— Giao lưu với các đồng tu về một số hiện tượng không dựa trên Pháp tại địa phương tôi và các địa khu xung quanh

Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc

[MINH HUỆ 20-02-2024]

Trong ba kinh văn mới của Sư phụ: “Tránh xa hiểm ác”, “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc”, và “Đối đãi chính xác với người nhà Sư phụ”, tôi cảm nhận sâu sắc rằng tu luyện Đại Pháp là vô cùng nghiêm túc, đối với Pháp mà Sư phụ giảng, bản thân không thể chỉ dừng ở việc tín trên bề mặt, cần chân chính từ trong bản chất sinh mệnh trân quý hết thảy những gì Sư phụ ban cấp, toàn thân tâm, không cắt không giảm tín niệm kiên định mà làm. Trong tu luyện, không được trộn lẫn nhân tâm, nhân tình, nhân niệm, nếu không, sẽ là vô cùng nguy hiểm.

Địa phương tôi mấy năm gần đây vẫn luôn có các đồng tu dùng nhân tâm, nhân niệm, nhân tình để đối đãi với cái việc trong tu luyện, gặp vấn đề không dùng Đại Pháp để đo lường, ví như: diễn giảng loạn Pháp, sùng bái đồng tu kỹ thuật, mượn tiền trong đồng tu, v.v… cũng tạo thành vô số tổn thất không thể bù đắp. Tôi viết ra bài viết này không phải để chỉ trích, chỉ là muốn nhắc nhở những đồng tu nào đến nay vẫn còn đang chìm sâu vào đó mà chưa thể tự vực dậy được, thì hãy kịp thời thanh tỉnh, quy chính, bù đắp tổn thất, cùng nhau bước cho chính con đường tu luyện của chúng ta.

1. Cái tình của con người tạo thành thị trường

Ngày 1 tháng 2 năm 2023, Minh Huệ Net đã chỉ đích danh tên của kẻ diễn giảng loạn Pháp A ở địa phương. Sau khi bài viết được đăng, có một số đồng tu có thể thanh tỉnh nhìn rõ sự việc này, lý tính dùng thiện đối đãi với đương sự, giữ vững tu luyện của bản thân. Nhưng vẫn có một bộ phận lớn các đồng tu đi theo, sùng bái A, đa số là các nữ đồng tu, không những không thể tĩnh tâm xuống để nhìn nhận vấn đề từ trong Pháp và hướng nội tìm, mà còn càng duy hộ A, thậm chí đi khắp nơi nói bài viết này là bịa đặt để bôi nhọ A, thêm dầu vào lửa, thậm chí còn có người dẫn đồng tu đến nhà A nghe diễn giảng, khiến họ càng ngày càng bước gần đến con đường diễn giảng loạn Pháp.

Cách đây khoảng 10 năm, khi A làm trong hạng mục, giảng chân tướng, ngay từ đầu đã tiếp xúc với rất nhiều nữ đồng tu. Trong quá trình đó, vì A không bỏ tâm sắc dục, cuối cùng dẫn đến vấn đề quan hệ nam nữ. Trong quá trình này, B vẫn một mực bao biện cho A, cực lực khuyên các đồng tu đừng nói A nữa. Sau đó không lâu, mắt của A càng ngày càng kém, cuối cùng bị mù hẳn.

Mấy năm gần đây, việc A sinh ra “diễn giảng loạn Pháp” có thể nói là có liên quan đến việc B tôn sùng anh ta đủ kiểu. Bản thân B vốn có quan gia đình cũng mãi chưa qua được, nhưng lại không đối chiếu tu trong Pháp, không hướng nội tìm, lúc nào cũng hướng ngoại tìm, tìm A để gọi là giao lưu, lần nào cũng cảm thấy “thụ ích không nhỏ”, đôi khi còn kéo các đồng tu khác đến nghe A nói về “cái gọi là lý ở cao tầng”, thường gặp ai cũng nói: “A ngộ được tốt lắm, đi nghe đi.” Nhiều đồng tu vì ngại “cái tình của con người” mà đến nghe A diễn giảng.

2. Tâm thương hại dẫn đến loạn Pháp

A có thể học thuộc “Chuyển Pháp Luân” và một số kinh văn của Sư phụ, điểm này có sức mê hoặc lớn nhất với những người đến nghe A giảng, những người đi theo A. Anh ta thường khoe khoang, mạnh miệng nói về những nhận thức lệch lạc khỏi Pháp, đôi khi còn đọc thuộc một đoạn Pháp. Mắt anh ta nhìn không thấy, làm sao học thuộc được Pháp, đặc biệt là kinh văn mới? Hóa ra là một số học viên bên cạnh anh ta đã tự sửa “Chuyển Pháp Luân” và một số kinh văn mới của Sư phụ tự sửa thành định dạng file text (txt), lưu vào thẻ nhớ, rồi cho vào máy đọc, anh ta dùng kiểu “loạn Pháp” như thế để học thuộc Pháp.

