Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ

[MINH HUỆ 19-07-2024] Ngày 3 tháng 7 năm 2024, hai học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tới thủ đô Ankara để gặp ông Hasan Karal, Nghị sỹ Quốc hội và Phó Chủ tịch Đảng Deva.

Trước đó, một học viên đã trò chuyện với luật sư Mehmet Zeki Kaplan, cán bộ Quan hệ Xã hội Dân sự của Đảng Deva về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp. Sau cuộc nói chuyện này, người học viên đã được mời đến thăm Quốc hội.

Các học viên đến thăm văn phòng của Đảng trung hữu tại nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ (TBMM) đã được đón tiếp nồng nhiệt.

8089fce5cec55b17ea8934a0ee242da7.jpg

Nghị sỹ Quốc hội và Phó Chủ tịch Đảng Deva, ông Hasan Karal chụp ảnh cùng hai học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Hai học viên đã được Phó cố vấn, ông Tahsin Cem Ülker, đón tiếp và họ đã dành hơn nửa giờ để trò chuyện với ông. Họ nói với ông Tahsin về Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công, một dự luật vừa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua nhằm chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng nói về mức độ buôn bán nội tạng ở Trung Quốc và những tác động tích cực mà việc thực hành Pháp Luân Đại Pháp mang lại cho con người.

Một học viên đã trình diễn các bài công pháp và giải thích việc tập các bài công pháp này có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của một người như thế nào.

Ông Hasan Karal, Nghị sỹ Quốc hội kiêm Phó Chủ tịch Đảng Deva, chăm chú lắng nghe các học viên. Ông cho biết đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp và ông sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này. Ông nói rằng tình hình ở Trung Quốc thật đáng buồn.

Một cán bộ khác trong văn phòng cũng lắng nghe các học viên và bày tỏ sự kính trọng đối với họ. Ông ấy quay sang một học viên và nói: “Ở đất nước chúng ta cũng có những phương cách thực hành theo các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Sao các chị phải từ bỏ các tín ngưỡng quen thuộc ở đây và đi tìm ở nơi khác vậy?”

Người học viên trả lời: “Tất nhiên, có những pháp môn hoặc tôn giáo tương tự như vậy không chỉ ở đất nước chúng ta mà trên toàn thế giới, ở mọi ngôn ngữ, mọi chủng tộc. Nhưng đáng tiếc là hiện nay, cả thế giới, trong đó có nước ta, đã rời xa những giá trị này. Mọi người đã rời xa Chúa. Chúng ta đã trở thành một xã hội đầy rẫy tham nhũng. Bức tranh toàn cảnh đó là rất quan trọng. Nếu một người hoàn toàn trung thành với đường lối của đất nước mình thì đó cũng là điều tốt. Đó là vấn đề sở thích của mỗi cá nhân.”

Người học viên tiếp tục: “Chúng ta biết rằng trong quá khứ tổ tiên của chúng ta ở Trung Quốc và Trung Á đã cùng sinh tồn và có những niềm tin và giá trị chung. Trước khi theo đạo Hồi, tín ngưỡng của người Thổ Nhĩ Kỳ là Tengriism, Phật giáo và Shaman giáo. Người Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp thế giới đã theo như vậy trong nhiều thế kỷ. Thậm chí trên khóa thắt lưng của Hốt Tất Liệt còn có một chữ Vạn, biểu tượng của Đức Phật. Ý tôi là, mặc dù Trung Quốc có vẻ cách xa chúng ta, nhưng chúng ta có nhiều điểm tương đồng nhờ những giá trị chung cũng như những cuộc chiến trong quá khứ. Chúng tôi đang áp dụng các nguyên tắc của vũ trụ chứ không phải văn hóa của một xã hội khác. Và để hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình, chúng tôi muốn kể cho các vị, những bậc cao niên đáng kính của chúng tôi, về nạn diệt chủng mà những học viên tuân theo những giá trị tốt đẹp này ở Trung Quốc phải trải qua. Điều tốt nhất chúng tôi, những người bên ngoài Trung Quốc, có thể làm cho họ là phơi bày sự tồn tại của cuộc đàn áp này.”

Vị cán bộ đã bị thuyết phục bởi sự chân thành và chính tín của các học viên. Khi chào tạm biệt, ông rất ân cần nói: “Hãy tuân theo những giá trị này ở đất nước chúng ta”. Khi người học viên nói rằng có lẽ sứ mệnh của họ là đánh thức những giá trị này trong người dân Thổ Nhĩ Kỳ theo cách đó, vị cán bộ nói: “Bây giờ điều đó đã xảy ra rồi. Tôi rất ủng hộ.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/19/479862.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/21/219129.html

Đăng ngày 24-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share