Bài viết của tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 14-03-2024]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Tôi đang học lớp 11 tại Học viện Nghệ thuật Miền Bắc. Sau đây là một chút thể hội tu luyện của tôi.

1. Tu bỏ tâm tật đố

Gần đây tôi nhận thấy đôi khi bản thân xem thường người khác, đó là biểu hiện của tâm tật đố. Khi nhìn thấy người khác làm tốt hơn tôi, hoặc thấy người khác có điều tốt nào đó, tôi sẽ có những niệm đầu không tốt. Đôi khi tôi có thể kịp thời ý thức, nhưng đôi khi qua một đoạn thời gian mới nhận ra bản thân đã sinh ra những niệm đầu không tốt này.

Ví dụ, nhìn thấy bạn cùng lớp học tốt hơn tôi ở phương diện học tập và nghệ thuật, trong tâm sẽ cảm thấy khó chịu, sẽ nghĩ ra cách khác để thể hiện bản thân giỏi hơn người khác như thế nào. Tuy nhiên, sau khi qua rồi, nhìn lại niệm đầu của bản thân lúc đó thật buồn cười; người khác làm tốt, nên vui cho họ chứ không phải cảm thấy bất bình.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trong cuộc sống, một số chuyện rất nhỏ cũng có thể khiến người ta khởi tâm chấp trước, nếu không giữ vững, đôi khi có thể sẽ thuận theo những niệm đầu bất hảo này mà làm ra những hành động không ở trong Pháp.

Trong sách ‘Chuyển Pháp Luân’, Sư phụ cũng đã chỉ ra tính nghiêm trọng của tâm tật đố:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thấy thực sự là như vậy, một khi tâm tật đố khởi lên, bản thân sẽ không thể dùng lý tính để nhìn nhận vấn đề. Tôi nghĩ, nếu có người làm tốt hơn mình, vì sao không học hỏi họ nhỉ? Vì sao phải khởi lên tâm không tốt như vậy? Khởi lên tâm tật đố sẽ không có tác dụng tốt mà chỉ làm hại chính mình thôi.

2. Hướng nội tìm trong cuộc sống thường ngày

Khi tôi gặp một số điều trong cuộc sống, có thể cảm thấy kỳ lạ, nhưng đôi khi cũng không chú ý lắm. Tuy nhiên, rất nhiều chuyện lớn nhỏ đều không phải ngẫu nhiên, nếu ngẫm nghĩ, có thể sẽ nhận ra chấp trước của bản thân. Như Sư phụ đã giảng: “Cái điều “kỳ lạ” ấy đã ngăn trở” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân). Nếu chỉ cảm thấy kỳ lạ và không suy nghĩ sâu hơn, có thể sẽ không phát hiện ra rất nhiều chấp trước, thậm chí phải được người khác nhắc nhở rồi mới hướng nội tìm.

Có lần trong tiết học, giáo viên sửa bài tập về nhà và phát cho chúng tôi. Khi người bạn học ngồi sau nhận bài và nhìn thấy một số câu làm sai, thì bắt đầu chửi mắng những lời dơ bẩn, cứ liên tục mắng. Tôi nghe và cảm thấy rất kỳ lạ, cậu ấy chưa bao giờ như vậy trước đây. Tôi nghĩ, để mình nghe như vậy cũng không phải ngẫu nhiên. Sau khi ngẫm nghĩ, tôi nhớ lại khi mình cầm bài tập về nhà, đôi khi cũng khởi tâm oán hận, sinh ra những niệm đầu tức giận, thậm chí còn nghĩ rằng giáo viên đã sửa sai. Tôi nghĩ, các giáo viên làm tốt công việc của họ để giúp chúng tôi tiến bộ, họ không thể vô cớ trừ điểm chúng tôi. Từ việc này, tôi nhận thấy Sư phụ đang nhắc nhở tôi rất nhiều điều, để tôi có thể nhìn thấy thiếu sót của bản thân từ người khác.

Đôi khi ở nhà ăn (tự phục vụ), tôi thấy chỉ còn lại một ít đồ ăn ngon, tôi sẽ lấy ít hơn và để lại cho người khác, nhưng người đứng sau tôi có thể lấy hết phần còn lại. Nhìn thấy người như vậy, trong tâm tôi không thoải mái. Nhưng nghĩ lại, vì sao lại để mình thấy điều này? Tôi nhận thấy mình cũng vậy, khi nhìn thấy thức ăn ngon, cũng không nhẫn được và lấy nhiều hơn, khiến người phía sau có thể bị thiếu; chẳng phải mình đã làm điều tương tự sao? Điều này chẳng phải nhắc nhở tôi đã làm chưa tốt và cần sửa đổi sao? Nếu lúc nào cũng có thể nghĩ đến tu luyện, vậy mọi điều trong cuộc sống đều là để chúng ta đề cao, chúng ta có thể nắm chắc những cơ hội này để nhận ra tâm chấp trước của mình.

Còn có lần khác, tôi nhận thấy tính khí của một người mình quen biết ngày càng không tốt, đôi lúc tôi không muốn tiếp xúc với anh ấy. Tuy nhiên, sau khi nghĩ lại, cảm thấy không thể hướng ngoại tìm như vậy, phải tìm ở bản thân. Tôi phát hiện tính khí của mình cũng trở nên rất khác biệt, khi nhìn thấy ai đó không thuận mắt hoặc làm điều gì đó khiến tôi khó chịu, tôi sẽ tức giận. Sau khi tìm ra điều này, tôi cố gắng thay đổi, khi gặp mâu thuẫn, tôi dùng thiện để đối đãi. Tính khí của bản thân thay đổi tốt hơn, người khác cũng trở nên hiền hòa hơn.