Sư phụ có bình chú cho bài “Kinh văn Đại Pháp là chỉ có thể dùng nguyên văn nguyên thanh âm; tuyệt đối không được dùng thu âm nào khác” như sau:

“Đệ tử Đại Pháp không được dùng nhân tâm mà làm việc; Pháp là không ai làm loạn được; hành vi khởi tác dụng can nhiễu chỉ có thể là vết nhơ trong tu luyện của chính mình. Một người tu luyện, vô luận là thời gian lâu không vượt quan hoặc làm chuyện xấu sau khi tu luyện, đều sẽ bị dẫn dắt đến quan đại nạn cuối cùng, tương lai chư vị làm sao đây?” (Ghi chú, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Khi có đồng tu liên tục chỉ ra cho A và những học viên liên quan “không được học Pháp, học thuộc Pháp theo cách đó”, họ vẫn cứ muốn gì làm nấy, bảo: “Mắt anh ta không nhìn thấy, tình huống đặc thù, không cần phải làm nghiêm trọng như vậy chứ.” Kiểu “giúp” xuất phát từ sự thương hại này chẳng phải là chính mình cũng đang loạn Pháp rồi sao? Lý trí mới có thể xuất tâm từ bi thật sự.

3. Dùng tâm sùng bái để đối đãi với đồng tu kỹ thuật

Có một nam đồng tu kỹ thuật khoảng 60 tuổi là C, vì là phần tử trí thức cao cấp, biết kỹ thuật, nói chuyện tao nhã lịch sự, khiến người ta có cảm giác “trầm ổn”, có khi đồng tu C nói mấy lời tự thị nhi phi, có đồng tu lại cảm thấy anh ấy tu được rất cao rồi, từ khâm phục chuyển sang sùng bái, có nữ đồng tu còn sinh lòng ái mộ. Không phải chỉ có một đồng tu nói những lời thế này: C tu được tốt thật! Nếu không giao lưu với anh ấy, thời gian lâu dần cũng không biết nên tu thế nào v.v. Kết quả sự tôn sùng của các đồng tu đối với C đã khiến C cũng dần tưởng là thật…

Khi giao lưu với các đồng tu, C hay nói những lời gọi là lý ở cao tầng, ví như có một học viên D tự ý lấy tiền mà các đồng tu phó xuất để làm kỹ thuật cho hạng mục Đại Pháp để dùng cho bản thân. Đồng tu nếu đến giao lưu để ngăn lại, C lại cự tuyệt nói: “Không cần đến giao lưu, tầng thứ khác nhau có Pháp khác nhau, có lẽ cách làm của người ta (D) ở tầng thứ cao là đúng”, v.v.

Vì nguyên nhân kỹ thuật, C thường hay qua lại với các nữ đồng tu đơn thân (góa hoặc đã ly hôn), thường cùng ở trong phòng với mình nữ đồng tu, hơn nữa thời gian tiếp xúc khá dài. Ở đây cần nghiêm túc chỉ ra: “Nam nữ thụ thụ bất thân”, gặp gỡ cũng cần “Không hợp lễ chớ nói”, “Không hợp lễ chớ nhìn”, “Không hợp lễ chớ nghe”, “Không hợp lễ chớ động”.

Chúng ta hôm nay chứng thực Pháp, làm hạng mục, tuy không thể hoàn toàn chiểu theo tiêu chuẩn của người xưa, nhưng là một người tu luyện thì cần phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, bản thân nam nữ đồng tu nên cố hết sức hạn chế tiếp xúc riêng, nam nữ hữu biệt, không nên mượn cớ chứng thực Pháp hay làm kỹ thuật mà phóng túng bản thân, mượn cớ cho hành vi bản thân. Hơn nữa, có đồng tu đã chỉ ra rằng đồng tu C khi gặp nữ đồng tu, lại có những ngôn hành không thích đáng.

Là người tu luyện thì cần phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình, không nên lấy lý do rằng “đều là đồng tu, có thể có việc gì chứ”, thường xuyên tiếp xúc riêng nam nữ, hoặc lấy cớ “giao lưu với nhau” để bao biện cho nhân tâm, nhân tình, khiến trường không gian của bản thân bị thêm vào những nhân tố và vật chất bất hảo.

