Bài viết của đệ tử Đại Pháp Tây phương tại Thụy Sỹ
[MINH HUỆ 03-12-2023]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các đồng tu!
Đường đời của mỗi sinh mệnh đã được an bài sẵn, con đường của tôi cũng đã được an bài từ lâu lắm rồi. Vài năm gần đây, rất nhiều Pháp lý ngày càng triển hiện rõ ràng hơn trước mắt, và năng lực lý giải của tôi về những Pháp lý đó cũng càng sâu sắc hơn.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tín ngưỡng tôn giáo, và chúng tôi đi nhà thờ vào mỗi ngày Chủ Nhật. Trong nhiều năm, tôi tuân theo các nghi thức tôn giáo, nhưng trong tâm vẫn còn rất nhiều thắc mắc, nhưng không đủ dũng khí để nêu ra. Trong những năm tháng tuổi trẻ đó, tôi cũng đã nảy sinh nhiều câu hỏi về sinh mệnh và tín ngưỡng.
Đôi khi tôi tưởng tượng vũ trụ rốt cuộc to lớn đến mức nào. Tôi tưởng tượng mình rất nhỏ bé, nhỏ như một cây kim. Nếu thế thì vũ trụ phải có kích thước bằng một phòng khách hoặc lớn hơn, phải không nhỉ? Có lẽ nó phải lớn hơn chứ? Có thể lớn bằng cả một thành phố, một quốc gia, một lục địa, hoặc có thể nó lớn hơn địa cầu, hay lớn hơn nữa? Vũ trụ chỉ có một hay nhiều hơn như vậy?
Ý nghĩ này dường như sâu xa vô tận, nó dấy lên nỗi sợ hãi từ sâu thẳm trong tâm tôi. Tôi sợ mình quá ư nhỏ bé và không mảy may giá trị gì đối với Sáng Thế Chủ, sợ Sáng Thế Chủ không buồn ngó ngàng tới một sinh mệnh nhỏ bé như cây kim như tôi. Ý nghĩ này sau đó đã biến thành một quan niệm ngoan cố, rằng “mình không đủ quan trọng và không đáng được yêu thương”. Phải rất lâu sau đó, sau khi đắc Pháp tu luyện vào năm 2010, tôi mới nhận ra tư tâm sâu xa ẩn sau lối nghĩ này. Mãi cho đến khi kinh văn mới “Vì sao có nhân loại?“ được công bố, thì nó mới từ chỗ thâm sâu mà trồi lên.
Những năm tháng sau đó
Trong kinh văn, Sư phụ giảng:
“Hiện nay thế gian con người chính đang diễn ra quá trình cuối cùng của “diệt” trong thành-trụ-hoại-diệt [đó]. Hết thảy của [thời] mạt hậu đều sẽ biến thành bất hảo, cho nên mới có ‘diệt’; vì thế xã hội bây giờ mới loạn thế này. Người ta không có thiện niệm, loạn tính, tâm lý biến thái, những thứ độc hại tràn lan, không tín Thần, và những loạn tượng [khác] nảy sinh khắp cả; đó là điều tất nhiên của thiên thể lúc mạt hậu, chính là đã tới thời đó rồi!” (Vì sao có nhân loại)
Tôi của trước kia càng ngày càng “tự tư”, nhưng vì thân ở trong mê nên tôi căn bản không ý thức được điểm này. Mặt minh bạch của tôi ngày càng bị ức chế. Tôi đã rời xa bản tính thiện lương và ngay chính của mình mà truy cầu sự khẳng định tự ngã, danh tiếng, tự do và lạc thú trong xã hội.
Khi gặp được Đại Pháp, tôi nhận ra cuộc sống của mình thật ảm đạm, cô độc, mê mang, và ích kỷ biết bao. Trong những năm ấy, tôi càng ngày càng tạo nhiều nghiệp lực và hình thành quan niệm mạnh mẽ đối với người khác, với môi trường xunh quanh, và với chính bản thân mình. Chỉ có Đại Pháp mới thực sự có uy lực để phá trừ những thứ này, cũng chỉ có Sư phụ mới có thể tiêu trừ nghiệp lực cho tôi.