Một ngày nọ, tôi thấy trên chân mình có vài chấm màu tím, không đau cũng không ngứa, rất kỳ lạ, vì tôi cũng không va chạm hay đụng vào bất cứ chỗ nào. Tôi hướng nội tìm, thấy bản thân có vị tư và sắc tâm. Đôi khi tôi không cảnh giác thấy những tâm này trong cuộc sống hàng ngày vì đã hình thành thói quen. Ví dụ, thỉnh thoảng sẽ muốn được lợi hơn một chút…, hoặc lắm lúc quá chú ý đến vẻ bề ngoài của bản thân, đây cũng là liên quan đến sắc tâm. Chưa kể nếu nhìn thấy người qua đường mà đẹp, sẽ muốn nhìn thêm chút nữa, mặc dù là cử chỉ nhỏ, nhưng cũng cho thấy bản thân chưa tu tốt ở phương diện này. Sau đó, khi nhận ra niệm đầu của mình không đúng, tôi liền phát chính niệm thanh trừ nó. Sau khi làm như vậy, tư tưởng của tôi trở nên thanh tĩnh hơn, ít tạp niệm hơn.

Còn nữa, đôi khi bạn bè đùa rằng cử chỉ và lời nói của tôi rất “nữ tính”. Mặc dù tôi biết là nói đùa, nhưng tôi ngẫm nghĩ và cảm thấy xác thực mình giống như họ nói. Gần đây, tôi đọc đoạn thơ này của Sư phụ:

“Âm dương phản bối thế phong thương Đường đường nam nhi vô dương cương
Ưu nhu quả đoạn nương nương điệu
Tâm hung hiệp tiểu thái oa nang” (Âm Dương Phản Bối, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
“Thói đời hư hại âm dương đảo
Đường đường nam tử chẳng ra nam
Rụt rè không quyết như nữ giới
Bụng dạ hẹp hòi quá yếu mềm” (Âm dương đảo ngược)

Đọc xong câu cuối cùng, tôi cảm thấy đôi khi mình đúng như vậy, ví dụ, khi người khác hỏi mượn tôi thứ gì đó, tôi có chút không sẵn lòng, miễn cưỡng và hẹp hòi. Đây chẳng phải là “bụng dạ hẹp hòi” được miêu tả trong bài thơ này sao?

Lần sau, bạn bè mượn tôi một móc khóa nhỏ, ban đầu tôi hơi miễn cưỡng, sợ cậu ấy làm mất, nhưng vẫn cho mượn. Cuối cùng, móc khóa đó thực sự đã bị thất lạc. Lúc mới nghe, tôi không vui lắm, nhưng tôi nghĩ: Vì sao phải chấp trước vào chuyện nhỏ như vậy? Vì sao còn nắm chặt không buông? Mất thì mất, đây là để bỏ đi chấp trước của mình, trong tâm phải khoan dung, đừng hẹp hòi!

Những gì chúng ta gặp xung quanh đều không ngẫu nhiên, đều là phản ánh tình hình của chính chúng ta. Nếu có thể tìm ở chính mình từ những việc nhỏ nhặt này, có thể nhận ra bản thân còn rất nhiều chỗ thiếu sót, thì có thể đề cao bản thân.

3. Bảo trì tâm thái của người tu luyện

Năm nay trường chúng tôi có rất nhiều học sinh mới, rất nhiều trong số đó là trực tiếp tuyển sinh từ xã hội người thường, đến từ các hoàn cảnh và khu vực khác nhau, một số lời nói và hành vi bị xã hội ảnh hưởng rất lớn. Một số sẽ bắt chước theo hành vi, lời nói và cử chỉ của những bạn học mới này khi nhìn thấy họ. Tôi nhận thấy khi bản thân ở bên cạnh những bạn học mới này, đôi khi tâm tôi cũng dao động, đôi khi không giữ vững bản thân. Sau đó, tôi nhận thấy bản thân thực tế vẫn bị dẫn động bởi những thứ bất hảo nơi xã hội người thường, phải để tâm bình tĩnh lại.

Sư phụ giảng:

“Chỉ có ở chỗ quần thể con người phức tạp đến thế, ở hoàn cảnh phức tạp nhất mới có thể tu lên cao công; là có ý như thế. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ý thức rằng mặc dù xu hướng xã hội đang trượt dốc, nhưng là người tu luyện, phải luôn dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân. Vì vậy, sau này, khi tôi nghe thấy ai đó nói lời không tốt hoặc hành vi không đúng mực, tôi sẽ nhắc nhở họ.

Tôi còn nhận thấy mình thường dùng quan niệm cố chấp để nhìn người khác, giống như dán nhãn vậy, nhưng thực tế, người khác có thể không tệ như tôi nghĩ. Tôi thấy loại quan niệm này không đúng, khi tôi nhận thấy bản thân có quan niệm với người khác, tôi sẽ cố gắng bài trừ những niệm đầu này. Sau khi làm như vậy, tôi nhận thấy tâm mình trở nên bình hòa hơn một chút, có thể dùng thái độ thiện lương để đối đãi với người khác, không ngại bị người khác làm phiền, v.v..

Trên đây là một chút thể hội tu luyện của tôi, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn đồng tu!

(Pháp hội chia sẻ của Học viện Nghệ thuật Miền Bắc)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/3/14/在學校生活中多多向內找修心性-474180.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/26/216350.html

Đăng ngày 07-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share