Rất nhiều đồng tu biết C, nhưng những đồng tu biết chuyện này mà lại có thể giao lưu với C thì đều không muốn nhắc nhở anh ấy mau chóng quy chính trong Pháp, có người sợ đắc tội với anh ta, có người sợ anh ta bị đả kích không tu luyện tiếp được nữa. Không thiện ý nhắc nhở – cách nghĩ và cách làm của các đồng tu như vậy là “Thiện” chăng?

4 Dùng nhân tâm đối đãi, cho đồng tu mượn tiền dẫn đến hậu họa

1. Cho mượn tiền là dung túng tâm lợi ích của đồng tu

Thành phố của tôi có một đồng tu lâu năm, vì con trai nợ tiền online, để giúp con trai trả nợ, bèn mượn tiền các đồng tu quen biết mấy năm liền, lên đến khoảng 20 vạn nhân dân tệ của khoảng 20 đồng tu. Đồng tu lớn tuổi có lương hưu, nhưng khi đến hạn đã hẹn phải trả tiền lại không trả.

Còn có một đôi vợ chồng đồng tu ở tỉnh tôi, vì con trai du học nước ngoài không đủ tiền, nên khoảng bảy năm liền phải mượn tiền đồng tu, khoản tiền mượn phải đến mười mấy vạn. Vì hai vợ chồng họ đã từng tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ, quen biết rất nhiều đồng tu, nên phạm vi mượn tiền rất rộng, số tiền rất lớn, chỉ một phạm vi đồng tu rất nhỏ tự tính toán với nhau mà thấy đã lên đến hàng triệu tệ rồi, những nơi khác tạm thời không cách nào tính toàn, tổng cộng là bao nhiêu cũng không biết, sự tình vẫn tiếp diễn.

Người xưa nói: “Giúp người đói chứ không giúp người nghèo”.

Sư phụ giảng:

“Tôi nêu một ví dụ cho mọi người. Có một học viên gia đình đột nhiên xuất hiện khó khăn. Khó khăn này, đối với người tu luyện thì rất có thể là anh ta trước đây thiếu nợ như thế, trong quá trình tiêu [nghiệp] khiến cho anh ta phải chịu đựng như thế, nhưng thời gian sẽ không kéo dài lâu. Tôi giảng rằng có thể sẽ là như thế. Thế rồi, có học viên cảm thấy anh ta khó khăn như vậy: “Chúng ta cần phải giúp anh ta”. Làm sao giúp đây? Mọi người góp tiền, cho anh ta tiền, cung cấp cho gia đình anh ta sinh sống. Tốt thôi, như thế từ đó cá nhân ấy chẳng làm gì cả, ở nhà ngoài việc học Pháp ra thì chỉ ăn, uống, tiêu tiền của họ. Tiếp tục như thế, anh ta cũng không học Pháp nữa: “Các vị đem tiền tới nhé, tôi sẽ sinh sống như thế”. Mọi người nghĩ thử xem, chư vị từ bi, nhưng không thể đối đãi với những vấn đề này như thế được. Mỗi cá nhân đều có nạn của họ, mọi người có thể giúp đỡ anh ta xuất phát từ tâm từ bi, có thể giúp anh ta tìm việc làm hoặc tạm thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết và giải quyết một số vấn đề, nhưng tuyệt đối không thể làm như thế lâu dài được. Tôi an bài cho anh ta con đường ấy nhưng chư vị lại phá hỏng đi, và anh ta không cách nào tu luyện được nữa. Cuối cùng anh ta ngừng tu luyện. Anh ta cũng không đi tìm việc làm, cũng chưa giải quyết khó khăn, ngược lại còn có tiền dùng: “Các vị hàng tháng cứ cấp tiền cho tôi là được rồi”. Như thế, tôi nói rằng, các học viên ấy đang làm gì vậy?” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

“nhất định không được nợ nần. Mọi người đừng nợ nần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Vậy vì sao các đồng tu lại cho họ vay tiền? Vì họ là đồng tu từng tham gia khóa giảng của Sư phụ, mọi người đều biết nhau. Đây chính là nhân tâm, nhân niệm, nhân tình, không phải là suy xét vấn đề dựa trên Pháp và xuất phát từ tu luyện.

