Bài viết của phóng viên Minh Huệ Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15 – 02 – 2013] Vào thời điểm năm học viên Pháp Luân Công bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 21 tháng 01 năm 2013, họ đã bị giam giữ phi pháp hơn tám tháng. Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999. Những học viên này đã bị xét xử ở phiên tòa phúc thẩm thành phố Côn Minh, phiên tòa này, cũng giống như các phiên tòa khác ở Trung Quốc, bị kiểm soát bởi chính quyền cộng sản. Phiên tòa kéo dài 05 giờ đồng hồ xử ông Diệp và gia đình ông là phiên tòa dài nhất trong lịch sử của tòa án đối với những vụ liên quan đến Pháp Luân Công.

Các học viên bị giam giữ bao gồm: Ông Diệp Bảo Phúc, nguyên Viện phó Bệnh viện Lâm nghiệp trung ương; vợ ông, bà Dương Minh Thanh; con gái họ, cô Diệp Mậu, ông Tô Côn, giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật quốc phòng quốc gia Vân Nam và vợ ông, bà Trương Hiểu Đan.

Ông Diệp cùng gia đình đã thể hiện tâm thiện của học viên Pháp Luân Công trước tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa. Tận dụng mọi cơ hội, họ cố gắng giúp mọi người hiểu rõ hơn về chân tướng của môn tu luyện và để chọn con đường không hận thù, không bức hại.

Vợ ông Diệp trình bày trong phần tự biện hộ của mình: Hôm nay, tôi một lần nữa đứng ở đây như một bị cáo với tội danh: lợi dụng các tổ chức tà giáo phá hoại luật pháp’. Tôi tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp, và Pháp Luân Công không phải là tà giáo. Nó dạy người ta Chân – Thiện – Nhẫn, là có lợi cho quốc gia, và không hề có hại. Việc sở hữu các sách và tài liệu Pháp Luân Công do đó cũng hoàn toàn hợp pháp.

“Mỗi một cá nhân – mỗi sinh mệnh – trên thế giới này đều là đối tượng cứu độ của ân đức của Đại Pháp, bao gồm cả những người đã bức hại Pháp Luân Công. Tôi không có tâm oán hận hay thù ghét đối với những người tham gia bức hại, tôi chỉ hy vọng các vị có thể hiểu được chân tướng. Các bạn bức hại Pháp Luân Công càng ít đi thì chờ đón các bạn sẽ là một tương lai càng tươi sáng hơn.“

Ông Diệp dẫn chứng cho tòa án về việc Pháp Luân Công đã khiến cho một tử tù ăn năn hối lỗi như thế nào

Ông Diệp kể với tòa rằng ông đã mang lại một thay đổi tích cực trong suy nghĩ của một tù nhân chờ hành quyết thông qua việc nói về các nguyên lý của Pháp Luân Công với người đó trong nhà tù Ngũ Hoa.

Tù nhân này đã mất hết tất cả hy vọng và định rằng sẽ gây sự với tất cả mọi người trong nhà tù, kể cả lính canh trại giam. Anh này thậm chí còn nghĩ đến việc giết lính canh trại giam, nghĩ rằng không ai có thể kiểm soát được anh nữa.

Biết được điều này, ông Diệp yêu cầu được giam chung trong một phòng giam và cuối cùng đã cảm hóa được anh ta thông qua việc chia sẻ với anh về trải nghiệm bản thân của ông với việc tu luyện Pháp Luân Công. Người tử tù này sau đó đã viết một lá thư gửi ông Diệp, nói rằng nếu anh biết về Pháp Luân Công sớm hơn, anh đã không phạm tội khiến cho anh bị xét tử hình (để cuối cùng anh bị xử tử). Anh đề nghị ông Diệp trình lá thư của mình lên cho mọi người trong hệ thống tư pháp. Chủ tọa phiên tòa đã chấp nhận lá thư này như một bằng chứng về sự chính trực của Pháp Luân Công.

Câu chuyện của ông Diệp phản ánh một chân lý rằng Pháp Luân Công có thể mang lại lợi ích cho mọi người, và mang lại hy vọng cho tất cả những người có thể trân quý cơ hội của kiếp sống này và nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.