Trong ba năm tu luyện vừa qua, tôi đã rơi vào bế tắc, cảm thấy vô cùng cô độc, và còn trải qua một khảo nghiệm căn bản. Lần khảo nghiệm này đã cho tôi cơ hội nhìn rõ hơn những thứ không thuộc về chân ngã của mình, giúp tôi nhận thức rõ hơn các Pháp lý ở tầng thứ sở tại của bản thân, đồng thời chứng thực Pháp.
Nguyên nhân của lần khảo nghiệm này là do mâu thuẫn với một vị đồng tu. Lúc ấy, tôi đã tham gia vào một hạng mục được vài năm. Sau một thời gian, tôi được thay đổi vị trí để hỗ trợ trực tiếp hơn nữa cho cấp quản lý. Năm ngoái, tôi bị mất vị trí này. Nhìn bề ngoài, tôi bị mất nhiệm vụ này trong hạng mục là do mâu thuẫn, và vì có người có năng lực hơn thay thế, nhưng nó cũng làm lộ ra rất nhiều chấp trước của tôi như phẫn nộ, chán chường, tật đố, mất phương hướng, nghi ngờ bản thân, v.v.. Cơ bản nhất là, tôi đã mất đi tín tâm vào hạng mục quan trọng nhất của Sư phụ. Điều tôi nghi ngờ không phải là bản thân hạng mục, mà là việc thực thi ở tầng diện con người và sự quản lý của người điều phối hạng mục. Sự nghi ngờ này mạnh mẽ đến nỗi tôi không biết trong tình huống ấy, tôi có còn muốn, có còn được tham gia hạng mục nữa hay không.
Vài tuần trước khi vị trí của tôi chính thức bị bãi bỏ, tôi đã đề cập với nhân viên quản lý hạng mục về phương thức tư duy và hành vi trong văn hóa đảng. Tuy nhiên khi trao đổi, cơ điểm của tôi không phù hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, mà do sự chán chường, phẫn nộ, và thái độ chỉ tay năm ngón đối với người khác. Phương thức tư duy văn hóa đảng của tôi cũng thể hiện rõ.
Sau lần mâu thuẫn này, trường không gian của tôi tràn ngập sự oán trách và thất vọng, thấy mình rất khó nhìn nhận vấn đề một cách lý trí và khách quan. Sau đó, tâm oán hận và tuyệt vọng cũng nổi lên. Tôi đâm ra hoài nghi: “Tôi có được, có muốn tiếp tục thực hiện công việc trong hạng mục này nữa không?” Quan niệm và cái tình của con người đã cản trở tôi. Mặc dù mọi thứ đều chỉ ra rằng đây là can nhiễu và là bản thân tôi cần phải đề cao, nhưng vẫn rất khó khăn để tôi nhìn rõ nó. cựu thế lực đã đánh trúng chỗ sâu kín nhất, điểm yếu nhất của tôi.
Tôi không ngừng tự hỏi mình: Tôi đến thế giới này rốt cuộc là vì điều gì? Tôi muốn chứng thực bản thân hay muốn chứng thực Pháp? Tôi có sẵn sàng phóng hạ tự ngã của mình và đặt Đại Pháp ở vị trí thứ nhất không? Trong quá trình này, tôi bắt đầu quy chính bản thân và đặt Đại Pháp lên hàng đầu. Tôi thấy tầng thứ của mình đang dần được đề cao. Đôi khi những vật chất phụ diện ích kỷ trở nên mạnh mẽ đến mức tôi chỉ muốn rút lui và tránh xa các hoạt động tập thể. Nhưng phía minh bạch của Thần đã chiến thắng phía mặt con người. Tôi nhận thức được rằng nghiệp bản thân đã tạo thì phải tự đối mặt với nó và tiêu trừ nó.
Tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ và nghĩ: Tôi dùng đối đãi với hạng mục và vị đồng tu này bằng thái độ tiêu cực thì có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn không? Cứ cho là tôi đúng đi nữa thì chẳng phải cũng chỉ là tại một tầng thứ sao?
