Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 19-12-2023] Tôi là đứa mới vài tuổi đầu đã biết đánh bạc, mở miệng là chửi bới, một lời không vừa ý liền đánh lộn, ở chỗ rẽ, chỉ cần thấy tôi ở ngã tư ngã ba là người đi đường liền quay đầu vòng lại. Người trong làng định vị cho tôi rất chuẩn xác: Trẻ con nhà nào không nghe lời thì đi mách ông ấy; nếu vẫn không nghe lời thì bảo con: “Đem con sang cho nhà đó nhé”, trẻ con nghe thế liền nghe lời ngay, nhắc đến tôi như nhắc đến “lão ma hầu” (con khỉ mẹ già – địa phương tôi tương truyền là yêu quái). Trong làng, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, đều sợ tôi.

Năm 2014, tôi, từ một con người như thế, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã thay đổi hẳn. Vợ tôi cũng đắc Pháp tu luyện từ đó. Trước khi tu luyện, vợ tôi có ung thư hạch ở cổ, sau hai lần phẫu thuật, cuối cùng, bác sỹ cũng không điều trị cho nữa, chỉ có thể ở nhà chờ chết. Sau khi luyện Pháp Luân Công, cô ấy đã khỏi bệnh, thật là thần kỳ!

Nhưng cái tính ỷ mạnh ức hiếp người khác đã ăn sâu vào cốt tủy, đâu dễ mà sửa đổi, lúc gặp sự tình có xung kích đến tim phổi vẫn là không nhẫn được vững. Mấy hôm trước, tôi cùng vợ đến nhà đồng tu, vợ chồng anh ấy đều tu Đại Pháp. Đồng tu nam nói: “Tôi muốn làm một gian phòng chức năng bằng tôn, anh tìm đồng tu A giúp tôi tính toán làm sao cho hợp lý…” Tôi vừa nghe liền bốc hỏa bảo: “Đồng tu A biết tính sao? Anh ta thì biết gì? …” Kỳ thực là do tôi có định kiến với đồng tu A, nhưng lúc ấy vẫn chưa ý thức ra. Đồng tu nam nói tiếp: “Phòng này tôi muốn làm như thế này thế này…” Tôi vừa nghe liền nháo lên: “Toàn nói thứ của người ngoài nghề thôi, để tôi tìm cho anh người làm, anh cũng không hiểu đâu…” Lúc nói vậy, thái độ và ngữ khí của tôi rất đanh thép, cũng rất ỷ thế ép người, lại cả tâm coi thường đồng tu nữa. Nữ đồng tu nghe thấy, liền nói: “Chúng ta nói chuyện cần chú ý tu khẩu, đừng lấn át người khác quá.” Tôi vừa nghe liền nhận ra lời vừa nãy là không thiện, nhưng vì tâm sỹ diện ngăn trở nên tôi vẫn chưa chịu thừa nhận.

Trên đường về, vợ cũng bảo tôi nói chuyện quá lấn át người khác, trong đó sẽ mang chút bất thiện, như vậy là xem thường người khác. Khoảnh khắc ấy tôi biết mình sai rồi, trong tâm nghĩ: “Mình sẽ thay đổi, sau này mình nhất định phải dùng đến thiện.”

Mấy hôm sau, tôi lái xe lớn đi đưa hàng, vợ tôi cũng đi cùng, trên đường về công ty gửi tới một bức ảnh, là thủ tục kiểm tra xe, vợ nói: “Anh giữ cẩn thận nhé, đừng xóa đi.” Tôi vừa nghe liền bốc hỏa, đây không phải xem thường mình sao? Liền quát lên với vợ: “Cô cho tôi là trẻ con ba tuổi à? Tôi bị ngu đần à…” Vợ vừa nghe liền bảo: “Em không có ý đó, mà vì anh hay xóa ảnh trong điện thoại, em lo anh vô tình xóa cả ảnh cần giữ.” Tôi nói: “Cô chẳng có ý thế còn gì…”, tôi lại còn ngang như cua không thèm nghe giãi bày.

