Bài viết của Tĩnh Tâm, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 17-06-2023] Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, mà lúc nào cũng cảm thấy như có một tầng ngăn cách với Đại Pháp. Khi giao lưu với đồng tu, tôi vừa lắng nghe vừa lặp lại những gì đồng tu nói trong đầu, nếu không thì cứ như chưa nghe thấy gì vậy, nên tôi rất khổ não. Tôi tăng cường học Pháp, nhưng khi học Pháp thì tạp niệm không sao kiểm soát được, cứ ào ào xuất ra. Tôi vừa bài xích, vừa nghĩ đây là tâm gì, là để tôi tu bỏ điều gì. Miệng thì đọc Pháp, nhưng tâm cứ lan man. Học Pháp không đắc Pháp, không những bất kính với Sư phụ, càng không nói đến chuyện dùng Pháp để chỉ đạo khi gặp vấn đề.

Trong Hồng Ngâm VI,Sư phụ đã đề cập đến “vô thần luận” nhiều lần. Tôi tự hỏi: Tôi có tin vào sự tồn tại của Thần không? Tin. Tôi có tin Sư phụ làm chủ hết thảy mọi thứ không? Tin. Tôi có tin mọi sự đều do Sư phụ an bài không? Tôi nghĩ là cũng tin. Tôi tự nhủ: “Đã tin thì phải chiếu theo yêu cầu của Pháp mà làm.”

1. Tu bản thân trong khi giao thiệp với các đồng tu

Ngày nọ, tôi gặp đồng tu A, bà ấy kể chuyện của con trai và con dâu của mình. Vì hai bạn trẻ kết hôn chưa lâu nên vẫn chưa thích ứng lắm về một số phương diện. Con dâu được bên nhà ngoại cưng chiều từ nhỏ, việc gì cũng không biết làm, rất không ủng hộ Đại Pháp. Đồng tu A thấy rất khó chịu, kể lể rất nhiều, nào con trai tan làm về còn phải nấu cơm, làm việc này, làm việc kia… Đồng tu A thương xót con trai, và tỏ ra tỵ hiềm với con dâu.

Thông thường khi đồng tu A giao lưu với người khác thì rất rõ Pháp lý, nói đâu ra đấy, thao thao bất tuyệt. Bà ấy có thể nhìn ra chấp trước của người khác rất chuẩn, và cũng rất nhiệt tâm giúp. Tôi bèn nghĩ: “Bà ấy cũng gặp phải quan này sao? Tình huống thực tế có thể không như bà ấy nói đâu.” Vì vậy, tôi ngắt lời và chỉ ra chấp trước của bà ấy dựa trên lý giải của tôi về Pháp để chia sẻ với bà ấy nên phải làm thế nào.

Đồng tu A thấy rất ủy khuất, nói tôi bất thiện, rằng tôi nãy giờ không lắng nghe bà ấy nói hết, rằng tôi tự ngã cao quá. Tôi cũng cảm thấy rất uất ức, nghĩ bụng: “Sắp hết buổi sáng rồi, mà bà ấy vẫn cứ nói mấy chuyện gia đình, không nghĩ đến người khác, còn không để người khác nói.” Tôi về nhà mà lòng buồn bực không vui.

Về đến nhà, tôi vừa nấu ăn, vừa nghĩ về chuyện vừa xảy ra. Càng nghĩ, tôi càng thấy mình sai, thấy có lỗi với đồng tu, càng có lỗi với Sư phụ. Tôi không gia trì cho chính niệm của đồng tu A, mà còn có chút cười trên đau khổ của người khác Tôi cho rằng đồng tu A lúc nói chuyện của người khác thì khuyên được cho người khác, nhưng đến khi bản thân gặp chuyện lại không làm được? Đây chẳng phải là tâm tật đố sao? Đồng tu A minh bạch Pháp lý thế, đây chẳng phải là chuyện tốt sao? Tôi nên vui mừng cho đồng tu mới phải, làm sao tôi có thể tật đố chứ? Đây tuyệt đối không phải là tôi, nó là ác, là bất thiện.

