Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đức

[MINH HUỆ 25-07-2024]

(Tiếp theo Phần 1)

Ngày 20 tháng 7 năm 2024 là ngày ghi dấu 25 năm nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công nhằm chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 22 chính trị gia Đức, bao gồm các Nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu, quốc hội liên bang, quốc hội tiểu bang, cùng các ủy viên hội đồng thành phố đã gửi thư, trả lời các cuộc phỏng vấn hoặc phát biểu tại cuộc mít-tinh của các học viên để bày tỏ sự ủng hộ trước nỗ lực phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc.

02f422c6f94197c86a4aced0dfe6c385.jpg

22 chính trị gia Đức bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của các học viên nhằm phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Hàng trên, từ trái sang phải: Ông Frank Schwabe, Nghị sỹ Quốc hội (MP) của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD); Tiến sỹ Stefan Berger, Nghị viên Châu Âu (MEP); Nghị sỹ Quốc hội Astrid Damerow; Nghị sỹ Quốc hội Anne König; Nghị sỹ Quốc hội Elisabeth Winkelmeier-Becker; và Nghị sỹ Quốc hội Jürgen Braun.

Hàng thứ hai, từ trái sang phải: Nghị sỹ Quốc hội Günter Krings; Nghị sỹ Quốc hội Nadine Ruf; Nghị sỹ Quốc hội Sabine Weiss; Nghị sỹ Quốc hội Michael Meister; Nghị sỹ Quốc hội Jonas Geissler; Ông René Domke, Chủ tịch Quốc hội bang Mecklenburg-Vorpommern của Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP)

Hàng thứ ba, từ trái sang phải: Ông Stefan Engstfeld (Đảng Xanh), Nghị sỹ bang North Rhine-Westphalia; Ông Oliver Stirböck, Nghị viên bang Hesse; Tiến sỹ Marcus Optendrenk, Nghị viên bang North Rhine-Westphalia; Bà Vanessa Odermatt (CDU), Nghị sỹ bang North Rhine-Westphalia; Ông Frank Börner, Nghị sỹ bang North Rhine-Westphalia

Hàng thứ tư, từ trái sang phải: Ông Dirk Bamberger, Nghị sỹ bang Hesse; Ông Ronald Gläser, Nghị sỹ bang Berlin; Tiến sỹ Bastian Bergerhoff, Ủy viên Hội đồng Thành phố Frankfurt; Nghị sỹ Quốc hội Luise Amtsberg; Ông Karl-Josef Laumann, Nghị sỹ bang North Rhine-Westphalia

Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát

c17c8ee6fc1a41e47860678da356b2bb.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Nadine Ruf, người phát ngôn của Tiểu ban về Sự tham gia của Công dân thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Đức và thành viên của Ủy ban Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh niên.

Nghị sỹ Nadine Ruf đã viết cho các học viên: “Nhân ngày 20 tháng 7 năm 2024, ngày kỷ niệm các học viên Pháp Luân Công phản kháng cuộc bức hại, tôi muốn nhắc nhở mọi người hãy chú ý đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

“Chân-Thiện-Nhẫn, các giá trị cơ bản của Pháp Luân Công, là những giá trị phổ quát của nhân loại và cần được những người có niềm tin vững chắc vào nhân phẩm và tự do ủng hộ. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các học viên Pháp Luân Công vì lòng dũng cảm của họ để bảo vệ các giá trị của mình bất chấp nguy cơ bị cầm tù trong nhiều năm, tra tấn, bức hại và dọa giết.”

“Tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ đã cấm Pháp Luân Công. Từ đó đến nay, ĐCSTQ đã cố gắng dùng cuộc bức hại có hệ thống để tiêu diệt Pháp Luân Công, khiến cho tình hình tự do tôn giáo trên khắp Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì tín ngưỡng của họ. Trong thời gian bị giam giữ [phi pháp], họ bị tra tấn và ngược đãi tinh thần, nội tạng của họ bị mổ lấy hòng ép [các học viên Pháp Luân Công] từ bỏ tu luyện.”

“Mặc dù cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn, nhưng số học viên Pháp Luân Công ngày càng tăng.”

“Trong một nghị quyết ngày 18 tháng 1 năm 2024, Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt bức hại các học viên Pháp Luân Công và các nhóm bị đàn áp khác như người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Tây Tạng; đồng thời trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các học viên Pháp Luân Công; và chấm dứt việc theo dõi, kiểm soát và đàn áp tự do tôn giáo trong và ngoài nước.

