Bài viết của Kiên Tín (Trung Quốc đại lục)
[MINH HUỆ 04-12-2023]
Chân chính học Pháp vẫn phải thông đọc, thậm chí là học thuộc, thì bình thường khi gặp vấn đề mới có thể nhớ đến Pháp mà Sư phụ giảng, đối chiếu ngôn hành của bản thân mà tự quy chính mình.
Minh bạch Pháp lý mới có thể tu trong Pháp, mới có thể bước tốt con đường của mình, mới có thể theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ, mới có thể không bị cựu thế lực tà ác dùi vào sơ hở, mới có hy vọng trở nên thành thục viên mãn, mới có thể được Pháp thân của Sư phụ bảo hộ. Các đồng tu có tin hay không lại là lựa chọn của từng cá nhân.
Sư phụ giảng:
“Là chư vị mà nói, các đệ tử Đại Pháp, càng đến cuối càng nên bước đi cho tốt con đường của mình, tận dụng thời gian tu bản thân cho tốt.”
“Nhất định phải học Pháp cho tốt, đó là bảo đảm căn bản cho sự quy vị của chư vị.”
(Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)
“Một người không thể tu trong Pháp thì không thể chân chính nhận thức Pháp. Chỉ có thật sự nắm chắc Pháp, thì mới có thể đi cho chính con đường ấy, sinh mệnh ấy mới được bảo đảm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)
“Đệ tử Đại Pháp cần phải tu trong Pháp, cần làm tốt ba việc của đệ tử Đại Pháp, thì mới có thể đi cho ‘chính’ con đường này, mới có thể tẩy sạch những thiếu sót của bản thân mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012, Giảng Pháp các nơi XII)
“Đại Pháp không có danh, không có lợi, không có quan chức, chỉ là tu luyện.” (Một đòn nặng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
“Chỉ đọc sách thôi, không làm việc mà đệ tử Đại Pháp cần nên làm, thế thì chư vị là đệ tử Đại Pháp chăng?” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)
Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Khí công là tu luyện, là điều siêu thường, không phải là môn thể thao nơi người thường; cần phải coi trọng tâm tính thì mới có thể lành bệnh hoặc tăng công.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
“người thường ở nơi xã hội người thường, họ [chỉ] là người thường; muốn phát triển như thế nào, [sống] tốt ra sao. Họ càng [sống] tốt, thì càng tự tư, càng muốn chiếm hữu nhiều, họ càng rời xa đặc tính vũ trụ, họ tiến đến diệt vong.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
“Người luyện công cầu điều chi? Cầu tiền ư? Mọi người thử nghĩ, người luyện công cầu tiền tài là sao? Cầu mong giúp thân nhân tiêu nạn tiêu bệnh chính là chấp trước đối với tình cảm thân quyến. Phải chăng muốn chi phối vận mệnh của người khác; mỗi người đều có vận mệnh của mình chứ!” Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
“Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Trong Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ giảng:
“Tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật Tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Cá nhân tôi ngộ rằng, người tu luyện chân chính chỉ có quyết đặt tâm thái và mục đích như thế, thì trong danh-lợi-tình nơi người thường mới dễ dàng buông bỏ, mới có thể thực sự theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ.
Vì sao càng về cuối, càng phải tu luyện bản thân trong Pháp?
1. Vẫn còn một bộ phận rất lớn các đồng tu lâu năm nói, tôi đã có tuổi rồi, trí nhớ kém rồi, vẫn cứ dùng cái lý nơi người thường để cường điệu yếu tố khách quan, bản thân lại không ý thức được tính nghiêm trọng của nhân tâm. Học Pháp đã bao năm rồi, bạn là sinh mệnh đi trên con đường của Thần, bạn có Sư phụ, có Pháp bên cạnh, có sứ mệnh, có trọng trách, vì sao lại cứ coi lý của con người thành chính lý của người tu luyện chứ? Đây là tu trong Pháp sao?
Mục đích chân chính của việc học Pháp xem sách mỗi ngày là: Hoàn toàn dùng Pháp lý của Sư phụ, từng câu từng chữ chân lý để triệt để cải biến, chỉnh sửa, thay thế, hoán đổi, chuyển biến đủ loại tính khí, thói quen, tính xấu, tự ngã, tư tâm, tham tâm, tiền tài lợi ích, các loại tình và dục vọng của con người, cùng tâm con người và lý của con người về mọi phương diện đã dưỡng thành nơi xã hội nhân loại từ nhỏ đến lớn.
Chỉ có trong mỗi từng lời nói hành động hằng ngày, trong từng tư từng niệm khi gặp phải vấn đề khiến bạn xung động và liên quan, đều có thể đối chiếu với Pháp lý của Sư phụ để đo lường và quy chính bản thân, thế mới đúng là đang tu trong Pháp. Học Pháp không tu tâm, không đề cao tâm tính, thì không thể ngộ ra được Pháp lực và trí huệ vô biên của Đại Pháp.
2. Chỉ có quyết tâm tu luyện, buông bỏ tâm người thường, nào tiền tài lợi ích, đủ loại dục vọng về danh-lợi-tình bủa vây, v.v. Đặc biệt tuổi càng cao, lại càng không có bất kỳ sự lựa chọn nào, bởi vì nếu không chiểu theo Pháp lý của Sư phụ để yêu cầu và quy chính bản thân, thì cựu thế lực tà ác càng không buông tha bạn. Tuyệt đối không có con đường thứ ba cho bạn sống nhẹ nhàng thoải mái qua ngày đâu.
3. Càng về cuối, thì chỉ còn duy nhất một con đường là đối chiếu với Pháp lý của Sư phụ một cách thiết thực, học được một điểm thì nắm chắc một điểm, trong đầu tồn trữ thêm được một điểm Pháp lý của Sư phụ, mới có thể dần dần cải biến, hoán đổi, thay thế, chuyển biến những thói quen và đủ loại quan niệm, ý thức tư tưởng đã dưỡng thành nơi người thường, nhưng đòi hỏi bản thân phải nghiêm khắc yêu cầu ngôn hành của bản thân. Thế nên đề cao tâm tính là nghiêm túc, là đang thiết thực nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không phóng túng tự ngã.
4. Là một đệ tử tu luyện chân chính, nếu muốn đạt được mục đích thành thục trong Đại Pháp, đạt tiêu chuẩn viên mãn chân chính, cá nhân tôi ngộ rằng cực kỳ cực kỳ không dễ dàng. Vì một là tính bao dung của Đại Pháp là tiêu chuẩn tu Phật tu Đạo cao chưa từng có từ cổ chí kim, liên quan đến vạn sự vạn vật trong vũ trụ, được biết bao sinh mệnh công nhận; hai là vì Đại Pháp có nội hàm uyên thâm, sâu xa vô tận; ba là tiêu chuẩn thiết thực vô cùng nghiêm khắc, vô cùng nghiêm túc; bốn thời gian rất cấp bách.
Vì nhân tâm phức tạp, xác thực có liên đới tới vạn sự vạn vật, hàng nghìn hàng vạn loại tư tưởng nhân tâm, quan niệm tự tư cố hữu từ cổ chí kim, muốn chuyển biến một cách triệt để, thì quả thực là một quá trình thoát thai hoán cốt. Thực ra, Sư phụ trong mỗi lần giảng Pháp đều giảng về yêu cầu nghiêm khắc của Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp tất phải đối đãi nghiêm túc với tu luyện của bản thân.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/4/468917.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/4/214161.html
Đăng ngày 31-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.