Bài viết của Hoài Từ, một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 26 – 09 – 2012] Nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen đã viết nhiều câu chuyện cổ tích, một trong số đó là “Ông già làm gì cũng đúng”. Câu chuyện kể về hai vợ chồng nông dân già sống với nhau trong một trang trại nhỏ. Họ chỉ có một tài sản duy nhất mà không thể sống thiếu nó – một con ngựa. Nhưng thời gian qua đi, họ nghĩ rằng điều tốt nhất là bán con ngựa ấy, hoặc đổi ngựa lấy một thứ gì đó có ích cho  mình. Vì vậy, ông già dắt con ngựa đến hội chợ, và trên đường đến đó, ông đã đổi lấy một con bò. Sau đó, ông lão đổi bò lấy một con dê. Sau một số lần trao đổi, thậm chí trước khi ông lão đến hội chợ, ông lão kết thúc với một bao táo thối. Khi hai người Anh nghe câu chuyện về những lần trao đổi của lão nông, họ nói rằng họ sẽ đi cùng với lão về nhà của ông ấy và đánh cược một túi tiền vàng rằng, lão nông sẽ bị vợ khiển trách khi bà ấy nghe được  tin này. Khi tất cả bọn họ về đến nhà của lão nông, ông ấy kể lại câu chuyện với vợ mình, và đưa cho bà ấy bao táo. Bà già ca ngợi chồng và tặng cho lão nông một nụ hôn. Vì vậy, hai người Anh đã phải đưa cho lão nông một tạ vàng.

Mặc dù tôi nghe câu chuyện cổ tích này khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã không hiểu được ý nghĩa đằng sau nó. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bất cứ khi nào tôi có mâu thuẫn với gia đình, hoặc nhìn thấy các học viên khiển trách hoặc không hợp tác tốt với nhau, tôi sẽ nghĩ về câu chuyện này.

Ông già đáng lẽ đã bị vợ la mắng, nhưng tại sao ông ấy lại không bị như vậy? Thay vào đó, bà vợ rất hài lòng với ông ấy? Hans Christian Andersen là một người Cơ Đốc giáo, và ý nghĩa đằng sau câu chuyện của tác giả xuất phát từ nhận thức của ông ấy rằng cần phải có sự hòa thuận giữa vợ chồng.

Bất cứ khi nào tôi gặp mâu thuẫn với gia đình của mình, tôi luôn luôn nghĩ rằng họ là những người có lỗi. Bởi vì tôi tu luyện bản thân không tốt trong một thời gian dài, tôi gần như phá vỡ gia đình của mình. Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, chồng tôi đã ngoại tình. Anh ấy đi với một người phụ nữ trong khi tôi ở nhà chăm sóc bố chồng ốm đau. Khi anh ấy ở nhà, anh ấy sẽ đánh tôi. Gia đình tôi cũng muốn tôi ngừng tu luyện. Họ không biết chân tướng về Pháp Luân Công, và đã cố gắng ngăn cản tôi học Pháp, luyện công và liên lạc với các học viên khác. Thậm chí họ còn muốn báo các học viên đã đến thăm tôi cho các cơ quan chức năng. Mặc dù tôi đã cố gắng giảng chân tướng cho họ bằng nhiều cách khác nhau, họ vẫn không hiểu.

Một ngày nọ, tôi nghĩ về câu chuyện của Hans Christian Andersen cũng như lời của Sư phụ:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.”(Cảnh giới,  Pháp luân Phật Pháp – Tinh tấn yếu chỉ )

Trong quá khứ, nhiều người Cơ Đốc giáo có thể từ bỏ lợi ích vật chất và những quan niệm ích kỉ của con người, và sống một cuộc đời không có thù hận hay ghét bỏ. So sánh với họ tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi là một đệ tử Đại Pháp.

Kể từ ngày đó, bất kể người thân đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ không bất mãn hay thù hận đối với họ. Sau khi chồng tôi trở về nhà nghỉ ngơi sau một ngày, trong khi tôi làm việc nhà chăm chỉ, tôi vẫn cười tươi mang cho anh một tách trà. Khi mẹ chồng tôi – người đã làm tổn thương tôi tệ hại, đến thăm chúng tôi, tôi nấu món ăn ngon cho bà ấy, và dành nhiều thời gian lắng nghe bà ấy. Tôi đã bớt thời gian ngủ của mình để có thể học Pháp và luyện công. Khi cô em dâu, người đã phản đối hết thảy mọi việc tôi làm, gặp rắc rối ở nhà, tôi sẽ nhắc nhở chồng tôi giúp đỡ cô ấy.

Bất cứ khi nào tôi tu luyện không tốt và không thể tĩnh lại được, tôi sẽ nhớ lại lời của Sư phụ:

“Đây đều là [khó] nạn của bản thân chư vị; nhưng chúng tôi lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị; đều có thể để chư vị vượt qua được. Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được. Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Vì tôi thường viết nhiều bài báo để chứng thực Pháp, tôi đọc và nghe Cửu bình và giải thể văn hóa Đảng, điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc loại bỏ chấp trước vào tranh đấu..