“Ngoài ra, EU và các quốc gia thành viên cần phải công khai lên án các hoạt động cấy ghép nội tạng phi pháp tràn lan của Trung Quốc. EU cũng nên sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc như từ chối cấp thị thực, phong tỏa tài sản, trục xuất khỏi lãnh thổ EU và truy tố hình sự dựa trên quyền tài phán ngoài lãnh thổ và luật pháp quốc tế.”

“Trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền ngày 10 tháng 5 năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố các quyền con người là phổ quát, bất khả xâm phạm và không thể chia cắt, điều này cũng áp dụng với các học viên Pháp Luân Công.”

“Tôi ủng hộ lời kêu gọi chính phủ Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, cho phép quốc tế tự do tiếp cận các phiên tòa và nhà tù, đồng thời minh bạch hóa nguồn cung cấp nội tạng và cấy ghép của Trung Quốc.”

“Tự do tín ngưỡng và tự do tinh thần là những quyền cơ bản của con người và không thể thiếu trong một xã hội tự do và công bằng. Chúng ta phải đoàn kết để xây dựng một thế giới tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, nhân quyền và tự do ngôn luận.

“Tôi đặc biệt ủng hộ quyền tự do thực hành tín ngưỡng tâm linh và thế giới quan của các học viên Pháp Luân Công.”

Đức nên noi gương Nghị quyết mới đây của Hoa Kỳ

7702aa6e63d7ee6f57566fc66a743ac7.jpg

Nghị sỹ Jürgen Braun, người phát ngôn của Đảng Lựa chọn mới cho nước Đức (AfD) trong Ủy ban Nhân quyền

Ông Jürgen Braun, Nghị sỹ và là Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo, đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.

“Cách đây 25 năm, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã ban hành mệnh lệnh ‘bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể [của các học viên].’ Theo đó, một nhóm quan chức ĐCSTQ có quyền hành tuyệt đối bắt đầu bức hại những công dân vô tội. Khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công, những người chỉ muốn có được sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua tu luyện, đã bị sách nhiễu, cầm tù, tra tấn và giết hại. Nhiều trường hợp còn bị cưỡng bức mổ lấy nội tạng.”

“Chúng ta tưởng nhớ họ. Cầu mong người đã mất được yên nghỉ, cầu mong vết thương của người sống sớm được chữa lành. Tôi nói ‘chúng ta’, là có ý chỉ tất cả những người không đánh đồng người dân Trung Quốc với những kẻ cai trị của ĐCSTQ.”

“Chúng ta cũng có lý do để vui mừng khi mới đây Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm đối với những người dính líu đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, trong đó có cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tịch thu tài sản. Đức nên noi gương nghị quyết này.”

“Ngày 20 tháng 7 là một ngày đau buồn, nhưng nó có thể là ngày bắt đầu cho sự kết thúc của chế độ cộng sản.”

Ủy viên Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo bày tỏ quan ngại

25fef6935cde0d63c3cdf80b0d832032.jpg

Bà Luise Amtsberg, Nghị sỹ Đảng Xanh và Ủy viên Chính phủ Liên bang về Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo tại Bộ Ngoại giao Liên bang.

Bà Luise Amtsberg, Nghị sỹ, Ủy viên Chính phủ Liên bang về Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo tại Bộ Ngoại giao Đức, đã tweet trên nền tảng X: “Nhân dịp 25 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công, tôi muốn nhắc nhở mọi người về cuộc bức hại tàn bạo đã diễn ra từ năm 1999. Tôi ủng hộ lời kêu gọi của Nghị viện Châu Âu yêu cầu Trung Quốc [cho phép] các nhà quan sát độc lập tiến hành một cuộc điều tra.”

ĐCSTQ phải tuân thủ Công ước Nhân quyền đã ký kết

9c7e7e9a4fa23709e8180152c5b21455.jpg

Tiến sỹ Michael Meister, Nghị sỹ Quốc hội thuộc Đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU)

Tiến sỹ Michael Meister, Nghị sỹ Quốc hội, thành viên Ủy ban Tài chính của Hạ viện, đồng thời là thành viên Ban Quản trị của Viện Nghiên cứu Tự nhiên Senckenberg, đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình NTD.

Ông cho biết: “Trung Quốc đã ký các hiệp ước nhân quyền và cộng đồng quốc tế phải nhắc lại rằng Trung Quốc cần tuân thủ hiệp ước mà họ đã ký kết. Việc bức hại người dân vì tín ngưỡng, chủng tộc hoặc các lý do khác là không phù hợp với hiệp ước này, còn việc giam giữ và thậm chí tra tấn người dân là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế cũng phải nói rõ rằng chúng tôi nhắc lại Trung Quốc cần tuân thủ thỏa thuận đã cam kết về các vấn đề nhân quyền.”