Vợ vừa nghe liền chẳng còn gì để nói, trên cả đường về cũng không nói gì nữa cả. Tôi vẫn tức: “Rõ ràng là cô xem thường tôi, cô còn giận dỗi không thèm nói chuyện với tôi!” Đúng lúc ấy, tôi đột nhiên cảm thấy nửa thân người không ổn lắm, đau, và tê bì.

Buổi tối, vợ đi học Pháp nhóm về nhà nấu cơm, ăn cơm cũng không nói chuyện, tôi càng bực mình, lúc đi ngủ tôi liền nói với cô ấy: “Cô cứ giận tôi đi, tôi giờ đang đau nửa người đây, tay chân tê bì…” Nói ra những lời rất khó nghe. Vợ liền nói: “Em không có giận anh, mà em không dám nói gì nữa, em là mong anh bình tĩnh lại, hướng nội tìm ở chính mình, ngày nào cũng ghét cái này, trách cái kia, chẳng ai như anh cả. Bây giờ thân thể xuất hiện trạng thái không đúng đắn là cảnh tỉnh anh đấy, anh hướng nội tự tìm chỗ thiếu sót của mình đi.” Lời vợ nói đột nhiên thức tỉnh tôi, là tôi hiểu nhầm cô ấy. Quả thật, trạng thái này của tôi nào có giống người tu luyện, ỷ mạnh lấn át người khác, oán trách, xem thường người khác, đây là những tâm người tu luyện cần tu bỏ. Người tu luyện cần phải mang đến cho người khác cảm giác từ bi, tường hòa, chứ không phải là hùng hổ bức ép người khác. Với tôi mà nói, những tâm này là chướng ngại lớn, bởi nó đã ăn sâu vào cốt tủy từ nhỏ, nếu muốn chân tu thì ắt phải bỏ đi, thái độ đối với Pháp phải nghiêm túc, ý thức ra rồi thì phải thay đổi, nếu không cũng bằng như không tu.

Sau khi nhận ra mình không đúng, tôi lập tức phát chính niệm thanh trừ cái tư tưởng giả ngã đang khống chế tôi, đồng thời trong tâm nhận sai với Sư phụ: “Sư phụ, đệ tử sai rồi, đệ tử nhất định sửa, không thể lại làm Sư phụ hao tâm, không thể lại làm Sư phụ thất vọng.” Sáng sớm hôm sau, lúc tôi dậy luyện công, toàn bộ các triệu chứng trên thân thể đều biến mất. Khi nhận sai với Sư phụ, tôi không hề nghĩ mình nhận sai rồi thì Sư phụ sẽ tiêu trừ giả tướng nghiệp bệnh cho mình, mà chỉ đơn thuần là nhận sai, vậy mà giả tướng thực sự biến mất. Cảm tạ Sư phụ. Tôi cũng xin lỗi vợ vì thái độ quá khích của mình. Lần tới, lúc gặp vợ chồng đồng tu kia, tôi cũng sẽ xin lỗi họ, bởi vì khi ấy tôi không giống người tu luyện.

Người coi trọng văn hóa Đảng dù làm sai cũng không xin lỗi, tôi muốn tu bỏ văn hóa Đảng trong mình. Ỷ mạnh lấn át người khác cũng là thứ của văn hóa Đảng, người ỷ mạnh lấn át người khác thì không bao dung nổi người khác, không biết thế nào là bao dung người khác, khi làm việc cũng không thể phối hợp với người khác, hoàn toàn tương phản với sự viên dung thầm lặng của người tu luyện. Kỳ thực, cái nhân tâm này đã làm tôi khổ não lâu rồi, nhưng trước đây, tôi không biết làm sao để bỏ đi, làm sao để đoạn tuyệt, vậy nên tôi quyết định viết ra, phơi bày nó ra, để triệt để trừ bỏ nó.

Bây giờ, mọi người trong làng đều biết tôi tu Đại Pháp rồi, cũng thấy được sự chuyển biến của tôi, lúc gặp họ, họ đều cảm nhận được sự cải biến của tôi, cảm thấy tôi dễ gần hơn rất nhiều so với trước đây.

(Phụ trách biên tập: Lâm Hiểu)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/19/469444.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/2/214551.html

Đăng ngày 06-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share