Ở tầng thứ này, tôi ngày càng nhận thức sâu sắc hơn đâu là chân ngã, đâu không phải chân ngã, đâu là chứng thực Đại Pháp, đâu là chứng thực bản thân, đồng thời dựa trên Pháp lý mà tôi đã nhận thức được để quy chính bản thân, như vậy tôi có thể tiếp tục tiến về phía trước.
Nghe theo điểm hóa của Sư phụ và nhận thức Pháp trong khảo nghiệm
Trong mấy tuần sau đó, Sư phụ đã nhiều lần điểm hóa cho tôi một việc quan trọng thông qua một câu chuyện tu luyện, khiến tôi triệt để nhìn ra được nguyên nhân sâu xa của chấp trước của bản thân.
Câu chuyện này kể về một môn đồ của Chúa đã đối mặt như thế nào với những chấp trước của mình như oán hận, tiêu trầm, hoài nghi, và tranh đấu, v.v. Một lần trong cơn mưa bão, Thiên Chúa bước đi trên mặt nước. Các đệ tử của Ngài ở trên thuyền vì không biết bơi nên lo sợ bị chết đuối. Trong cơn giận dữ và bi quan, một môn đồ đã khiêu khích Chúa, nói rằng nếu Ngài làm cho anh ta cũng có thể đi trên mặt nước thì anh mới thực sự tin rằng Ngài chính là Chúa. Chúa đồng ý làm cho môn đồ kia đi trên mặt nước, nhưng với một điều kiện: Anh ta không được nhìn sang bên phải hay bên trái, phải mặc kệ sóng dữ lẫn cuồng phong, mà chỉ tập trung sự chú ý đến Thầy của anh ta.” Thực ra, Ngài mong muốn các đệ tử của mình buông bỏ hết thảy sợ hãi và chọn kiên định tín niệm. Trong cơn bão, môn đồ ấy bước ra khỏi thuyền nhỏ và đặt chân lên mặt nước. Đang lúc do dự chưa quyết định nên thế nào, anh ta nhìn trái nhìn phải, trông thấy sóng dữ, nỗi sợ hãi ập đến, anh biết mình không biết bơi, nên chỉ có thể chờ chết, thế là anh bắt đầu chìm dần và đang trong nguy cơ chết đuối. Lúc này, Chúa kéo anh ta lên khỏi mặt nước, nắm lấy tay anh, đưa anh trở lại thuyền, rồi ôm anh vào lòng an ủi.
Bây giờ, tôi đã minh bạch tại sao câu chuyện này lại tiến nhập vào cuộc sống của tôi theo nhiều cách trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi nhận ra Chúa rất từ bi và yêu thương các môn đồ của mình, ngay cả khi các môn đồ không tin Ngài, Ngài vẫn không từ bỏ môn đồ ấy, Chúa luôn đồng hành cùng anh bước qua hành trình gian nan.
Tôi đột nhiên hiểu ra điều gì đã bám rễ sâu vào tôi từ khi còn nhỏ.
Sư phụ giảng:
>“Nhưng mà có những người khi gặp khó khăn cầu Thần trợ giúp, không đạt được thỏa mãn bèn bắt đầu hận Thần, từ đó bước sang phía phản Thần, thậm chí nhập ma đạo rồi lại tạo tội nghiệp mới.” (Vì sao có nhân loại?)
Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng, tôi và vị môn đồ đó là giống nhau, tôi cũng ôm nỗi oán hận sâu sắc trong lòng.