Tôi muốn đồng tu A lắng nghe tôi, làm theo những gì tôi nói, chứ không phải là chiểu theo yêu cầu của Pháp. Khi rời xa Pháp, tôi có thể làm gì? Chẳng làm được gì cả. Không có gì ngạc nhiên khi đồng tu A nói tôi bất thiện và tự ngã cao quá. Chúng ta tu Đại Pháp vũ trụ thì cần phải chiểu theo chiểu theo yêu cầu của Pháp mà làm. Vậy làm thế nào? Trong đầu tôi hiện ra một từ — Thiện. Đúng vậy, cần phải thiện, với ai cũng phải thiện. Thiện cả với người thường lẫn đồng tu. Người tu luyện cũng có tâm người thường, khi tâm người thường biểu hiện ra, thì vì có nhân tố tu luyện nên có khi biểu hiện ra còn mạnh hơn cả người thường. Nhưng nó biểu hiện ra là để chúng ta tu chứ không phải đồng tu ấy thực sự không tốt. Có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, đồng tu nhất định làm được!

Nhẫn, nhẫn với cái gì? Tôi nhớ khi giao lưu với đồng tu, tôi toàn thấy chấp trước của đồng tu, toàn muốn tu người khác, thay vì hướng nội tìm ở bản thân và tu bản thân. Đây là Sư phụ điểm hóa cho tôi khi gặp chuyện phải nhẫn, chủ ý thức phải làm chủ, nhìn vào bản thân, tu bản thân. Tôi phát hiện mình vẫn còn rất nhiều nhân tố bất chân. Tôi cầu xin Sư phụ gia trì và trừ bỏ những chấp trước bất hảo này cho tôi.

2. Tu bỏ oán hận với người nhà

Chồng tôi không thạo làm việc nhà nhưng lại hay xoi mói, chi ly. Tôi thì tính ào ào, gặp chuyện không thích động não, cái gì cũng oang oang, không giữ mồm giữ miệng. Có khi nói xong lại hối hận, nhưng rồi lần sau lại vẫn thế. Vợ chồng tôi đều không ưa nhau.

Bên chồng tôi có chị dâu tướng mạo tốt, ôn nhu, dịu dàng, trong ngoài nhà không có người nào nói chị ấy không tốt. Tuy nhiên, anh chồng lại có thói trăng hoa, đã mất sớm. Con trai chị ấy cũng ngoại tình và ly dị vợ khi cháu gái chị mới mười mấy tuổi.

Chồng tôi bất bình thay cho chị dâu, bảo sau này anh không lo cho ai cũng phải lo cho chị dâu. Tôi nghe xong rất phẫn nộ, nhưng không bộc lộ ra, tâm ganh đua nổi lên, nghĩ mình phương diện nào cũng hơn chị dâu, nhưng chị ấy luôn cư xử tốt hơn tôi về mọi mặt. Lúc vệ sinh thân dưới cho mẹ chồng bị liệt, tôi phải đeo găng tay, còn chị dâu lại nói chị dùng tay không để rửa cho bà, không ngại bẩn.

Vì chúng tôi đi làm bên ngoài, nên khi đến thăm mẹ chồng thì phải đến nhà anh chị chồng. Có một lần về thăm, tôi pha một tách trà cho chồng, nhưng chị dâu lại để sang một bên, rồi tự tay pha một tách trà khác cho anh ấy. Khi có tôi, chị ấy nói rất ít, nhưng khi có chồng tôi thì chị ấy lại thao thao bất tuyệt. Tôi giảng chân tướng về Đại Pháp cho người hàng xóm, chị ấy lại kể với chồng tôi, khiến anh đánh tôi một trận thô bạo. Tôi rất tức giận.

Sau nhiều lần bị tổn thương, tôi không còn chút hảo cảm nào với chị dâu nữa. Khi chồng tôi nói tốt về chị ấy, tôi sẽ nói về những chuyện không tốt của chị. Trong thâm tâm, tôi biết đây là tâm oán hận, tâm tật đố, tâm tranh đấu, v.v., là những tâm vô cùng bất hảo mà người tu luyện phải bỏ. Tôi tự hỏi liệu mình có còn muốn tu nữa không? Muốn tu luyện thì nhất định phải vượt qua.

