Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 15-03-2024]

Con kính chào Sư phụ tôn kính!

Chào các đồng tu!

Tôi đến từ Đài Loan, đang là học sinh lớp 11 của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc. Năm nay là năm thứ hai tôi học tập ở Học viện Nghệ thuật Phương Bắc. Tôi muốn nhân dịp Pháp hội lần này để chia sẻ tâm đắc thể hội gần đây trong tu luyện của bản thân.

1. Coi trọng phát chính niệm

Những năm qua, mỗi lần diễu hành hay có các hoạt động Đại Pháp trời thường mưa và các đồng tu thường nhắc nhở cần phát chính niệm, nói rằng tại không gian khác là cuộc đại chiến giữa chính và tà, phát chính niệm mới có thể thanh trừ tà ác. Kỳ thực đối với tôi mà nói điều ấy rất khó lý giải, tôi tin điều đó thực sự tồn tại, nhưng vì không nhìn được không gian khác nên đôi khi tôi không coi trọng lắm. Bộ phim “Trở lại thành Thần” ra mắt vào cuối năm ngoái khiến tôi một lần nữa phải nhìn lại bản thân.

Trước đây khi phát chính niệm tôi đều chỉ là ngồi cho đúng tư thế rồi làm các thế tay phát chính niệm, dù sao cũng là để biểu hiện cho mọi người thấy rằng bản thân mình đang phát chính niệm, không có biếng trễ, nhưng thực ra cho đến tận bây giờ tôi cũng không nghĩ bản thân có năng lực có thể trảm yêu trừ ma, hơn nữa trước đây dưới chế độ trường học ở Đài Loan, tôi cũng có tâm lý phản nghịch, có một giai đoạn ngay cả phát chính niệm một cách hình thức như vậy tôi cũng không thực hiện. Sau khi xem phim, vì trong phim có miêu tả bằng hình ảnh nên rất dễ hiểu, tôi nhận ra rằng rất nhiều sự việc mà con người không cách nào giải thích được hoặc không cách nào cải biến được lại chỉ cần dùng chính niệm để giải quyết. Trước khi Quang Minh bị thu hoạch nội tạng sống, cảnh tượng các Thần trên thiên thượng đồng loạt phát chính niệm gia trì khiến tôi ấn tượng rất sâu sắc, lực lượng thực sự rất to lớn, điều đó khiến tôi nhớ tới một đoạn Pháp trong Chuyển Pháp Luân: “‘Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân) Tôi biết trong các bài kinh văn những năm qua, Sư phụ đã nhiều lần nhắc đến việc phát chính niệm, nhưng tôi vẫn chưa đọc, cho đến tận một lần học Pháp giao lưu, khi mọi người cùng nhau đọc các kinh văn và thông tri liên quan đến phát chính niệm, tôi mới bắt đầu thấy thực sự cần thực hiện tốt việc phát chính niệm.

Một hôm, tôi ý thức được trạng thái tu luyện của mình rất tệ và tôi cứ nghĩ nhất định là có chỗ nào đó bản thân cần phải đột phá mới cải thiện được trạng thái không tốt này. Khi vừa mở trang Minh Huệ ra tôi liền thấy cụm từ “phát chính niệm” xuất hiện rất nhiều trên tiêu đề các bài viết cũng như các bài mở ở chế độ xem trước, tôi nghĩ phải chăng vì bản thân vẫn chưa thực hiện tốt việc phát chính niệm nên trong tu luyện mới mãi không có đột phá. Sau khi đọc một vài bài chia sẻ về phát chính niệm, tôi cũng cố gắng tăng cường phát chính niệm để thanh trừ những thứ bất hảo trong trường không gian của bản thân, sau đó tôi phát hiện khi phát chính niệm xong cảm thấy toàn thân sảng khoái, những vật chất bất hảo đều tan thành mây khói. Việc phát chính niệm thực sự rất trọng yếu, hiện tại tôi nỗ lực để không bỏ lỡ việc phát chính niệm, tuy rằng thỉnh thoảng cũng xuất hiện cảm xúc phụ diện không muốn phát chính niệm, nhưng tôi có thể ý thức được đó là niệm đầu bất hảo, đó không phải là tôi, tôi cần bài trừ nó, khắc chế nó, cần làm tốt việc phát chính niệm, một trong ba việc cần làm.

