiếu nại và nói rằng ông đã nhận được nó trước đây. Ông cũng nói rằng các học viên Pháp Luân Công đã gửi cho ông, gọi điện và gửi tin nhắn cho ông mỗi ngày. Tuy nhiên ông đã không có ý định xem xét các khiếu nại về các hành vi xấu xa của các nhân viên cảnh sát, và hành động như thể những hành xử đó là bình thường.
Vào cuối tháng 01 năm 2013, luật sư đến thăm ông Cổ ở trung tâm giam giữ lần nữa. Ông được biết rằng ông Cổ bị buộc lao động khổ sai. Ông bị buộc phải đóng các gói đũa dùng một lần. Nếu ông làm chậm dù chỉ một chút, các tù nhân, bị xúi giục bởi các nhân viên Trung tâm giam giữ, sẽ dí thuốc lá vào móng tay ông. Làm cho các móng tay của ông bị cháy đen.
Trước Tết Nguyên đán, Viện kiểm sát huyện Chính Định đã chuyển vụ việc của ông Cổ sang đồn cảnh sát huyện Chính Định để “điều tra bổ sung”.
Chính quyền trốn tránh trách nhiệm về việc gây thương tích và ngược đãi
Luật sư đã đến thăm ông Cổ tại trung tâm giam giữ một lần nữa vào ngày 06 tháng 03 năm 2013. Ông thấy rằng ông Cổ bị thương tích và được biết ông Cổ đã bị các tù nhân hình sự đánh đập vào ngày 21 tháng 02. Ông cũng phát hiện ra rằng ông Cổ chỉ được phép mua hai đĩa thức ăn bằng số tiền gia đình gửi cho ông hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt, phần tiền còn lại đã bị các tù nhân hình sự đánh cắp và tiêu hết.
Luật sư của ông Cổ đã khiếu nại đến Phòng thanh tra của Trung tâm giam giữ, vốn được điều hành bởi Viện kiểm sát, và yêu cầu ông Cổ phải được đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Đới Xuyên Xuyên, Trưởng phòng thanh tra, tuyên bố rằng ông đã xem các video theo dõi cả ngày và không thấy ai bị đánh đập. Sau đó ông tuyên bố rằng một bác sĩ đã kiểm tra cho ông Cổ và ông ấy bình thường.
Sau đó gia đình ông Cổ đã đến gặp Đới Xuyên Xuyên một lần nữa và hỏi ông Cổ có được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sau khi bị đánh đập không. Họ hỏi Trung tâm giam giữ định xử lý tình hình đó thế nào. Ông Đới đã trả lời: “Ai sẽ trả tiền kiểm tra? Chúng tôi chỉ điều tra và phân công trách nhiệm nếu có người bị đánh đến chết.”
Gia đình rất lo lắng về tình trạng của ông Cổ.
Bối cảnh: Đơn kiến nghị ban đầu với 700 dấu vân tay
Vào tháng 06 năm 2012, ông Terry Branstad, Thống đốc tiểu bang Iowa tại Mỹ đến thăm huyện Chính Định. Phòng 610 huyện Chính Định đã bắt cóc ông Lý Lan Khuê, một học viên Pháp Luân Công địa phương, trước chuyến thăm.
Những người dân địa phương rất giận dữ vì việc bắt cóc và đã in dấu vân tay vào một đơn kiến nghị để kêu gọi thả tự do cho ông Lý. Hiện ông Lý đang bị giam giữ ở một trại cưỡng bức lao động. Ông đã bị kết án một năm ba tháng lao động cưỡng bức.
Từ ngày 22 tháng 07 năm 2012, Ủy ban Chính trị và Pháp luật trung ương đã nỗ lực đẩy mạnh bức hại các học viên Pháp Luân Công địa phương, cũng như những ai liên quan đến đơn kiến nghị. Phòng 610 ở tỉnh Hà Bắc, cảnh sát và Phòng An ninh quốc nội đã sách nhiễu người dân ở huyện Chính Định, khu vực thành phố Thạch Gia Trang, và thành phố Cảo Thành.
Đến nay, 16 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ đã bị bắt cóc. Đầu họ bị trùm mũ đen và bị đưa đến một nơi bí mật trong Trung tâm giam giữ số 01 Thạch Gia Trang.
Ở đó, cảnh sát đã triển khai việc thẩm vấn bằng tra tấn nhằm nỗ lực lấy lời khai. Các học viên và thân nhân bị giam giữ đã bị xích vào “ghế sắt” trong một thời gian dài, bị đánh và sốc bằng dùi cui điện cao áp.
Vào ngày 25 tháng 09 năm 2012, đồn cảnh sát huyện Chính Định đã cấu kết với Viện kiểm sát huyện Chính Định để bắt giữ bất hợp pháp ông Cổ Chí Giang, bà Cao Tố Trinh và ông Trương Thiên Khải (chồng bà Cao), họ vẫn đang bị giam giữ.
Trương Việt, Bí thư đảng của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hà Bắc, Giám đốc Sở cảnh sát tỉnh Hà Bắc, và Lý Kiếm Phương, Trưởng Phòng 610 Hà Bắc, chịu trách nhiệm về các vụ bắt giữ hàng loạt liên quan đến đơn kiến nghị ban đầu với 700 dấu vân tay.
Các cơ quan và cá nhân liên quan đến việc bức hại
Đồn cảnh sát huyện Chính Định: +86-311-88018864, +86-311-8021717, +86-311-88021274
Cao Quốc, phó trưởng đồn cảnh sát huyện Chính Định: +86-13930403939
Trung tâm giam giữ huyện Chính Định: +86-311-88786320, +86-311-88787160
Giám đốc Trung tâm giam giữ huyện Chính Định: +86-311-88789162
Viện kiểm sát huyện Chính Định: +86-88022026, +86-311-88020220 (Office), +86-311-88012026
Trịnh Quân Dũng, giám đốc Cục Chống sao lãng Nhiệm vụ: +86-13930111889
Xin xem thêm bản gốc tiếng Hán để biết thêm về các bên liên quan đến bức hại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/19/河北省10955民众签名反迫害-271129.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/23/138596.html
Đăng ngày 21-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.