Thông qua học Pháp, Sư phụ đã giúp tôi minh bạch được một tầng nội hàm của tu luyện và minh bạch được mối quan hệ giữa người với người. Dần dần, tâm oán hận của tôi cũng vơi đi.

Áp lực cuộc sống khiến chị dâu bị còng lưng, khuôn mặt đầy nếp nhăn. Đứng từ góc độ của chị dâu, tôi cảm thấy cuộc sống của chị ấy cũng không dễ dàng: chồng thì trăng hoa, con trai cũng vậy, chắc hẳn trong tâm chị ấy khổ sở lắm. Chồng tôi đối xử tốt một chút với chị dâu, ngoài vì duyên phận, cũng chứng tỏ anh ấy là người có lương tâm, biết phải báo đáp chị dâu đã chăm sóc cho mẹ anh.

Tâm tật đố của tôi nhẹ dần, tôi nhận thấy chị dâu, trước mặt tôi, không còn biểu hiện như trước nữa. Đôi khi, tôi giảng chân tướng cho chị, chị ấy cũng không phản bác. Bây giờ khi tôi về thăm nhà, chị ấy đều tươi cười niềm nở, vui vẻ như người một nhà. Chồng tôi cũng thay đổi, cũng quan tâm đến tôi, cũng biết nói những lời dễ nghe, khen tôi trước mặt người nhà. Nếu tôi không biết Pháp lý của Đại Pháp, thì cả đời này tôi cũng không thoát khỏi vòng xoáy của oán hận, sẽ phải sống trong đau khổ cả đời.

Câu chuyện này tôi vốn định viết tới đây thôi là ổn rồi. Thế nhưng, đúng lúc tôi vừa viết xong bài chia sẻ này, anh chồng đã khuất lại xuất hiện trước mắt tôi. Anh ấy vẫn đẹp trai và nháy mắt với tôi giống hồi còn sống. Vì tôi và anh chồng khí chất và tính cách giống nhau, nên tuy quan hệ là em dâu và anh chồng nhưng chúng tôi lại như anh em ruột vậy, gặp nhau là nói chuyện cười đùa rất thân thiết. Chị dâu hay đứng bên cạnh mỉm cười nhìn chúng tôi.

Tôi chợt bừng tỉnh trước mối quan hệ giữa chị dâu và chồng tôi cũng tương tự như mối quan hệ giữa tôi và anh chồng. Vốn dĩ, tôi vẫn nghĩ đó là ưu điểm, là cởi mở, tâm tư trong sáng, nhưng tôi lại làm tổn thương đến người khác. Quan niệm hiện đại biến dị đúng là hại người, nên Sư phụ dạy chúng ta quay về truyền thống.

Cảm tạ Sư phụ! Đệ tử biết sai rồi và nhất định sẽ sửa đổi.

3. Từ bi cứu thế nhân

Với những làn sóng đại dịch, đi đâu cũng thấy truyền tin tức phong tỏa thành phố. Mọi người sống trong sợ hãi. Đủ loại thảm họa như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất… liên tiếp xảy ra. Người tu luyện đều biết rằng tai nạn là hậu quả do đạo đức con người bại hoại tạo thành. Tuy nhiên, nhiều người tốt vẫn “mê nơi con người”, không minh bạch được điểm này. Thời gian cấp cho con người ngày càng ngắn.

Sư phụ đến cứu người, Pháp Luân Đại Pháp là đến cứu người. Tuy nhiên, dưới sự độc hại của tà đảng Trung Cộng, rất nhiều người có suy nghĩ bất hảo về Đại Pháp, điều này cực kỳ đáng sợ. Đại Pháp tạo ra hết thảy, nếu không thừa nhận Đại Pháp thì sẽ không có tương lai. Vì để cứu người, tôi và các đồng tu đã tận dụng mọi cơ hội giảng chân tướng và cứu người.