2. Hành xử với người khác giới

Đôi khi giáo viên và bạn học nhắc nhở rằng tôi quá gần gũi với học sinh nam, hoặc như vừa đùa vừa chỉ ra cho tôi chỗ tôi làm chưa tốt. Tuy rằng ngoài mặt tôi vẫn tươi cười, nhưng trong tâm có chút không vui. Tôi cũng không rõ là do tâm thể diện hay tâm không để người khác nói chưa buông bỏ được, mà thay vì hướng nội tìm chỗ chưa tốt của bản thân, tôi lại hướng ngoại tìm xem người nào, người nào hôm nào đó cũng như thế.

Hồng Ngâm VI có nhiều bài đề cập đến hành vi quan niệm hiện đại. Tôi hướng nội tìm ở bản thân xem có hành vi nào không phù hợp với Pháp hay không, nhưng không tìm ra nguyên do. Một hôm, nghe được cuộc nói chuyện giữa giáo viên và một bạn học sinh, tôi phát hiện ra rất nhiều quan niệm tôi cho là bình thường ấy kỳ thực lại là quan niệm đã biến dị. Giáo viên nói đến một câu chuyện xưa, thời cổ đại, nữ giới không thể tùy tiện nói chuyện với nam giới, ngay cả một cái liếc mắt cũng là thiếu tôn trọng. Tiêu chuẩn tu dưỡng đạo đức của người cổ đại là như vậy, sứ mệnh của chúng ta là phục hưng truyền thống, trở về truyền thống, sao ngay cả đạo lý đơn giản như vậy tôi cũng không nhận thức được, còn cảm thấy bản thân mình tốt hơn người khác.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Trong xã hội, không thể không tiếp xúc với người khác giới, vậy làm sao để nắm chắc được ranh giới này là điều tôi cần phải học. Trong xã hội đang trượt dốc này, nhất định phải tuân thủ nghiêm bổn phận của mình. Sau khi ý thức được bản thân tồn tại vấn đề này tôi cần nỗ lực thực hiện cho tốt, không thể lại giống như trước kia trôi theo dòng nước. Cổ nhân đều nói, ý là “Từ chốn bùn lầy mà không vấy bẩn, đóa sen thanh khiết không hề nhuốm bùn”, thân là đệ tử Đại Pháp lại càng cần làm cho tốt, còn cần dẫn dắt mọi người cùng làm tốt.

3. Loại bỏ tâm tật đố

Trong quá trình trưởng thành, tâm lý tự tư ở tôi rất nổi cộm, biểu hiện rõ nhất chính là tâm tật đố. Tâm tật đố đối với tôi vẫn luôn là một quan rất khó vượt qua. Từ nhỏ, việc gì tôi cũng phải tranh đúng sai, rất hiếu thắng, bất kể việc lớn hay việc nhỏ chỉ cần thấy người khác đắc được thứ mà tôi cho là thuộc về mình, hoặc thấy người khác tốt hơn mình thì trong tâm liền bất bình. Bản đầy đủ bộ phim “Trở lại thành Thần” có đề cập đến tâm tật đố. Khi tâm tật đố của Quang Minh nổi lên thì cùng lúc đó một loại khí màu tím quái dị phát ra tràn ngập toàn bộ thế giới của Quang Minh, tôi cảm thấy vô cùng chấn động, nguyên lai nhất tư nhất niệm của bản thân tại không gian khác sẽ tạo thành ảnh hưởng lớn như vậy. Sau đó, tôi đã hiểu vì sao trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Có một đoạn thời gian, tôi phát hiện chủng vất chất bất hảo của tâm tật đố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của tôi, tôi không thể không nhìn thẳng vào vấn đề. Cả ngày tôi không có động lực luyện đàn, đọc sách, sáng sớm luyện công cũng không dậy nổi, trong tâm rất mệt mỏi, thân thể cũng cảm nhận được gánh nặng. Tôi biết trạng thái này không thể được, nhưng không tìm ra căn nguyên rốt cuộc là ở đâu. Có hôm lúc luyện đàn tôi phát hiện bình thường tôi vốn có thể điều khiển cây cung rất tốt nhưng đột nhiên nó lại không nghe theo tôi nữa, giai điệu của ca khúc cũng vì độ nghiêng của cung mà âm sắc không đạt và bị giáo viên nói vài câu. Ban đầu tôi còn định tìm cớ cho bản thân, rằng chỉ có hôm nay mới không tốt, tiếp tục lừa gạt chính mình, rồi đột nhiên chữ “bất bình” rất lớn hiển hiện trong đầu não tôi, tôi ý thức được rằng cái tâm bất bình này khiến âm nhạc của tôi không đột phá nổi, hơn nữa trong rất nhiều sự việc tôi đều lựa chọn cách đối đãi tiêu cực nên mới liên tục oán trách. Đặc biệt là vấn đề kiểm tra để lên núi, tuy trong tâm tôi biết việc có duyên phận lên núi hay không, gồm cả lúc nào lên núi thì đều đã có an bài cả rồi, nhưng thấy bạn bè xung quanh mình cứ từng người lần lượt người lên núi, trong tâm tôi vẫn có chút không thoải mái, tôi biết đó chính là tâm tật đố, lúc người khác có điều tốt thì không vui mừng thay cho họ mà trong tâm lại bất bình. Có lúc có người đem tôi ra so sánh với bạn đã được lên núi, thậm chí là người tôi mới chỉ nghe qua tên thôi chứ cũng chưa từng gặp mặt, trong tâm tôi cũng sinh chút ác cảm với những người bạn được lên núi đó, nghe đến những bình luận hoặc đến người nào đó có liên quan là trong tâm tôi sẽ nổi phong ba bão táp. Tuy biết đó là quan để đề cao tâm tính của bản thân, nhưng khi thực sự đối mặt tôi lại luôn tức giận đẩy trở lại, trút bỏ tâm tình bất mãn thường ngày, cảm thấy bản thân bị lún sâu trong danh, lợi, tình rồi bị những tâm tình đó khống chế không cách nào tự thoát ra được.