“Nếu [Đức] hội đàm với Trung Quốc, thì vấn đề nhân quyền phải được đưa vào chương trình nghị sự.” Nghị sỹ Meister nhấn mạnh: “Dù các biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng lâu dài, nhưng vĩnh viễn không thể ngăn được sự khao khát tự do và tín ngưỡng của người dân.”

“Hãy giữ vững niềm tin và đừng từ bỏ hy vọng.”

Tôi sát cánh cùng Pháp Luân Công

a0cfe0d2e318fe41de911c2c1654f7d4.jpg

Tiến sỹ Günter Krings, Nghị sỹ Quốc hội thuộc Đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU)

Tiến sỹ Günter Krings, Nghị sỹ CDU, Thành viên Ủy ban Pháp lý, người phát ngôn chính sách pháp lý của nhóm Nghị sỹ của Liên đảng CDU/CSU tại Bundestag, và Chủ tịch nhóm khu vực NRW của CDU/CSU, đã viết thư cho các học viên Pháp Luân Công.

“Nhân dịp ghi dấu 25 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ của mình tới tất cả thành viên của cộng đồng Pháp Luân Công. Đáng tiếc là, trong suốt một phần tư thế kỷ, người dân ở Trung Quốc đã bị bức hại vì tín ngưỡng và các hoạt động tâm linh của họ.”

“Tôn trọng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người không thể bị xâm phạm. Cộng đồng Pháp Luân Công có quyền thực hành tín ngưỡng của mình trong hòa bình mà không sợ bị đàn áp hay phân biệt đối xử.”

“Tôi đứng về phía tất cả những người bị bức hại và đàn áp. Cộng đồng quốc tế phải chú ý đến những vi phạm nhân quyền như vậy và nỗ lực bảo vệ các quyền cơ bản của tất cả mọi người.”

“Cầu cho ngày này giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một thế giới khoan dung, tôn trọng mọi tín ngưỡng và đặt quyền tự do này lên hàng đầu.”

“Trái tim tôi hướng về tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại và tôi hy vọng rằng tất cả mọi người trên thế giới có thể được hưởng hòa bình, công lý và tự do. Mong cho những vấn nạn như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa và mong cho các giá trị tự do cũng như sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người được đảm bảo.”

“Các học viên Pháp Luân Công thân mến, trái tim tôi hướng về các bạn. Mong rằng dũng khí và quyết tâm mà các bạn thể hiện trong những thử thách này sẽ mang lại cho các bạn sức mạnh và hy vọng. Tôi sát cánh cùng các bạn trong việc bảo vệ các quyền và tự do của các bạn.”

Cộng đồng Quốc tế phải bảo vệ các học viên Pháp Luân Công

1078141bbbf034eae45470c87f8b877d.jpg

Tiến sỹ Jonas Geissler, Nghị sỹ của Đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Đức (CSU) và Thành viên Ủy ban Nhân quyền

Tiến sỹ Jonas Geissler, Nghị sỹ của Đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Đức (CSU) và là thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo, đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.

“Tự do tôn giáo là một quyền cốt lõi và là quyền cơ bản của con người. Không ai có quyền hạn chế hoặc xâm phạm quyền này. Không ai có thể bức hại người khác vì thế giới quan cá nhân của họ.”

“Bất chấp sự chú ý của cộng đồng quốc tế và những nỗ lực không ngừng nhằm cải cách nhân quyền, cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn.”

“Trong 25 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã cực kỳ tàn khốc với các học viên Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, cầm tù và tra tấn, và có nhiều báo cáo về các vụ giết người. Năm 2006, lần đầu tiên người ta nghi ngờ rằng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ là nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng sống, và các cuộc điều tra sâu rộng sau đó đã xác nhận về tội ác này.”

“Chúng tôi tiếp tục yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc mà nước này đã ký kết! Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt bức hại các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước, trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ và có hành động thiết thực để chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống!”

“Bởi vì, trên đời này, không ai có quyền quyết định mạng sống của người khác! Quyền sống là quyền phổ quát và phải được bảo vệ!“

“Là thành viên của Ủy ban Nhân quyền, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho điều này bằng tất cả sức lực của mình trong tương lai. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục gây áp lực để bảo vệ nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công. Chỉ khi không ngừng quan tâm và hỗ trợ thì tình hình mới có thể được cải thiện.”

”Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/25/480078.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/29/219270.html

Đăng ngày 30-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share