Một lần, ở bến xe có một đôi vợ chồng đang đứng đợi xe buýt. Trong khi chờ xe, họ nói: “Sao xe buýt giờ này vẫn chưa đến? Sớm biết thế này thì đã tự lái xe đi cho xong”. Tôi bước tới chào hỏi và nói: “Đừng sốt ruột, cứ bảo trì tâm thái tốt. Tâm thái tốt thì tâm trạng sẽ tốt, lực kháng bệnh sẽ mạnh.” Họ mỉm cười. Tôi trông họ đã ngoài 60, bèn nói: “Ở độ tuổi này của chúng ta mà nói, hạnh phúc là gì nào? Ăn uống đầy đủ cũng không bằng được có thân thể khỏe mạnh, không phải chịu tội khổ, con cái cũng yên tâm làm việc, bớt vất vả”. Họ nói: “Đúng vậy!”

Tôi nói: “Ai cũng mong như vậy, nhưng thực tế lại là chuyện khác. Bệnh tật không phải là vấn đề muốn hay là không, nó đến bất cứ lúc nào, có khi đến lúc nào không hay, kiểm tra ra [bệnh] thì chẳng còn cơ hội nữa. Tôi khá may mắn. Khi sinh con, tôi bị bệnh phong thấp sau sinh. Mẹ chồng nói bệnh phong thấp sẽ khỏi sau thời gian ở cữ. Nhưng vì chính sách “một con”, bà nói tôi sẽ chịu đau đớn cả đời. Không ngờ, nhờ một cơ hội ngẫu nhiên mà tôi đã khỏi hẳn.

Họ sốt sắng hỏi: “Khỏi như thế nào? Cô dùng thuốc gì?” Tôi nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chỉ trong một thời gian ngắn mà bệnh đã khỏi.” Khi tôi nhắc đến Pháp Luân Công, sắc mặt người đàn ông sầm lại nói: “Cô luyện Pháp Luân Công à?“ Tôi mỉm cười, nói với ông ấy: “Tôi uống thuốc gì cũng không đỡ, nhưng luyện công đã khỏi hẳn. Đồng thời, Sư phụ Đại Pháp cũng dạy mọi người làm người tốt, trở thành người tốt và tốt hơn nữa. Vả lại, trước giờ, chỉ có kẻ chuyên đi gạt ăn, gạt uống, chứ có ai đi lừa người ta bình an đâu. Tôi không có ý gì khác, tôi thấy bác là người văn minh nên muốn bác minh bạch chân tướng. Hy vọng bác có thể bình an khi đối diện với mọi tai họa.”

Ông ấy nói mình là giáo viên. Tôi nói làm giáo viên thật là tốt. Chúng tôi nói chuyện về các cuộc vận động chính trị của Trung Cộng và ông ấy biết rất nhiều. Cuối cùng, ông nói: “Một đảng chấp chính, nó đã sát hại nhiều người như vậy, người dân có thể làm được gì chứ? Tôi nói: “Người không trị thì trời trị. Tàng tự thạch ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu xuất hiện sáu ký tự lớn “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, đây không phải là ông trời đang cảnh báo con người sao?! Trời muốn diệt nó, người nào không thoái xuất khỏi Đảng, thì chính là một phần tử của nó, những việc xấu xa nó làm đều có quan hệ với người đó. Chỉ có thoái xuất khỏi Đảng, xóa đi ấn thú thì mới có tương lai.”

Ông ấy nói: “Vô ích thôi.” Ông ấy từ chối thoái. Vợ ông nghe xong đã minh bạch và thoái khỏi các tổ chức tà Đảng mà bà từng gia nhập. Mặc dù ông ấy không thoái, nhưng tôi nghĩ chân tướng Đại Pháp chắc chắn sẽ in sâu vào tâm trí ông ấy, vào thời khắc then chốt, ông ấy có thể nhớ ra. Tôi hy vọng các đồng tu khác có thể giải khai nút thắt trong tâm ông ấy.

Một lần khác, khi đi chợ về, tôi trông thấy một người đàn ông đi xe đạp có yên sau rất rộng, giống như để chở vật nặng. Tôi đuổi kịp và rảo bước cùng xe ông ấy. Tôi nói: “Xe của ông thật thú vị, trông ông hào hoa phong nhã thế, không giống người chuyên chở vật nặng nhỉ.” Ông ấy cười đáp: “Bà nói đúng, tôi chưa bao giờ làm việc gì nặng nhọc cả. Vợ tôi thích đi hái bắp, lúc nhiều quá, không xách được thì gọi tôi đến giúp. Tôi bèn mua chiếc xe này cho tiện.” Tôi khen ông ấy tìm được người vợ tốt, chịu thương chịu khó. Ông ấy rất thích.”

