Bài viết của đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-07-2023] Mặc dù có một công việc khá ổn định với mức lương không tệ, nhưng trong công việc hàng ngày, vì phải tiếp xúc với đủ loại người và gặp phải nhiều vấn đề, nên tôi hay thấy buồn chán, nhất là khi gặp những khách hàng mà tôi không ưa, như người hay cằn nhằn, vênh váo, hung hăng, là tôi rất dễ bực.

Khi tăng cường học Pháp, tôi dần dần nhận ra rằng tôi có chấp trước oán giận rất mạnh, chỉ cần gặp phải chuyện không hợp ý, hay việc gì tổn hại đến lợi ích của mình, tôi liền sinh tâm oán trách, bực bội, bất bình. Khi trong tâm sôi trào lên là quên luôn cả Sư phụ và Pháp. Có những lần, tôi thấy chỉ cần gặp chuyện không vừa ý, bất kể lớn hay nhỏ, niệm đầu tiên nổi lên là oán trách, tức khí lên và bất bình. Điều này khiến tôi rất chấn động. Trước đây, tôi cũng biết tâm oán giận này rất mạnh, nhưng lại không nhận ra mình đã bị nó khống chế đến mức như vậy rồi.

Sau khi bình tâm suy nghĩ, tôi đã nhận ra bao năm nay, về phương diện tâm oán hận này, tôi gần như không tu, cũng không ý thức ra sự tồn tại của chủng vật chất này đã cản trở và can nhiễu rất nhiều đến tu luyện của tôi, tôi cứ ở trong trạng thái mặc kệ nó. Tôi bèn tìm những đoạn Pháp mà Sư phụ giảng để đối chiếu với bản thân, và phát hiện ra tu luyện của mình đúng là có rất nhiều vấn đề.

Tĩnh tâm lại tìm ở bản thân, tôi mới phát hiện ra nguyên nhân vì sao không thể trừ bỏ tâm oán hận. Đó là bởi đằng sau cái tâm oán hận đó là đủ loại chấp trước và quan niệm mà tôi chưa phát giác ra. Trong đó, có một chấp trước rất mạnh là nhìn không lọt mắt, coi thường người khác. Khi ai đó cư xử hoặc nói những điều mà tôi không thích, những biểu hiện như ích kỷ, vênh váo, hống hách, ngang ngạnh, trục lợi, là cái tâm coi thường người khác của tôi sẽ bùng lên ngay lập tức. Nếu không vì công việc khiến tôi không thể kìm nén mà phục vụ những khách hàng khiến tôi coi thường này, thì cảm giác oán trách, bất mãn sẽ bùng lên, mà đó chỉ là một biểu hiện, đằng sau đó là có nguyên nhân.

Tôi nhận ra coi thường người khác có liên quan đến tu khẩu. Khi cái tâm bất hảo này trồi ra, tôi không nhẫn được mà phải bình luận một phen, người này thế này, người kia thế kia, việc này việc nọ ra sao. Bởi vậy, phương diện tu khẩu này tôi vẫn luôn chưa làm tốt, tu khẩu chính là tu tâm, xác thực là vậy, đó là bởi tôi có tồn tại vật chất bất hảo này; không trừ bỏ được cái vật chất này nên khi bị động đến thì nó sẽ biểu hiện ra.

Đằng sau thái độ khinh thường người khác là cái tâm cho rằng mình mạnh hơn người khác, giỏi hơn người khác, hoặc ít nhất là tốt hơn người khác ở một phương diện nào đó, nên mới cho mình cái tư cách coi thường, bình phẩm người khác. Ngoài ra, đằng sau cái tư tưởng hướng ngoại mạnh mẽ này còn có nhân tố ăn hóa đảng, và vật chất tật đố. Những thứ này đều là biểu hiện của ma tính, là vật chất cực kỳ tà ác, và hoàn toàn trái ngược với yêu cầu hướng nội tìm của Sư phụ.