Tôi nhận ra mình đã quá xem trọng cái “tôi”, khiến bản thân bị cục hạn trong cái mê này. Tư tâm cũng bộc lộ ra, tư tâm là vì để bảo hộ bản thân, sợ bản thân chịu thiệt hại về lợi ích mà sinh ra. Muốn làm một sinh mệnh vị tha thì cần phải buông bỏ tư tâm. Tôi bắt đầu cố gắng dần dần tiếp thu ý kiến của mọi người về mình, và khi bị so sánh tôi thấy bản thân không có tâm lý bất bình như trước nữa mà ngược lại đã biết suy xét chính mình, nghĩ xem liệu bản thân có tâm hiển thị hay phải chăng mình chưa khiêm tốn hay có tâm tự mãn không v..v… Tuy tôi chưa đạt đến cảnh giới là mỗi khi người khác chỉ ra chỗ thiếu sót của bản thân thì đều biết cảm tạ người ta nhưng ít nhất trong tâm cũng không sinh oán hận. Thật mừng là một hôm khi biết điểm thi của bạn học cao hơn mình, tôi đã không tật đố mà thấy mừng cho bạn ấy, thấy nỗ lực của bạn cuối cùng đã được đền đáp nên trong tâm cũng rất vui mừng. Tôi biết đó là Sư phụ đã giúp tôi gỡ bỏ vật chất bất hảo của tâm tật đố, tôi cũng sẽ tiếp tục đào sâu để loại bỏ những tư tâm khác. Con xin cảm tạ Sư phụ!

4. Nhớ lại quá trình một lần đề cao tâm tính

Trong dịp năm mới có rất nhiều diễn xuất khiến chúng tôi vô cùng bận rộn, thời gian luyện đàn về cơ bản đều dành cho các buổi diễn tập. Vì không thể đảm bảo thời gian luyện đàn của bản thân, nên việc diễn xuất đối với tôi mà nói áp lực rất lớn. Lớp học văn hóa dường như cũng trong tuần thi, một ngày có vài bài thi, nhưng bài tập về nhà cũng không ít đi chút nào. Tôi thi cử không tốt, bài tập về nhà cũng chưa hoàn thành. Trong kỳ nghỉ, rõ ràng là giáo viên không hài lòng về môn học chuyên ngành của chúng tôi, vậy nên ngày nào tôi cũng oán trách, tâm tình cực kỳ bất ổn. Tôi nhớ hôm đó diễn xuất, thân thể tôi suy sụp, thậm chí đến bước đi cũng không có chút sức lực, hơn nữa còn có chút khảo nghiệm về tâm tính, thân tâm vô cùng kiệt quệ. Lúc nghe giáo viên gọi đi học Pháp, tôi chỉ muốn trốn đi nghỉ nhưng tôi biết lúc này mình cần phải đi học Pháp, chỉ có đề cao bản thân mới có thể cải biến được những điều khác, vậy nên tôi đã đi học Pháp, sau đó tâm tình tôi bình ổn lại và các diễn xuất đều thuận lợi.

