Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 24-01-2024] Sau khi đọc kinh văn mới của Sư phụ Lý, “Tránh xa hiểm ác”, tôi ngộ được rằng nguy hiểm lớn nhất đối với người tu luyện là khi không vượt quan được lại oán trách Đại Pháp, oán trách Sư phụ. Cái tâm oán trách này là tệ hại nhất, đương nhiên cũng nguy hiểm. Sau này khi đọc đi đọc lại bài kinh văn này, tôi nhận ra rằng quan trọng là cần hiểu được tại sao chúng ta phải gặp khổ nạn trong tu luyện và cần đối đãi vấn đề này như thế nào.
Gốc rễ của khổ nạn
Tôi ngộ được rằng, nợ thì phải hoàn trả, đó là lý cơ bản của vũ trụ. Vậy nên nghiệp lực mà bản thân đã nợ từ đời này qua đời khác sẽ trở thành khổ nạn trên con đường tu luyện. Chính vì những khổ nạn này của chúng ta chưa được trừ bỏ hết (nợ nghiệp chưa hoàn trả hoặc chưa hoàn trả sạch) mà bị cựu thế lực lợi dụng như một cái cớ để tiến hành bức hại. Bức hại này thể hiện dưới nhiều hình thức như nghiệp bệnh, bị bắt cóc, kết án tù hay thậm chí là bị lấy đi nhục thân, … Vậy làm thế nào để tiêu trừ khổ nạn?
Đối với người thường, đời này chịu khổ, đời sau mới có thể có được cuộc sống tốt hơn. Còn người tu luyện cũng cần chịu khổ, nhưng chịu khổ là để tiêu nghiệp và hoàn trả nợ. Và cũng không đơn thuần chỉ là chịu khổ để tiêu nghiệp, đời sau sống tốt mà thông quá trình chịu khổ chịu nạn, tâm tính được đề cao, công tăng lên, tầng thứ cũng theo đó mà được đề cao, cuối cùng đắc chính quả, công thành viên mãn.
Bởi vậy, chỉ có thông qua quá trình đề cao tâm tính mà trả hết nợ nghiệp của bản thân thì mới có thể từ căn bản mà phá trừ bức hại của tà ác. Chúng ta không mắc nợ, không thiếu nợ, thì tà ác cũng không có cớ để bức hại. Thông qua học Pháp, chúng ta cũng biết rằng nghiệp lực và các chủng tâm của con người là tương phụ tương thành với nhau, bởi vậy chúng ta cần loại bỏ các loại nhân tâm, chấp trước. Cá nhân tôi thể ngộ rằng nhân tâm và nợ nghiệp đời này qua đời khác của chúng ta là nguyên nhân gốc rễ khiến tà ác tiến hành bức hại.
Sư phụ không thừa nhận bức hại của cựu thế lực, vậy tại sao cựu thế lực lại có thể bức hại được các đệ tử Đại Pháp? Một mặt, cựu thế lực tóm chắc cái lý nợ thì phải hoàn trả. Mặt khác, trong bức hại nếu chúng ta thực hiện không tốt sẽ khiến ma nạn càng trầm trọng hơn.
Thông qua học Pháp, tôi ngộ được rằng, Sư phụ vì để các đệ tử chúng ta có thể tu luyện trong Đại Pháp, Ngài đã gánh chịu phần lớn nghiệp lực của mỗi đệ tử, hơn nữa Sư phụ còn nghĩ hết tận mọi biện pháp để tiêu bỏ tội nghiệp cho chúng ta. Do đó, chúng ta chỉ còn lại một phần nhỏ nghiệp lực mà bản thân đã nợ và chỉ cần đề cao tâm tính là chúng ta có thể vượt qua. Nhưng nếu chúng ta không tu tốt, vẫn ôm giữ các chủng nhân tâm mà không buông, như vậy sẽ đưa tới những ma nạn lớn hơn.
Tâm an dật
Nói về việc loại bỏ chấp trước, tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về một chấp trước cụ thể cản trở chúng ta đề cao trong tu luyện, đó là tâm an dật.
Xét về Pháp lý, người tu luyện chúng ta đều biết chịu khổ có thể tiêu nghiệp. Vậy nên đối với người tu luyện mà nói thì chịu khổ là việc tốt, an dật mới là không tốt. An dật không những không thể tiêu nghiệp mà thậm chí còn có thể gia tăng thêm nghiệp lực. Nhưng trong khi tu luyện, rất nhiều lúc chúng ta lại tìm kiếm và muốn thoải mái một cách không tự biết.
Chỉ khi nhận rõ ra và loại bỏ chấp trước an dật thì mới có thể chịu khổ, tiêu nghiệp và hoàn trả nợ. Do đó, việc tu bỏ tâm an dật là vô cùng trọng yếu. Chấp trước an dật thể hiện ở mọi phương diện, chẳng hạn như tham ngủ, ham ăn, sắc dục, bản thân muốn tự định đoạt, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp.
Sư phụ đã cảnh tỉnh chúng ta:
“Nếu như đến tận bây giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ. Sư phụ vẫn luôn đau lòng trước những vị bị rớt xuống; đa số là bị cái tâm này làm huỷ hại mà rớt xuống.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp – Tinh tấn yếu chỉ II )
Trước đây, tôi không hiểu rõ tại sao tâm an dật lại có thể hủy hoại người tu luyện. Tại sao nếu không bỏ chấp trước này lại có thể dẫn đến tà ngộ? Hiện giờ thì tôi đã hiểu được rằng ham muốn an dật, hưởng thụ thì không thể tiêu trừ được nghiệp lực, mà nghiệp lực của người tu luyện lại là cái cớ để cựu thế lực tiến hành bức hại.
