Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-03-2025] Theo thông tin mà Minghui.org thu thập được, tháng 2 năm 2025 có 68 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án tù.

Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2023, 28 trường hợp năm 2024, 26 trường hợp năm 2025 và 13 trường hợp chưa xác định được năm xảy ra. Với việc kiểm duyệt thông tin ngày càng nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều chi tiết về cáo trạng, xét xử và kết án của các học viên rất khó (nếu không nói là không thể) thu thập được, gây ra sự chậm trễ hơn nữa trong việc báo cáo.

Các học viên Pháp Luân Công bị kết án phân bố tại 16 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Cát Lâm đứng đầu danh sách với 20 trường hợp, tiếp theo là 13 trường hợp ở Liêu Ninh, 7 trường hợp ở Hồ Bắc và 5 trường hợp ở Hồ Nam. 12 khu vực còn lại báo cáo từ 1 đến 3 trường hợp.

Án tù của các học viên dao động từ 6 tháng đến 9 năm, trung bình là 2 năm 11 tháng. 13 học viên bị kết án tù từ 2 đến 5,5 năm, bị phạt tiền tổng cộng 171.000 Nhân dân tệ, trung bình 13.154 Nhân dân tệ mỗi người.

Trong số 39 học viên xác định được độ tuổi tại thời điểm kết án (chiếm 57% tổng số), học viên lớn tuổi nhất là một phụ nữ 81 tuổi bị kết án 3 năm tù. 2 học viên ở độ tuổi 40, 6 người ở độ tuổi 50, 11 người ở độ tuổi 60 và 19 người ở độ tuổi 70. Mức án nặng nhất là 9 năm, được tuyên cho một phụ nữ 70 tuổi.

Đặc biệt, 2 học viên từng phải chịu 17,5 năm và 13 năm tù trước khi lại bị kết án lần gần đây.

Dưới đây là thông tin chi tiết của một số trường hợp kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể tải xuống tại đây (PDF).

Thẩm phán và công tố viên Trung Quốc: “Đừng nói về luật pháp với tôi!”

Ba cư dân thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, bị xét xử riêng tại Tòa án huyện Chỉ Giang vào ngày 16 và 17 tháng 12 năm 2024. Thẩm phán chủ toạ và công tố viên, cùng phụ trách cả 3 phiên tòa, đều hét lớn: “Đừng nói về luật pháp với tôi” trong quá trình xét xử.

Bà Ngô Phương Minh, 60 tuổi; bà Khương Thường Tiên, 59 tuổi; và bà Doãn Thu Dương, 75 tuổi, bị bắt giữ vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 năm 2023. Công tố viên Công tố viên Chu Ngọc Lan của Viện Kiểm sát huyện Chỉ Giang truy tố ba học viên vào thời điểm không xác định, sau đó trình hồ sơ vụ án của họ lên Tòa án huyện Chỉ Giang.

Thẩm phán chủ tọa Trần Khánh Chân xét xử các vụ án của bà Ngô và bà Doãn trong 2 phiên tòa liên tiếp vào ngày 16 tháng 12 năm 2024, và phiên tòa của bà Khương vào ngày hôm sau. Công tố viên Chu và các thẩm phán Lý Tư Ninh và Ngô Lệ Thành cũng có mặt trong cả 3 phiên tòa.

Sáng ngày 16 tháng 12 năm 2024, nhiều xe tuần tra cảnh sát và một xe của cảnh sát đặc nhiệm đỗ trước Tòa án Huyện Chí Giang. Một lượng lớn viên chức đến đó để ngăn các học viên Pháp Luân Công địa phương vào tòa án. Một số học viên cố gắng đến gần bị đuổi đi và bị cảnh sát thường phục theo dõi. Một số học viên cũng cho biết họ nhận được những cuộc gọi đe dọa khi đang trên đường đến tòa án.

Phiên tòa xét xử bà Ngô bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Chỉ có hai thành viên trong gia đình bà được phép vào trong, các ghế còn lại đều có người do tòa án sắp xếp, bao gồm cả các cơ quan giám sát công ty luật của luật sư bào chữa.

Công tố viên Chu tuyên bố bà Ngô bị bắt vào ngày 28 tháng 9 năm 2023, sau khi cảnh sát theo dõi bà chặn một bức thư mà bà gửi tại một bưu điện địa phương và phát hiện trong đó có thông tin về Pháp Luân Công. Hai luật sư của bà là ông Lý Xuân Phúc và ông Đổng Tiền Dũng, đều chỉ ra cảnh sát đã vi phạm pháp luật khi chặn các bức thư riêng tư. Họ lập luận rằng bức thư đó không thể được sử dụng làm bằng chứng hợp lệ để chống lại thân chủ của họ.