Thông qua vật chứng như vậy, mọi người trong phòng xử đều chứng kiến và cảm động trước tấm lòng từ bi thường được triển hiện qua các học viên Pháp Luân Công.

Phiên tòa lâu nhất liên quan đến Pháp Luân Công trong lịch sử xét xử

Phiên tòa diễn ra vào ngày 21 tháng 01 năm 2013, và kéo dài 05 giờ 30 phút, từ 10 giờ sáng đến 1 giờ30  trưa, và tiếp tục từ 03 giờ chiều đến 05 giờ chiều. Theo một nhân viên, thì đây là phiên tòa liên quan đến Pháp Luân Công dài nhất trong lịch sử của tòa án.

Vào đầu giờ sáng ngày 21 tháng 01, phòng xét xử phiên phúc thẩm thành phố Côn Minh đã bắt đầu kín chỗ dần. Những người đến tham dự phiên tòa ở các lứa tuổi từ 80 tuổi cho đến trẻ nhỏ, trong đó rất nhiều người hy vọng có thể giúp đỡ để những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp được trả tự do. Cũng có cả thân nhân của các học viên bị giam trong đó. Ban đầu các nhân viên bảo vệ nói rằng 30 thân nhân của ông Tô và bà Trương được phép tham dự phiên tòa. Tuy nhiên các nhân viên tòa án chỉ cho phép 08 người trong số này được vào phòng xử, và chỉ là người có quan hệ thân nhân trực tiếp. Chỉ có duy nhất một người họ hàng của ông Diệp trong cả gia đình được phép tham dự.

Phiên tòa xử ông Diệp diễn ra ở phòng số 21. Ở đó có bốn nhân viên và chỉ có mặt một thân nhân gia đình.Thẩm phán là Dương Khiết, thư ký tòa là Lý Hưng Hổ, Lý Sĩ Siêu.

Trước tiên, công tố viên là Đường Nhã Cầm và Lý Vân Binh từ Viện Kiểm sát Thành phố Côn Minh đọc cáo trạng, vốn là nét đặc trưng trong những vụ xét xử như vậy, bao gồm các lời buộc tội vu khống thường nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Luật sư của ông Diệp bác bỏ từng lời buộc tội. Có ba luật sư cho phía bị đơn, và họ mạnh mẽ bào chữa cho ông Diệp, vợ ông và con gái ông.

Ngay từ lúc bắt đầu, các luật sư đã chỉ ra những điều cáo buộc trong bản cáo trạng của nguyên đơn là phi pháp, vì các nguyên đơn chỉ đọc lên tiêu đề của các chứng cứ mà không đưa ra được bất kỳ chứng cứ cụ thể nào. Thêm vào đó, họ đưa ra tất cả các chứng cứ cùng một lúc, mà không cho bị đơn có cơ hội chất vấn về từng chứng cứ.

Không ai trong số ba học viên này (ông Diệp, vợ ông và con gái họ) ký vào biên bản thẩm tra. Bà Diệp cho biết rằng không ai yêu cầu bà làm điều đó cả.

Không có chứng cớ hiện vật nào được đưa ra và những bức ảnh được coi là “chứng cứ” trông rất cẩu thả và không chuyên nghiệp. Do công an không tuân theo trình tự tiêu chuẩn theo yêu cầu của luật pháp khi thu thập và tiến hành xử lý chứng cứ, các luật sư đã tranh biện rằng điều này là phạm pháp. (Chú ý của Ban biên tập: Do bản thân các bản cáo trạng là bịa đặt, việc kết án các học viên vì một tội hoàn toàn không tồn tại, toàn bộ những thứ được coi là “chứng cứ” dường như là những thứ chắp ghép lại với nhau, thậm chí đến mức khôi hài đối với người phương Tây, nhưng đó là thực trạng trong những phiên tòa hình thức của các học viên Pháp Luân Công)

Thẩm phán nói rằng Phòng 610 đã tiến hành “xác nhận” các phần chứng cứ này, tuy nhiên, theo luật pháp thì tổ chức này thiếu thẩm quyền để thực thi bất cứ động thái nào. Những phần “chứng cứ” cuối cùng là các sách và tài liệu được lấy đi từ nhà ông Diệp, bao gồm sách Chuyển Pháp Luân và các bản copy cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản cũng như các cuộn băng về Nghệ thuật Thần Vận.