Tôi có một quan niệm biến dị hình thành từ thời thơ ấu, đó là coi khó khăn là bất công. Hễ người khác, trên bề mặt, được đãi ngộ tốt hơn, có được vị trí mà tôi thích mà “năng lực” không tương xứng, hoặc là vị trí tôi đã bỏ ra nỗ lực gấp đôi mà không đạt được, hoặc người khác thoải mái hơn tôi, hoặc người khác có kiến giải hoặc năng lực cao hơn, sâu hơn thì trong lòng tôi sẽ nảy sinh oán hận và tật đố, cảm thấy mình bị trừng phạt, không được đối xử công bằng. Mặc dù biết Pháp lý, nhưng tôi lại không đề cao lên. Chính vì chủng quan niệm này, mà tôi xem mọi sự thành sự trừng phạt, mà không nghĩ đến chính thái độ, hành vi của mình đã dẫn đến hậu quả đó. Chỉ khi nhận ra sự oán giận sâu sắc này, toàn tâm toàn ý nhận lỗi với Sư phụ, và vứt bỏ loại an bài này của cựu thế lực, thì mới bắt đầu xuất hiện sự cải biến về căn bản. Tôi bắt đầu minh bạch, bất luận tôi cố gắng thế nào, chờ đợi bao lâu, tôi cũng không thể trở thành người như mình mong muốn, bởi đó không phải là vận mệnh của tôi, cũng bởi vì tôi không có chỗ đức đó để hoán chuyển.
Nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai
Trong quá trình này, tôi ngộ ra nhiều vấn đề then chốt. Đối với đường đời của tôi mà nói, người khác có chấp trước hay quan điểm nào khiến tôi bất an hay không, người khác có nhận ra nhân tố văn hóa đảng ở bản thân họ và có sẵn sàng tiêu trừ những nhân tố này hay không, hay người khác đối xử với tôi như thế nào, thì đều không quan trọng. Tôi phải buông bỏ chấp trước của mình mới là điều thực sự trọng yếu.
Tôi nhận thức sâu sắc rằng là một người tu luyện, khi người khác không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, thì giảng đạo lý, mệnh lệnh hay phê bình cũng không thể nào cải biến được họ. Muốn phá trừ tư tưởng, hành vi, chấp trước, và quan niệm mang văn hóa đảng thì không thể giảng đạo lý hay dùng cái tình, càng không thể dùng mệnh lệnh mà cải biến. Chỉ có lấy từ bi làm xuất phát điểm, nhận thức được Pháp lý, thì mới có thể cải biến từ căn bản. Thông qua chia sẻ dựa trên Pháp, chúng ta có thể mở rộng tấm lòng, thì có thể nhận thức được vấn đề của bản thân, hơn nữa Sư phụ sẽ giúp chúng ta tiêu trừ những nhân tố này.
Lấy từ bi làm xuất phát điểm, thì có thể chạm đến căn bản của sinh mệnh. Cho dù thái độ của tôi chưa hoàn toàn từ bi, thì tôi vẫn có thể phủ định hết thảy sự vật không phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, và ngừng nuôi dưỡng ma tính. Nếu tôi chìm đắm trong những vật chất phụ diện, thì sẽ tạo càng nhiều nghiệp hơn một cách vô thức. Đây không phải là để sống một cuộc sống tốt đẹp ở tầng diện con người, phục hồi sức khỏe, hay có thể sống một cuộc đời vô tai vô bệnh, mà là tin vào Sư phụ và Đại Pháp, đồng hóa Pháp, cũng như chứng thực Pháp.
Trong thời đại mang tính lịch sử này, tôi cũng không hẳn đã hoàn toàn thấy được niềm vinh diệu của việc làm đệ tử Đại Pháp, nhưng tôi biết rằng tôi không muốn bị cơn sóng kia can nhiễu nữa. Tôi nên tập trung vào sứ mệnh của mình. Trong quá trình đó, tôi sẽ ngày càng buông bỏ cách nhìn nhận mình về bản thân cũng như người khác.
Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bài chia sẻ của mình bằng đoạn kinh văn sau đây, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Tình yêu của Ngài là thánh ân cao nhất đối với chúng sinh! Người thế gian được Ngài yêu thương là vinh hạnh to lớn nhất của con người!” (Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh)
Cảm tạ Sư tôn từ bi, cảm tạ Ngài đã không buông tay con và các đồng tu.
Một lần nữa, con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!
(Bài giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đức năm 2023)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/3/468857.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/6/213225.html
Đăng ngày 25-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.