Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-10-2012] Trong khi chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng tu, chúng tôi thường nghe những câu hỏi và trả lời sau:

Hôm nay bạn học Pháp chưa?” Trả lời: “Tôi học rồi.”

Bạn đã học bao nhiêu bài?” Trả lời: “Một (hay hai hay ba).”

Khi lần đầu tôi nghe thế, nó trông có vẻ bình thường. Suy nghĩ sâu hơn, có vẻ như số lượng bài giảng được học là tương đương với sự tinh tấn và thăng tiến trong tu luyện. Trong mười năm qua tôi xem đó là một cách nghĩ đúng đắn. Thực vậy, với cách nghĩ như thế, một khi được chấp nhận, trở nên rất quan trọng. Các học viên đọc ít hơn một bài giảng một ngày sợ phải nói như thế, trong khi những người đọc hai hay nhiều bài giảng hơn được nhìn với ánh mắt khâm phục.

Theo thời gian, các học viên quyết định họ sẽ đọc bao nhiêu bài giảng mỗi ngày. Mục tiêu là hoàn thành hay vượt qua số bài giảng đã định trước, có nghĩa là, số lượng thay vì chất lượng.

Tôi đã cố gắng thay đổi sự thiếu chú trọng vào chất lượng nhưng không thành công lắm. Vào tháng 09 năm 2012 tôi đọc kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp” và đoạn sau:

“Mọi người biết chăng [về] học Pháp đã xuất hiện một số tình huống ở nhiều nơi, là tình huống gì? Một số nơi sa vào hình thức. Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống. Nếu học Pháp không tốt, thì rất nhiều việc sẽ làm không được tốt.”

Thật sự, trước đó tôi đã đọc những dòng trên nhưng không thấy tầm quan trọng của chúng. Lần này tôi nhận ra rằng mục đích của việc học Pháp là để hiểu được hàm nghĩa của Pháp và đặt ý niệm vào thực hành. Với nhận thức đó, tôi không còn vội vã để đọc nhiều trang hơn. Thay vào đó, tôi đọc chậm rãi để hiểu nội dung. Thời gian tôi bỏ ra mỗi ngày vẫn là như vậy, và tôi cảm thấy tốt hơn nhiều với phương pháp này. Bây giờ tôi tập trung vào hiểu nội dung mà tôi đang đọc. Tôi không quan tâm tôi đã học xong bao nhiêu bài giảng. Nếu một đồng tu hỏi, “Bạn đã học bao nhiêu bài giảng hôm nay?” Tôi chỉ nói, “Tôi đã bỏ ra nhiều giờ để học.

Sự xao lãng của một người có thể gây ra việc không hiểu nghĩa của Pháp. Ví dụ, trong khi đọc Pháp, một học viên có lẽ nghĩ về việc quần áo phơi ngoài trời hôm nay sẽ không khô vì trời sẽ mưa, hay cô ấy cần đọc xong sớm hơn vì có một cuộc hẹn với một người bạn, v.v.. Chấp nhận những tư tưởng hỗn loạn này sẽ can nhiễu khi học Pháp và ngăn cản tâm trở nên thanh tĩnh.

Là những đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải chuẩn bị để vứt bỏ sự xao lãng trước và trong suốt quá trình học Pháp. Nếu một số việc cần làm, hãy làm nó trước khi học Pháp. Một tâm trí tĩnh lặng là cần thiết trong khi học Pháp. Nếu không thì ý nghĩa thực sự đằng sau mỗi câu chữ sẽ không được xác định đúng đắn.

Theo quan điểm của tôi, có hai yêu cầu để hiểu được hàm nghĩa của Pháp: một, chúng ta phải tập trung vào ý nghĩa của Pháp, chứ không phải là số trang đọc được; và hai, chúng ta phải loại bỏ các suy nghĩ gây can nhiễu. Những vấn đề này do bản thân tự tạo ra và chúng ta phải có kế hoạch trước khi học Pháp.

Tôi đề nghị đọc chậm để chắc chắn rằng chúng ta hiểu nghĩa của đoạn Pháp mà chúng ta đang đọc. Đọc nhanh có thể chỉ thúc đẩy chúng ta tập trung vào đọc thay vì hàm nghĩa của các câu chữ. Nếu chúng ta chỉ đọc và không hiểu được ý nghĩa của một đoạn, tôi đề nghị đọc đoạn đó một lần nữa để hiểu nghĩa. Điều đó là rất quan trọng. Đừng sợ đọc chậm lại.

Phát âm mỗi từ rõ ràng cũng rất quan trọng, đặc biệt trong khi học nhóm, vì cả bạn và đồng tu đều đang học Pháp. Một giọng phát âm rõ ràng cũng giúp để hiểu ý nghĩa của các từ. Tuy nhiên, bạn phải không nghĩ rằng mình đọc tốt thế nào hay đồng tu khác xem mình đọc thế nào. Những suy nghĩ như thế là can nhiễu. Chỉ tập trung vào đọc và hiểu ý nghĩa của những gì bạn đọc và bạn sẽ ngạc nhiên vì những điều bạn học được.

Đây chỉ là thể ngộ cá nhân của tôi về học Pháp. Vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/28/学法入心-至关重要-264583.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/27/136456.html

Đăng ngày 1-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share