Các đệ tử Đại Pháp nếu không từ trong Pháp mà tu thì sẽ không có lực lượng của Đại Pháp. Không có lực lượng của Đại Pháp thì không thể chịu được những khổ nạn và bức hại do cựu thế lực tạo ra. Nếu như không vượt quan được thì sẽ dễ sinh ra oán trách, thậm chí có thể còn nói xấu Đại Pháp và Sư phụ. Đó chẳng phải là phạm trọng tội sao?
Tôi cho rằng có thể chịu khổ là điều cơ bản nhất mà người tu luyện cần làm được. Dù có không muốn chịu khổ tiêu nghiệp thì cuối cùng vẫn sẽ phải chịu tội vì mắc nợ mà không hoàn trả thì không được.
Như vậy, thay vì bị cựu thế lực tóm lý mà bức hại, chúng ta cần chủ động tu trong Pháp. Đương nhiên, chúng ta không nên sợ bị cựu thế lực bức hại. Chúng ta không thừa nhận cựu thế lực, chứ đừng nói đến thừa nhận bức hại của chúng. Chúng ta cần chủ động tu luyện trong Đại Pháp, không để cựu thế lực có bất kỳ cớ gì để tạo rắc rối cho chúng ta.
Chúng ta cũng không phải tìm khổ mà chịu, càng không phải là tu luyện trong ma nạn mà tà ác tạo ra. Chúng ta cần tu luyện và đề cao trong Pháp, tu bỏ các chủng chấp trước và nhân tâm, chịu những thứ khổ chúng ta cần chịu, gánh chịu những gì chúng ta cần gánh chịu, hoàn trả hết những nợ nghiệp bản thân mắc nợ, như vậy mới có thể từ căn bản mà phá trừ bức hại của cựu thế lực.
Vậy những thứ khổ nào chúng ta cần chịu? Ví như, cái khổ phải chịu ở chân khi đả tọa và ở cánh tay khi luyện bài công pháp thứ 2, đó là cái khổ trên thân thể trước nhất và cơ bản nhất. Ngoài ra còn có cái khổ xẻo tim khoan xương khi ma luyện tâm tính trong mâu thuẫn. Kỳ thực, tôi thể ngộ được rằng, khi chúng ta học Pháp tốt, thì những cái gọi là khổ đó cũng không còn là khổ nữa, hay chí ít thì cũng không thấy khổ đến vậy.
Nói như việc luyện công tập thể lúc sáng sớm, tôi thường không thể đến điểm luyện công đúng giờ. Tôi đặt chuông báo thức thì có lúc không nghe thấy tiếng chuông, có lúc nghe thấy nhưng lại tắt đi, vẫn muốn ngủ thêm một chút hoặc nằm ườn èo, thoải mái thêm một chút rồi mới dậy đả tọa. Chừng nào còn chấp trước an dật thì nó sẽ đưa ra đủ mọi lý do để ngăn cản người tu luyện tinh tấn. Nếu như thuận theo nó thì lại ngủ tiếp, bỏ lỡ thời gian luyện công sáng sớm, đó chính là can nhiễu của tâm an dật.
Hiện giờ, ngay khi chuông đồng hồ báo thức reo, tôi có thể lập tức ra khỏi giường, không để chỗ cho tâm an dật và quyết tâm loại bỏ chấp trước vào sự thoải mái này. Trước khi rời khỏi giường, thực sự là đủ loại khó chịu xuất hiện như muốn ngủ, sợ lạnh. Nhưng một khi đột phá được và ngồi dậy thì nào là cảm giác buồn ngủ hay khó chịu đều không còn nữa. Sau khi luyện công, tôi cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Đó mới là trạng thái đúng đắn của người tu luyện.
Ngoài tâm an dật, biểu hiện tương đối nổi cộm ở tôi còn có tâm sắc dục, tâm tồn vật, tâm tham, tâm tranh công đôi lúc cũng nổi lên. Biểu hiện của sắc tâm là thích mua quần áo, thích quần áo. Tôi thể hội được rằng sắc tâm và tâm an dật cũng có quan hệ nhất định, mặc quần áo đẹp rồi được người khác khen ngợi và thậm còn ngưỡng mộ, khi đó sắc tâm liền được thỏa mãn, tâm an dật cũng thấy rất dễ chịu, nó cũng cảm thấy rất tốt. Từ nay trở đi, trong tu luyện tôi cần chú ý loại bỏ tâm sắc dục cũng như những tâm có liên quan tới tâm an dật, những niệm đầu liên quan một khi nổi lên, tôi cần nhận rõ nó và thanh trừ nó.
Sau khi hiểu rằng nợ nghiệp mới là cái cớ để cựu thế lực bức hại người tu luyện, như vậy sẽ rất dễ dàng loại bỏ được quan niệm sai lầm rằng làm các việc giảng chân tướng và chứng thực Đại Pháp sẽ gặp bức hại, tâm sợ hãi cũng khó mà tìm được không gian sinh tồn trong trường không gian của người tu luyện, như vậy sẽ có thể làm tốt những việc mà người tu luyện cần làm.
Trên đây là chút thể ngộ của bản thân ở tầng thứ hiện tại. Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/24/471243.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/11/216171.html
Đăng ngày 28-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.