Tôi cho rằng sự việc cứ như vậy sẽ qua đi, chỉ cần chịu đựng thống khổ trên thân thể và cải biến tâm lý bất mãn của bản thân thì hết thảy sẽ khôi phục bình thường trở lại. Nhưng thực tế lại không như vậy. Trước đây mỗi lần chỉ cần diễn xuất vừa kết thúc, áp lực của tôi liền tan thành mây khói, nhưng lần này tôi không ngờ rằng áp lực không những không hết mà ngược lại còn tăng lên, những việc không như ý, không hài lòng cứ thế chạy ra như đèn bão, khiến tâm tôi cảm thấy rất không thoải mái. Tôi biết nhất định là do gần đây bản thân học Pháp ít, luyện công không đều, nhưng vẫn là hướng ngoại nhìn, càng nghĩ càng bực mình. Có hôm tôi than phiền với mẹ một việc không như ý gần đây, mẹ đang bận, nên trong điện thoại không để ý nhiều đến tôi, tôi càng nói càng kích động, mẹ nghe xong cảm thấy tôi không thiện, khẩu khí không tốt lắm nên đã nói tôi vài câu, tôi rất tức giận, chỉ mong mẹ giúp tôi lấy lại chút tinh thần, vậy mà lại bị mẹ nói cho một trận. Tôi liền gác máy, quay ra tiếp tục than phiền với bạn bè. Sau đó tôi thấy cô ấy chia sẻ với tôi về trường hợp sếp của cô ấy, ông chủ giao cho cô ấy đều là những nhiệm vụ không thể hoàn thành nổi, cô ấy cũng lo lắng, nhưng không oán trách mà xin Sư phụ ban cho cô ấy trí huệ. Cô biết đó là chỉ đạo và yêu cầu nên cô ấy chỉ nghĩ xem làm sao để tận lực làm và có khi kỳ tích sẽ xuất hiện. Tâm càng lo lắng mất bình tĩnh thì vấn đề lại càng nổi cộm rồi cuối cùng thân tâm đều kiệt quệ mà vẫn không thể giải quyết được vấn đề.

Tôi nghĩ rất nhiều việc tôi đã quá xem trọng, tâm trách nhiệm nơi con người quá nặng, muốn làm các việc cho tốt, nhưng lại quá chấp trước vào việc nhất định phải làm tốt, trong đó còn xen lẫn tâm chứng thực bản thân, tâm cầu danh, khiến xuất phát điểm ban đầu vốn tốt đẹp lại bị thay đổi. Tôi cũng chưa làm được chữ nhẫn, nhẫn không vững nên oán trách, không tu khẩu, cũng không nhẫn được tức giận, không hướng nội tìm chỗ thiếu sót ở bản thân và dùng chính niệm đối đãi với sự việc, mà lại oán trách cuộc sống bất công với mình, căm phẫn bất bình.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Hiện giờ nghĩ lại tôi thực sự thấy hổ thẹn, sao tu luyện đã nhiều năm như vậy rồi mà tôi vẫn chưa làm tốt chữ Nhẫn, chữ Nhẫn ấy tiếng trung gồm phía dưới là bộ tâm và phía trên bộ tâm là bộ đao, quả thực rất khó, nhưng nếu như lúc nào cũng có thể dùng Pháp đo lường bản thân thì nhất định sẽ có chỗ đề cao.

Sau khi tìm ra tâm chấp trước, tôi cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, trong tâm tựa như đã gỡ bỏ được một tảng đá lớn, vốn là chuyện phiền lòng giờ cảm thấy cũng trở nên không còn phức tạp đến thế nữa, thân thể cũng dần dần quay trở về trạng thái đúng đắn, hết thảy mọi thứ đều theo hướng tiến triển tốt đẹp. Khi viết bài này, tôi cũng nhận ra bản thân chưa làm được hoàn toàn 100% tín Sư tín Pháp, khi gặp vấn đề toàn dùng nhân tâm, nhân niệm suy xét sự việc, xem bản thân như người thường nên đương nhiên không thể xử lý tốt sự việc. Giống như diễn xuất năm nay của Thần Vận, cậu học trò ngu ngốc vì hành thiện mà gặp được vị Thần tiên giúp cậu thay bộ não ngu dốt thành bộ não vàng khiến cậu điều gì cũng biết.

Không có việc nhỏ trong tu luyện, mỗi một việc tưởng chừng như chỉ là việc nhỏ thông thường nhưng đều là cơ hội tốt để đề cao tâm tính. Tôi xin cảm ơn tất cả những người đã giúp tôi mỗi một lần đề cao.

Trên đây là tâm đắc thể hội trong tu luyện của bản thân, nếu có chỗ nào chưa phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội ở Học viện Nghệ thuật Phương Bắc)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/15/474225.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/29/216385.html

Đăng ngày 05-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share