Sau đó, thẩm phán Trần chỉ thị cho bên công tố thu thập thêm bằng chứng và tuyên bố hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, ông ta tiếp tục phiên tòa sau 30 phút, khi hai luật sư bào chữa ra ngoài ăn trưa. Phiên tòa kết thúc vào khoảng hơn 3 giờ chiều.

Vào lúc 4 giờ chiều, thẩm phán Trần bắt đầu xét xử vụ án của bà Doãn. Người bào chữa không phải là luật sư của bà, ông Tạ Yến Nghi, bị khàn giọng và bà không thể nghe rõ. Sau đó, con trai bà ủy thác cho luật sư Đổng nói trên để đại diện cho mẹ mình, người từng bị kết án 4 năm tù (2014-2018) vì đức tin.

Thẩm phán Trần bác bỏ yêu cầu này, và ông Đổng trích dẫn các luật có liên quan cho phép những yêu cầu vào phút chót về việc có thêm đại diện pháp lý tại tòa án. Cả Trần và công tố viên Chu đều hét lên: “Đừng nói với chúng tôi về pháp luật!” Ông Đổng từ chối thỏa hiệp, và ông Trần nhượng bộ.

Khi phiên điều trần tiếp tục, giọng nói của ông Tạ tốt hơn, và cùng ông Đổng bảo vệ bà Doãn. Thẩm phán Trần hoãn phiên toà vào lúc hơn 7 giờ tối.

Ngày 17 tháng 12 năm 2024, bà Khương bị xét xử từ 2 giờ 30 phút chiều. Ông Đổng cũng là luật sư bào chữa cho bà. Ông làm chứng chống lại các cảnh sát bắt giữ bà, vì đấm vào đầu thân chủ của ông sau khi bắt bà vào ngày 15 tháng 10 năm 2023. Ông cũng lên án 8 cảnh sát nam lột áo của bà khi bà từ chối khám sức khỏe; giữ bà lại để nhân viên y tế lấy máu, chụp X quang và các kiểm tra khác. Cảnh sát sau đó cũng lừa chồng bà nhằm đưa ra lời khai buộc tội bà.

Ông Đổng cho rằng những bằng chứng truy tố do phía cảnh sát cung cấp là không thể chấp nhận được. Thẩm phán Trần và công tố viên Chu tuyên bố ông ấy không được chào đón tại tòa án của họ, và ra lệnh cho bà Khương thuê một luật sư mới trong ba ngày. Sau đó, ông Trần hoãn phiên tòa.

Cả ba học viên đều bị kết án vào ngày 13 tháng 2 năm 2025. Bà Ngô bị kết án 4 năm tù; bà Doãn bị kết án 3,5 năm tù; và bà Giang bị kết án 3 năm tù.

Bắt giữ thô bạo và lục soát phi pháp nhà của các học viên

Bà Diêm Chí Thu, 73 tuổi, ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang, đang nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công vào ngày 16 tháng 7 năm 2019, thì bị trình báo và bị cảnh sát bắt giữ. Bà lên cơn co giật và sùi bọt mép, vì vậy cảnh sát đã thả bà.

Cảnh sát tiếp tục theo dõi bà Diêm vào những năm tiếp đó. Bà lại bị bắt vào ngày 23 tháng 9 năm 2024, khi đang trên đường đến thăm hai người họ hàng (là hai cha con). Trong quá trình bắt giữ, người thân của bà Diêm đã lên án cảnh sát vì xâm phạm bất hợp pháp. Cảnh sát đã xịt hơi cay vào mặt người con trai và khiến mắt anh đỏ hoe. Sau đó, họ còng tay anh và đẩy anh ta vào xe tuần tra của họ, tại đây họ tiếp tục đánh đập anh. Sau khi đưa hai cha con tới Đồn Công an Tây Thành, cảnh sát đã ra lệnh cho người cha ký một số biên bản. Ông từ chối ký và đã được trả tự do sau vài giờ. Con trai ông bị đưa tới trại tạm giữ và bị giam ở đó 10 ngày.

Bà Diêm bị đưa đến Trại tạm giam địa phương vào ngày bị bắt giữ. Bà Diêm bị Viện Kiểm sát thành phố An Đạt truy tố vào một thời điểm chưa xác định và bị Tòa án thành phố An Đạt kết án hai năm tù cùng khoản tiền phạt 10.000 nhân dân tệ vào ngày 27 tháng 12 năm 2024.