Có đồng tu cảm thấy đồng tu có khó khăn cần giúp đỡ; có người lại sợ đồng tu lớn tuổi bị con trai ép quá gắt, rồi không tu nữa; có người còn cho rằng đồng tu đã mở lời mượn tiền, không cho mượn thì cũng ngại; còn có người biết đồng tu không có lương, không có thu nhập, lại còn lén đem tiền của người nhà cho họ mượn hết 80.000 tệ; có đồng tu có người nhà đang nằm viện nên không có tiền cho mượn được, lại còn cảm thấy vô cùng áy náy.

Đồng tu đi mượn tiền và cho mượn tiền đều không phù hợp với Pháp. Vì thế mà ma nạn của đồng tu mượn tiền tăng lên, hơn nữa không còn ngộ trong Pháp, bản thân họ có tiền lương, còn mua được nhà, lại còn lấy các lý do để thoái thác rằng chưa mua được nhà thì chưa trả nợ. Khi có đồng tu ngăn cản họ vay tiền hoặc không cho vay tiền, thì lại bị cho là “bất thiện”; trong những đồng tu bị vay tiền, có người kinh tế trở nên khó khăn, xuất hiện một số ma nạn, v.v

2. Sự nguy hiểm của việc động đến tiền của hạng mục Đại Pháp

Huyện kế bên huyện tôi có hai đồng tu, nam đồng tu trong tay có hơn 100.000 tệ do đồng tu đưa cho, đã bị tà ác phán án giam giữ trong tù, trong tù bị bức hại đến phát bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối mà tạ thế. Người nhà anh ta dùng 100.000 tệ kia để tự ý tiêu xài. Khi có đồng tu chỉ ra cho người nhà đồng tu ấy, thì họ cự tuyệt không trả.

Còn một nữ đồng tu nữa là mẹ vợ của nam đồng tu kia, trong tay có khoảng 200.000 tệ, đột nhiên mắc nghiệp bệnh mất đi. Món tiền kia lại bị con trai tiêu xài.

Việc hai đồng tu bị tà ác bức hại đến chết không phải là không có liên quan đến việc sử dụng tiền của hạng mục Đại Pháp. Hai đồng tu có vấn đề nghiêm trọng về tiền bạc đã đành, những đồng tu xung quanh cho mượn tiền có lẽ cũng nên tĩnh tâm lại nghĩ xem: Cứ đưa tiền cho họ mà không suy xét số tiền ấy có được dùng vào việc cứu người hay không thì đã có trách nhiệm với Pháp, có trách nhiệm với đồng tu, có trách nhiệm với chính mình hay chưa?

5. Xin nhắc nhở các đồng tu lần nữa: Đừng dùng nhân tâm để đồng tình thương xót người bị vạch trần

Có đồng tu nói, tôi không thấy A bị lệch khỏi Pháp? Cũng có lẽ sau khi bài viết này được đăng, sẽ có người nói, tôi không hề thấy C làm loại việc này v.v. Bạn chưa thấy không có nghĩa là nó không tồn tại.

Sư phụ giảng:

“Cái đúng là họ, cái sai là mình, tranh gì nữa” (Thùy Thị Thùy Phi, Hồng Ngâm 3)

Quan trọng là, mỗi người chúng ta khi nhìn thấy sự việc này, có thể đối đãi với tu luyện của bản thân một cách lý tính hay không. Có thể lý tính đối đãi với tu luyện của bản thân, trong mâu thuẫn có thể đối chiếu bản thân với Pháp, đề cao tâm tính, thì mới có khả năng thanh tỉnh nhận thức vấn đề, nhận thức người khác, và thiện đãi những người xung quanh.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng xem lại một đoạn trong bài viết “Chính niệm và nhân tình” trên Minh Huệ Net:

“Đã từ lâu rồi, chính là có người dùng cái tình của con người để làm các việc, dùng nhân tình để đo lường mọi thứ. Tất cả những gì rối loạn và bất hảo đều là xuất ra từ cái tình của con người và các tâm người thường xuất phát từ cái tình của con người đó đó.Vào thời khắc then chốt xuất hiện ngay trước khi đào thải,thì không được cố chấp vào cái tình của con người và quan niệm của người thường, các đệ tử Đại Pháp không được thành người mà cựu thế lực muốn vạch riêng ra để đào thải.”

“Chính niệm là đến từ Đại Pháp. Buông bỏ nhân tâm thì mới có thể xuất ra chính niệm thuần tịnh, mới có thể từ trong Pháp mà xét vấn đề. Thực tu trong Đại Pháp, hoàn thành sứ mệnh cứu người, thì mới là thật sự trân quý chính mình, trân quý Đại Pháp.”

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/20/473376.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/21/216286.html

Đăng ngày 26-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share