Những lời chỉ trích của những người thân của tôi dần dần trở thành một tấm gương giúp tôi tìm thấy chấp trước của mình. Một ngày, tôi chợt hiểu rằng điều ấy không làm cho tôi cảm thấy tốt hơn, nhưng giúp tôi trở nên tha thứ và khoan dung hơn. Khi Sư phụ giảng về “3.000 vũ trụ nhỏ tạo thành vũ trụ lớp thứ hai” nhận thức của tôi là nếu lớp thứ hai của vũ trụ có 3000 vũ trụ nhỏ, sau đó về tầng thứ của chúng tôi đề cao, chúng tôi sẽ quản thêm nhiều sinh mệnh dưới  tầng của chúng tôi. Khi nhận ra điều này, các cuộc xung đột với gia đình của tôi đã biến mất, và họ thậm chí bắt đầu hỗ trợ tôi. Bất cứ khi nào suy nghĩ của tôi không chính, tôi có thể nhìn thấy chấp trước của mình và loại bỏ chúng ngay lập tức. Tôi cũng ngộ ra bài giảng của Sư phụ:

“Chỉ có “Phật Pháp” mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người; Nó có thể thực sự phân biệt thiện và ác, tốt và xấu; phá bỏ hết thảy kiến [giải] sai lầm, đưa ra chính kiến.” (Luận Ngữ, Chuyển Pháp Luân)

Nhận thức của tôi thực sự dựa trên các tiêu chuẩn của Phật Pháp, và chúng ta sẽ vướng vào các cuộc xung đột bất tận nếu chúng ta đo lường đúng sai theo quan niệm của người thường.

Trước đó khi tôi thấy thiếu sót của người thân của mình, tôi sẽ nghĩ rằng: “Người này thật ích kỷ.Cô ấy nói liến thoắng và sẽ làm bất cứ điều gì vì lợi nhỏ.” “Anh tachỉ muốn đùa giỡn.” “Cô ấy luôn gây trở ngại cho những người khác bằng lời nói của mình.” … 

Một ngày nọ, khi tôi học Pháp, tôi đã ngộ ra “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Chuyển Pháp Luân) và nhớ đến lời Sư phụ giảng cho chúng ta rằng năng lượng nằm rải rác khắp nơi trên thân thể của chúng ta có thể chính lại hết thảy các trạng thái không đúng. Bệnh tật, mâu thuẫn với người khác, và các thành viên trong gia đình, những ai hiển thị sự ích kỷ là hết thảy các trạng thái không đúng. Tại sao tôi không thể chính lại các trạng thái không đúng trong trường năng lượng của mình? Tôi hướng nội và nhận thấy rằng tôi đã có những trạng thái không đúng và chấp trước vào bản thân. Vì vậy, làm thế nào tôi có thể chính lại một số việc nếu trường năng lượng của tôi không thuần tịnh? Kể từ đó, tôi đã chính lại mọi ý niệm của mình loại bỏ rất nhiểu chấp trước, bao gồm cả dục vọng và buông bỏ mọi việc đúng như yêu cầu của Sư phụ.

Đêm hôm trước tôi có một giấc mơ, tôi đã lái xe một chiếc xe chở một số hành khách trong đó. Khi tôi đang lái xe, tôi gặp một rào chắn giữa đường. Người bảo vệ rào chắn không cho phép tôi đi tiếp, và gây khó cho tôi một lúc, yêu cầu tôi làm điều này điều nọ. Tôi kiên nhẫn hoàn thành nhiệm vụ ông ta yêu cầu, và cuối cùng ông ta nói: “Tôi sẽ để cho chị đi. Thật không đúng khi tôi không để cho chị đi.” Tôi biết rằng tôi đã vượt qua một quan trên con đường tu luyện của mình. Sư phụ đã khích lệ tôi làm những việc theo yêu cầu của Pháp. Vì tôi đã vượt quan, tôi thấy tên của một ai đó. Cái tên mang ý nghĩa thế này: “Theo đường này để đề cao tâm tính và thiết lập uy đức của chị.” Tôi ngộ ra rằng tôi cần phải tiếp tục đề cao tâm tính của mình.

Tại sao cặp vợ chồng già từ câu chuyện cổ tích được một túi tiền vàng? Đó là bởi vì họ xứng đáng với túi vàng ấy. Nhưng tôi đã đạt được một điều gì đó thậm chí còn quý hơn  những đồng tiền vàng – đề cao tâm tính của mình, có được sự ủng hộ của các thành viên trong gia, và sự bảo hộ của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/26/从一篇童话谈起-263229.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/4/135711.html
Đăng ngày: 14-11-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share