Bà Cao Dĩnh ở thành phố Bắc Trấn, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt giữ vào ngày 24 tháng 5 năm 2022, khi đang làm đồng. Vì bà từ chối trả lời các câu hỏi, viên cảnh sát tát vào mặt bà, đấm và đâm bút vào sườn bà. Bên trái khuôn mặt của bà, cũng như nhiều nơi trên cơ thể và cánh tay của bà, đều bị bầm tím. Trong vài ngày sau đó, bà liên tục bị trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận vì nhiệt độ cơ thể tăng cao. Mặc dù bà đã được thả ngay sau đó, cảnh sát bắt giữ bà trở lại vào tháng 4 năm 2024 và trình hồ sơ của bà lên viện kiểm sát. Bà bị Tòa án thành phố Lăng Hải kết án 4,5 năm tù vào giữa tháng 1 năm 2025.

Ông Trương Khải Bình, ngoài 70 tuổi, ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, bị hơn 40 cảnh sát mặc thường phục bắt tại nhà vào ngày 18 tháng 2 năm 2024. Họ từ chối xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc tiết lộ danh tính. Họ lục soát nhà ông và tịch thu máy tính, máy in, tài liệu thông tin Pháp Luân Công và các tài sản cá nhân khác của ông.

Ông Trương bị giam ở trong Trại tạm giam Huyện Lâm Tuyền và không được phép thăm thân. Cảnh sát cưỡng chế con trai ông phải báo cáo với họ hàng ngày. Gia đình ông Trương đã biết về bản án 3,5 năm tù của ông và ông đã bị đưa tới Nhà tù Tô Châu vào tháng 2 năm 2025, tuy nhiên họ vẫn không biết bất kỳ thông tin gì liên quan đến bản cáo trạng, phiên tòa xét xử hay bản án của ông.

Người cao tuổi cũng không thoát

Bà Lưu Điện Châu, 81 tuổi, ở huyện Đông Phong, tỉnh Cát Lâm, bị kết án 3 năm tù cùng tiền phạt 10.000 nhân dân tệ vào một ngày không rõ. Bà bị bắt vào ngày 8 tháng 8 năm 2024, khi đang học các bài giảng Pháp Luân Công với bảy học viên khác tại một nhà riêng. Cảnh sát lục soát nhà họ và đưa họ đến trại tạm giam thành phố Liêu Nguyên. Vài tuần sau đó, 6 người trong số họ bị Tòa án quận Long Sơn xét xử và kết án.

Cũng tại tỉnh Cát Lâm, sáu cư dân thành phố Cát Lâm đã bị kết án vì đức tin chung của họ. Bà Doãn Phúc Anh, 70 tuổi, bị kết án 9 năm tù; bà Khương Thụy Hoa, 71 tuổi, và bà Lữ Thục Trân mỗi người bị kết án 3 năm tù; bà Hạ Quế Hoa, 65 tuổi, bị kết án 2 năm tù; bà Từ Mẫn, 55 tuổi, 1,5 năm tù; và bà Quách Trung Tân, 66 tuổi, 1 năm 4 tháng tù. Họ đều bị bắt giữ trong một cuộc vây ráp của cảnh sát vào ngày 4 tháng 6 năm 2023 và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Sau đó, họ bị viện kiểm sát địa phương truy tố. Thông tin chi tiết về bản án của họ chưa được làm rõ.

Bị giam giữ bất chấp bệnh tình nghiêm trọng

Bà Chu Dĩnh, một tài xế xe buýt đã nghỉ hưu, 62 tuổi, ở Bắc Kinh, bị bắt vào ngày 4 tháng 6 năm 2024, khi đang tới thăm cha bà ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc (cách Bắc Kinh khoảng 160km). Cảnh sát đã ập vào nhà của cha bà khi bà đang ở nhà một mình. Họ không thông báo cho gia đình bà ở Bắc Kinh về vụ bắt giữ cho đến khi họ đưa bà tới Trại tạm giam Thành phố Thừa Đức.

Trong đợt kiểm tra sức khỏe bắt buộc, bà Chu được phát hiện có huyết áp tâm thu từ 200 đến 220 mmHg (trong khi chỉ số bình thường là 120 mmHg hoặc thấp hơn). Bất chấp tình trạng của bà, Viện Kiểm sát Thành phố Thừa Đức vẫn ban hành lệnh bắt giữ chính thức bà.