Tôi nói: “Bà ấy tốt với ông thế, tôi hy vọng ông có thể chuyển lời của tôi cho bà ấy.” Ông ấy tò mò hỏi: “Bà đang nói về điều gì vậy? Bà biết vợ tôi sao? Tôi nói: “Đời này chúng ta có thể không phải là thân thích, quen biết ông là duyên phận, quen biết bà ấy thông qua ông cũng là duyên mà.” Ông ấy mỉm cười và nói: “Những gì bà nói rất có ý tứ.” Tôi nói: “Là vì tâm trạng tôi luôn vui vẻ và vô bệnh. Tôi muốn nói với ông và vợ con ông rằng chỉ cần thành tâm kính niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thì khi gặp tai ương có thể được bình an.”

Ông ấy nói: “Được bình an thì ai cũng mong muốn. Nhưng nếu Pháp Luân Công không cho phép bà uống thuốc thì tôi không tán thành.” Hóa ra ông ấy là bác sỹ đang điều hành một phòng khám. Ông kể, ở thôn có một người được người nhà đưa đến phòng khám của ông. Người này nói không uống thuốc hay tiêm thuốc mà chỉ đến để kiểm tra. Kết quả chẩn đoán cho thấy cô bị tắc nghẽn mạch máu não. Cô ấy nói không chữa và hãy cho cô ấy về nhà. Kết quả là vài ngày sau, cô phải nhập viện và qua đời ngay sau đó.

Tôi yên lặng lắng nghe ông ấy và lấy làm tiếc cho đồng tu đó. Ông ấy nói xong, tôi nói: “Kỳ thực, Đại Pháp là tu luyện, tu trước luyện sau. Khi tâm tính được đề cao, giả như có ai đó mắng ông, tâm ông rất thản nhiên thì mọi chuyện sẽ qua đi. Nếu không than phiền, nhưng trong tâm vẫn vướng mắc, không buông xuống được, đó cũng tính là tu, chỉ là chưa buông bỏ triệt để. Nếu như ông hành xử với người khác giống như vậy, thì ông vẫn chỉ được coi là người thường, tâm tính của ông vẫn chưa đề cao.”

“Sư phụ chúng tôi chỉ quản người tu luyện, không quản người thường. Đại Pháp yêu cầu chúng tôi không mang hận người khác, mà hoàn toàn vì muốn tốt cho người khác. Sư phụ dạy hay như thế, nhưng đệ tử thường làm không tốt, nên mới phải tu. Vì thế sẽ có lúc đau chỗ này, đau chỗ kia thì tùy thuộc vào bản thân người đó nhận thức như thế nào.”

“Nếu cảm giác đó là bệnh, thì hãy đi bệnh viện để điều trị; nếu cảm giác đó là do bản thân do làm chưa tốt mà thành thì tu cái tâm đi. Không có nói đọc sách Đại Pháp rồi, phân phát tài liệu, giảng chân tướng rồi thì đã là người tu luyện. Ông cũng có thể phát tài liệu, nhưng ông không phải là người tu luyện có phải hay không?” Ông ấy mỉm cười và nói: “Thì ra là chuyện như vậy.”

Tôi lại kể cho ông ấy một số chuyện thần kỳ nên ông ấy đã lý giải được hành vi của đồng tu đó. Đến ngã tư, tôi hỏi ông ấy đi thẳng hay rẽ. Ông nói sao cũng được và hỏi tôi đi đâu? Ban đầu, tôi cảm thấy những gì tôi giảng cho ông ấy quá cao, phải giảng tiếp cho rõ, nên định đi theo ông ấy. Thế nên được hỏi vậy, tôi nói tôi đi thẳng. Ông ấy nói: “Tôi sẽ đi cùng bà.” Tôi nghĩ đúng là người hữu duyên. Cuối cùng, ông ấy đã minh bạch chân tướng, làm tam thoái, vui vẻ chào tạm biệt tôi và rời đi.