Ông Tô và bà Trương ban đầu dự định sẽ bị xét xử sau phiên tòa của gia đình ông Diệp. Cuối cùng phiên tòa bắt đầu lúc 05 giờ chiều nhưng do phiên tòa trước đó kéo dài quá lâu, đến tận 5 giờ 30 phút nên phiên tòa thứ hai đã bị hoãn lại và dời sang thời điểm khác.

Thông tin về các học viên có liên quan

1. Gia đình nguyên Viện phó Bệnh viện Lâm nghiệp trung ương bị bắt giữ và bức hại

Sáng sớm ngày 04 tháng 05 năm 2012, một chiếc xe đặc nhiệm đã xuất hiện ở khu vực dân cư nơi ông Diệp thường trú. Một số công an đã bắt giữ ông Diệp, vợ ông và con gái họ, chụp ảnh và quay phim, và tiến hành lục soát toàn bộ căn nhà. Họ đã tịch thu một lượng lớn tài sản và tiền bạc cá nhân cũng như cắt đường điện thoại của ông Diệp. Họ rời đi lúc 02 giờ chiều, để lại rất nhiều đầu mẩu thuốc lá trên hành lang tòa nhà của ông Diệp. Gia đình ông Diệp bị giam tại Trại giam Ngũ Hoa.

Ông Diệp, 62 tuổi, nguyên Viện phó Bệnh viện Lâm nghiệp trung ương. Vợ ông, bà Dương, 59 tuổi, nguyên Trưởng Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp. Con gái ông Diệp, cô Diệp Mậu, 34 tuổi, đã mất việc sau khi công an đe doạ chủ của cô. Gia đình đã bị bức hại vì niềm tin của họ vào Pháp Luân Công trong suốt hơn một thập kỷ.

Vào tháng 04 năm 2000, khi ông Diệp và vợ ông đi đến Thành ủy Tỉnh Vân Nam để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công, họ đã bị giam 30 ngày. Ngày 15 tháng 08 năm 2001, ông và gia đình bị bắt tại nơi thường trú của họ bởi Phòng Quốc an Quận Bàn Long và đội bảo vệ trật tự. Ông Diệp và vợ ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức, và con gái họ một năm lao động cưỡng bức.

2. Giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật quốc phòng quốc gia Vân Nam và vợ bị bắt giữ

Ông Tôn và vợ ông, bà Trương, ngụ tại phòng 301, tổ 1, tòa nhà 2 Khu tập thể thuộc Khu triển lãm Thế giới thuộc trường Cao đẳng Kỹ thuật quốc phòng quốc gia Vân Nam, quận Bàn Long, thành phố Côn Minh. Từ khi chính quyền cộng sản bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, vợ chồng ông đã bị đe dọa và bức hại thường xuyên bởi  công an quận Bàn Long.

Ngày 06 tháng 12 năm 2004, khi ông Tôn Côn đưa cho các sinh viên của mình những đĩa CD có thông tin về Pháp Luân Công, một phụ huynh đã báo cáo ông lên cảnh sát. Ông Tôn bị bắt giữ bởi các nhân viên Phòng Quốc an, tỉnh Bàn Long. Ông bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và bị giam tại phòng giam số 3, nhà tù số 2 tỉnh Vân Nam. Vào ngày 28 tháng 06 năm 2007, ông bị thuyên chuyển đến phòng giam số 1 và án tù của ông bị kéo dài thêm bảy tháng. Ông Tôn trở về nhà vào tháng 07 năm 2008.

Ngày 04 tháng 05 năm 2012, ông Tôn và bà Trương bị bắt giữ tại nhà bởi các công an thuộc Phòng Quốc an quận Bàn Long. Công an lục soát nhà của họ và lấy đi máy tính để bàn, máy tính xách tay, ổ cứng ngoài, điện thoại di động và các sách Pháp Luân Công và nhiều đồ khác. Hai học viên này bị giam tại phòng giam số 01 và số 02 Trại giam quận Bàn Long. Bà Trương bị đánh đập trong nhà tù.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/24/在法庭上洪扬法轮大法的美好-268139.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/2/15/138103.html

Đăng ngày 05-04-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share