Bài viết của Thiên Du, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 25-01-2024] Có lần, khi gặp nút thắt trong việc cứu người mà không biết phải làm sao, người nhà lại gây rất nhiều áp lực cho tôi, tôi có cảm giác dù là việc Đại Pháp cứu người hay việc người thường ở nhà đều thật là khó, thật là khổ não, cảm tưởng không thở nổi nữa, tôi bèn một mình ra ngoài hít thở không khí.

Đột nhiên một giọng nói vang lên bên tai tôi: “Người tu luyện là không có phiền não, người tu luyện là không có phiền não…”. Trong ý thức, tôi biết đó là Sư phụ thấy tôi nắm chặt những thứ của con người mà không chịu buông, nên đã điểm hóa cho tôi.

Đúng vậy, chúng ta là người tu luyện, đối diện với được mất đều không động tâm, khi bị vũ nhục đều giữ tâm thái cao thượng, Sư phụ đã dạy chúng ta cách đối đãi ngay chính như vậy, sao chúng ta vẫn có phiền não chứ?! Phải chăng vì ta bị nhân tâm khống chế, nên tâm trạng mới thất thường như thế? Phải chăng ta chưa coi nhẹ vấn đề lợi ích, nên mới phiền muộn, ảo não thế? Nếu như cái gì của người thường cũng buông bỏ được, thì sao lại có phiền não như vậy?!

Tôi nhớ có một bài thơ cổ:

Được sủng ái hay bị vũ nhục đều không động tâm
Nhìn hoa khai hoa rơi trước sân
Đi hay ở đều là vô ý [tùy kỳ]
Nhìn lên trời thấy mây tụ mây tan

Hồi còn đi học, tôi chỉ hiểu ý nghĩa bề mặt, chứ không thể hội được hàm nghĩa bên trong. Tôi đắc Pháp bao nhiêu năm như vậy, cũng không ngừng học Pháp của Sư phụ, giờ quay lại đọc bài thơ này, tôi mới biết đó là một loại cảnh giới, một tầng thứ. Người thường thời cổ đại đều có thể làm được “được sủng ai hay vũ nhục đều không động tâm”, “đi hay ở đều là vô ý”, vậy chúng ta là người tu luyện, có Pháp của Sư phụ gia trì, lẽ ra nên phải làm được tốt hơn mới đúng.

Lúc chạng vạng tối, tôi một mình đi trên con đường không bóng người, xung quanh thật an tĩnh, tôi tĩnh tâm xuống, hướng nội tìm, mình rốt cuộc đã sai ở đâu? Cuối cùng, tôi đã tóm gọn được trong hai từ: nóng vội và tình.

Tôi hy vọng có thể mau chóng giải quyết ma nạn mà các đồng tu bị bức hại đang trải qua, nhưng những việc thế này lại không thể nóng vội, chẳng phải từ “nóng vội” (急) cũng có chữ “tâm” trong đó sao? Từ khi sinh ra, chúng ta đã bị ngâm trong tình, khi cái tình của con người khởi tác dụng, thì rất khó nhận ra, cũng rất khó phân biệt nó với từ bi. Khi nhảy ra khỏi tình, thì sẽ phát hiện ra rằng từ bi không bị lẫn tạp nhân tâm trong đó, là không động tâm.

Chỉ cần chúng ta muốn tu thì sẽ thấy không khó, bởi Sư phụ sẽ giúp chúng ta. Tôi học đi học lại kinh văn “Chân tu” của Sư phụ, hóa ra danh-lợi-tình của tôi bị tổn hại, nếu tôi không muốn những thứ này nữa, thì chẳng phải chúng không làm tổn thương tôi được nữa sao, và tôi cũng sẽ không cảm thấy khổ nữa. Tận sức làm những gì nên làm, hết thảy đều để thuận theo tự nhiên, không xem trọng kết quả, chỉ coi trọng việc tu tốt bản thân trong quá trình đó.

Có phiền não chính là khổ, khổ là do nghiệp lực tạo thành, người chân tu chỉ có một lòng muốn tiêu nghiệp, thì chuyện xấu mới biến thành chuyện tốt [hảo sự].

Về đến nhà, tôi cảm thấy thân thể và tư tưởng đều vô cùng nhẹ nhõm, không còn chút phiền não nào nữa. Phát chính niệm cũng có sức mạnh. Khi học Pháp, đầu óc cũng thanh tỉnh, lại còn nghĩ ra được biện pháp ứng đối nữa.

Sư phụ giảng:

“Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu”

Tạm dịch:

“Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền”

(Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Khổ là thuyền, thuyền mới có thể đưa chúng ta sang bờ bỉ ngạn. Khổ là hảo sự, nếu đều là hảo sự, vậy người tu luyện sao còn có phiền não nữa đây?! Người tu luyện là không có phiền não.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/25/471297.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/5/214587.html

Đăng ngày 10-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share