Một lần, tôi ra ngoài nộp tiền gas, có một phụ nữ trung niên và một thanh niên đang đợi xe buýt. Tôi đi ngang qua thì người phụ nữ đó bắt chuyện, hỏi thăm sao xe buýt vẫn chưa đến? Tôi cười, nói: “Bởi vì cô chưa gặp tôi đó!” Cô ấy hơi ngạc nhiên, nói: “Thật sao?” Tôi nói phải. Sau đó, tôi giảng chân tướng cho cô ấy về Pháp Luân Công, những điểm đáng ngờ của ngụy án “tự thiêu Thiên An Môn”, và khuyên cô ấy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thì khi gặp thảm họa sẽ được bình an. Cô ấy thoái khỏi tổ chức Đoàn và Đội của ĐCSTQ đã gia nhập.

Khi thấy chàng trai trẻ cầm điện thoại di động với vẻ mặt không cảm xúc, tôi đã rời đi. Khi tôi quay lại, cậu ấy vẫn ở đó, một mình chăm chăm xem điện thoại. Tôi mỉm cười, biết mình đã bỏ lỡ cậu ấy. Phần minh bạch của cậu ấy đang chờ đợi được sáng tỏ chân tướng và được bình an. Vừa rồi chính là vì quan niệm của tôi mà tôi đã không nói cho cậu ấy biết chân tướng.

Tôi quay lại, mỉm cười nói: “Chàng trai trẻ này, cháu đi một mình à? Vừa rồi cô thấy cháu ở đây, cháu không phải đợi xe buýt sao? Cậu ấy ngước đầu lên nói: “Đúng ạ, hôm nay xe buýt trễ quá.” Tôi nói: “Không phải xe buýt đến chậm mà là phúc của cháu đó!” Cậu ấy ngạc nhiên và nói: “Cô nói lời này là ý gì?” Tôi bèn giảng chân tướng cho cậu ấy. Pháp Luân Công là gì, tại sao ĐCSTQ lại đàn áp Pháp Luân Công, ngụy án “tự thiêu Thiên An Môn” v.v.

Cậu ấy đã triệt để minh bạch và thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Tôi mỉm cười nói: “Một lát nữa xe buýt sẽ đến.” Tôi đi bộ chưa được 50 mét thì một chiếc xe buýt chạy ngang qua tôi. Đây đúng là người hữu duyên do Sư phụ an bài, nhưng tôi suýt bỏ lỡ vì một niệm sai lầm.

Có lần, tôi đang chầm chậm đạp xe thì một người phụ nữ đi xe đạp ngang qua. Cô ấy quay đầu lại nhìn tôi. Tôi biết đây là người hữu duyên, bèn bắt kịp cô ấy và mỉm cười hỏi: “Em gái quen biết chị phải không?” Tôi nở nụ cười tươi. Cô ấy nói: “Em nhận nhầm ạ.” Tôi nói: “Không nhầm đâu, em muốn chị nói cho em bí quyết để tránh tai họa, sao chị có thể nhầm được?” Chúng tôi đạp xe cạnh nhau, dạo mát và trò chuyện như những người bạn cũ. Sau khi giảng chân tướng cũng là lúc về đến nhà của cô ấy. Vừa đi cô ấy vừa nói: “Chị đi cẩn thận nhé, cảm ơn chị!” Tôi nói: “Cảm tạ Sư phụ Đại Pháp!” Cô ấy nói: “Cảm tạ Sư phụ!”

Lần khác, trên đường có một người đàn ông trung niên đang đẩy vợ trên xe lăn. Người phụ nữ có mái tóc lưa thưa, có lẽ cô ấy vừa trải qua một cuộc phẫu thuật. Cô ấy không ngừng la lối. Người đàn ông có vẻ mất kiên nhẫn, lời nói thanh âm có chút lớn, vẻ mặt hai người đều không vui.