Tháng 9 năm 2024, bà Chu cảm thấy tê liệt và không thể đi lại hay nói chuyện. Luật sư của bà đã yêu cầu cho bà được bảo lãnh y tế vì bà vẫn đang bị các biến chứng do khối u não từ năm 2020. Cảnh sát từ chối yêu cầu của luật sư.

Bà Chu phải hầu tòa tại Tòa án Thành phố Thừa Đức vào ngày 10 tháng 2 năm 2025. Bà bị kết án sau đó 3 ngày.

Ngày 30 tháng 10 năm 2024, bà Thái Quế Giảo, 76 tuổi, ở thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, bị bắt giữ vì phân phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Ba ngày sau, bà xuất hiện trạng thái bệnh nghiêm trọng và được đưa tới Bệnh viện Quảng Tề, một bệnh viện tư nhân do các cảnh sát về hưu lập ra.

Vào tháng 12 năm 2024, cảnh sát chuyển trường hợp bà Thái tới Viện kiểm sát huyện Bình Giang. Gần đây, người nhà bà mới biết về án tù của bà. Vì họ không được vào thăm bà và không được thông báo về việc bà bị truy tố, thế nên họ không có thông tin chi tiết về bản cáo trạng, xét xử và kết án đối với bà. Chưa rõ hiện bà Thái đang bị giam giữ ở đâu.

Một phụ nữ 75 tuổi ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, cũng đang phải vật lộn với tình trạng sức khỏe kém khi đang thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà Hồng Anh bị bắt vào ngày 6 tháng 5 năm 2024, sau khi bị tố giác vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Mặc dù bà Hồng không qua được việc kiểm tra sức khỏe bắt buộc ba lần, nhưng cảnh sát vẫn ép Trại tạm giam thành phố Trường Xuân tiếp nhận bà. Người nhà và luật sư của bà không được phép vào gặp bà. Sau đó, bà bị Viện kiểm sát quận Triều Dương truy tố, và Tòa án quận Triều Dương kết án tù. Bà bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm để thụ án 15 tháng tù.

Bị nhắm đến vì đòi công đạo

Ông Trần Cửu Văn ở huyện Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 2,5 năm tù vì đăng thông tin về Pháp Luân Công trên WeChat, một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Ngày 30 tháng 10 năm 2023, ông bị cảnh sát ở thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm, bắt tại nhà. Hiện chưa rõ tại sao lại liên đới đến cảnh sát Tùng Nguyên. Ông bị Tòa án thành phố Tùng Nguyên kết án. Trước bản án mới nhất, ông từng thụ án 3 năm trại lao động và 3 năm tù. Trong khi bị giam giữ, ông đã bị sốc điện cao thế, bị dùi cui đánh vào đầu và phải lao động khổ sai không công.

Ông Dương Tương Uy, 55 tuổi, ở huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 14 tháng tù vì dán một miếng dán tự dính có nội dung “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” lên cột điện. Cựu nhân viên của Công ty Điện lực Lưỡng Cẩm Đại Dương này bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2024, và bị Tòa án quận Liên Sơn xét xử vào ngày 26 tháng 12 năm 2024 và ngày 16 tháng 1 năm 2025, trước khi bị kết án vào tháng 2 năm 2025.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ông Dương từng bị giam 3 lần trong trại lao động cưỡng bức, và bị kết án 10 năm tù, tổng cộng là 17,5 năm. Ông chỉ có thể ở cùng gia đình hơn 7 năm trong suốt 26 năm bị bức hại vừa qua.

Ông Trương Tứ Phong, khoảng 69 tuổi, ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt giữ ngay khi bước ra khỏi nhà vào lúc 6 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2024. Cảnh sát lục soát nhà ông, và đưa ông đến trại tạm giam quận Giang Hán. Theo một người trong cuộc, có người đã nhận được một ổ đĩa flash có chứa thông tin Pháp Luân Công vào 2 ngày trước đó, và tố giác với cảnh sát, sau đó cảnh sát nhận dạng được danh tính của ông Trương thông qua việc kiểm tra video giám sát.

Tháng 10 năm 2024, ông Trương bị Viện Kiểm sát quận Hán Dương truy tố. Ông bị Tòa án quận Hán Dương xét xử vào ngày 12 tháng 11, và bị kết án 4 năm tù tại một thời điểm không rõ.

2025-1-30-200354-0--ss.jpg

Ông Trương Tứ Phong

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 1 năm 2025: 97 Học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/5/491354.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/11/225813.html

Đăng ngày 24-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share