Thấy tình huống này, tôi tới chỗ chiếc xe lăn, dừng chân, nói: “Xin chào, tôi có thể nói vài lời với chị nhà được không?” Người đàn ông dừng lại và nói: “Không sao, chị cứ nói đi.” Tôi cúi người xuống và nói với người phụ nữ: “Chào chị. Đừng lo, tôi sẽ kể cho chị nghe một câu chuyện nhé. Mẹ chồng tôi bị chứng huyết khối não đã tám năm, nhưng sau đó đầu óc của bà đã tỉnh táo trở lại, không những bệnh không tái phát nữa, mà mọi chuyện đều ghi nhớ rõ ràng hơn cả tôi.” Lúc này, người đàn ông nói: “Vợ tôi không bị bệnh đó, cũng không có thuốc nào chữa được đâu.”

Tôi đoán đó là bệnh ung thư nên tôi nói: “Đừng lo, hãy nghe tôi nói hết đã. Ban đầu, mẹ chồng tôi thường chê trách chị dâu không tốt, coi thường chị ấy và nói chị không tốt bằng tôi. Tôi nói với mẹ chồng rằng tôi có tín ngưỡng, có Sư phụ chăm sóc, còn chị ấy thì không. Chị dâu không cho mẹ ăn sao? Để mẹ đói sao? Mẹ chồng nói không phải, chị dâu nấu ăn khá ngon. Tôi nói, như vậy là được rồi. Mẹ không đi lại được, còn cần phải nhờ người khác chăm sóc, cho dù trước đây như thế nào, mẹ hiện tại nên cảm ơn chị dâu, và biết cảm ân là được rồi. Sau đó, tôi nói với mẹ chồng rằng, khi nào tâm trạng không tốt thì mẹ hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Nghe xong, mẹ chồng tôi dần bớt giận, tâm tình dễ chịu hơn và không còn cảm thấy ủy khuất nữa. Chẳng phải con người đều sống để được tâm thái [vui vẻ] này sao? Chị nói xem có đúng không?” Cô ấy nói: “Vâng.”

Tôi nói: “Tôi biết tâm trạng chị không thoải mái, trong người thấy khó chịu. Ban đầu chị cũng năng động, chạy nhảy và thấy vui vẻ khi làm việc.” Cô ấy gật đầu. Tôi nói tiếp: “Chị ngã bệnh, chị cảm thấy ủy khuất và làm liên lụy đến người khác, như thế không dễ chịu chút nào.” Cô ấy lại gật đầu. Tôi nói: “Nhưng chị đã bao giờ nghĩ tới điều này chưa? Chồng chị cũng phải chịu đựng đau khổ!” Người đàn ông rơm rớm nói: “Đúng vậy.” Tôi nói với người phụ nữ: “Anh ấy đã đẩy chị đi, chị nên cảm ơn anh ấy. Anh ấy sống cũng không dễ dàng gì! Chị cũng muốn chồng mình tốt mà. Vì vậy chị không nên la hét hay mất bình tĩnh, rồi chị sẽ ổn thôi. Khi cảm thấy khó chịu, chị hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, đảm bảo sẽ có tác dụng tốt. Để anh ấy niệm cho chị và nhắc nhở chị nhé, được không?” Cô ấy nói được. Tôi nói: “Thế thì đừng tức giận thường xuyên, nóng giận không tốt cho sức khỏe chút nào.” Tôi quay lại và nói với người đàn ông: “Xin hãy bao dung cô ấy và đừng giận dữ. Không ai muốn bị bệnh và muốn để người khác phải chăm sóc. Một ngày vợ chồng, trăm ngày ân nghĩa mà!”

Người đàn ông nói: “Cảm ơn chị, chị thật tốt bụng.” Tôi nói: “Sư phụ Đại Pháp đã dạy tôi làm người tốt. Hãy ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Họ đã thoái xuất khỏi các tổ chức của tà đảng mà họ đã gia nhập và vui vẻ rời đi.

Có quá nhiều ví dụ cảm động nên tôi chỉ viết nhiêu đây thôi.

Cảm tạ Sư phụ đã truyền dạy cho chúng đệ tử Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn. Trên con đường tu luyện, con muốn cứu nhiều người hơn và viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.

Cảm tạ Sư phụ!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/17/461934.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/16/211345.html

Đăng ngày 15-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share