Một lần tại nơi làm việc, bốn từ “lợi ích cá nhân” xuất hiện trong đầu tôi. Lúc ấy, tôi ngộ ra mình đã coi lợi ích cá nhân quá nặng rồi, tôi phải trừ bỏ nó mới được. Chẳng phải lợi ích cá nhân chính là tư và ngã sao? Tôi nhận ra, khi lợi ích cá nhân bị đụng chạm đến, khi không thoải mái, hay khi sức chịu đựng lên đến cực hạn, cái tâm bất mãn kia chợt bộc phát ra, không sao , phẫn nộ bất bình, oán trời trách người. Về cơ bản, đó là giả ngã đang tác quái, nó thấy không thoải mái, nó liền không chịu.

Pháp của Sư phụ còn chiếu rọi ra một vấn đề căn bản nữa của tôi, đó là gặp chuyện thì không quay trở lại xét vấn đề từ cơ điểm của người tu luyện, và coi sự khó chịu là hảo sự và cơ hội để đề cao. Thay vào đó, tôi vì truy cầu sự an nhàn, thư thái nơi người thường mà khó chịu với điều khó chịu, gặp chuyện là bất mãn, gặp chuyện là oán trách.

Tôi nghiêm túc hướng nội tìm, lại phát hiện ra bao nhiêu quan niệm và chấp trước ẩn tàng sau cái tâm oán hận này, đúng là không tìm thì không biết, hễ tìm mới thấy thật đáng sợ. Môn tu luyện của chúng ta là trực chỉ nhân tâm, tôi ngộ rằng để trừ bỏ những vật chất bất hảo này, chúng ta phải tìm ra được căn nguyên trực tiếp của chúng mà phơi bày hết ra, chứ không được lảng tránh mâu thuẫn. Khi học Pháp, tôi dần dần minh bạch ra rằng, muốn trừ bỏ những quan niệm chấp trước đã tồn tại từ lâu này, trước tiên phải phân rõ chúng không phải ta, mà là những vật chất xấu được hình thành từ đời này qua đời khác; khi những thứ bất hảo này phản ánh ra, thì phải cố gắng nhận diện, bài xích, ức chế nó, dùng chính niệm của người tu luyện mà đối diện, thay vì bị chúng lèo lái thì đó chính là đang tu luyện.

Có lần khi ở nơi làm việc, tôi tiếp một cháu bé không nghe lời, rất tùy tiện, cứ làm náo loạn lên. Cảm giác oán giận, bất mãn trong tâm tôi bỗng trào lên. Tôi đột nhiên ý thức được mình như vậy là không đúng, không được để vật chất tiêu cực này dẫn động, trong tâm kiên định chính niệm bài xích nó. Chỉ trong chốc lát, tôi đã cảm thấy chất này đã biến mất, và tôi đã có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Còn có một hôm, chúng tôi bận cả ngày, cảm thấy thật uể oải, cơn oán trách, bất mãn lại nổi lên trong tâm. Trùng hợp thay, đúng lúc ấy, sếp tôi vừa xong việc, bèn ra chỗ tôi. Một niệm đầu bất hảo chợt xuất ra trong đầu, mình đang mệt thế này rồi mà còn làm mình mệt thêm, mình phải tìm chút việc gì nhờ anh ấy giúp, phải sai lại anh ấy mới được! Tôi vừa định mở miệng thì đột nhiên ý thức ra làm vậy không đúng! Tôi nhận ra mình là người tu luyện, phải “Thiện”. Tôi ý thức được rằng bất cứ lúc nào, người tu luyện cũng phải thiện với người khác, phải thông cảm và quan tâm đến người khác. Niệm này vừa xuất ra, tôi liền cảm thấy vật chất phẫn nộ bất bình trong tâm đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tường hòa từ bi dâng trào từ thẳm sâu trong tâm. Thiện đúng là lực lượng cự đại có thể dung hóa vật chất phụ diện. Tôi nói với sếp: Anh bận cả ngày rồi thì nghỉ ngơi đi thôi, tôi cũng không có việc gì nữa đâu. Nhưng anh ấy không đi, mà cứ nhất định giúp tôi hoàn thành công việc.

Một hôm, tôi bận cả buổi sáng, mãi rồi cũng có chút thời gian nghỉ trưa. Tôi bèn học Pháp, học rất nhập tâm, tư tưởng được tịnh hóa nhờ Pháp lý, chân ngã chợt thức tỉnh, tôi xuất ra một niệm: Mình phải tu luyện cho tốt, phải đối diện với mọi khảo nghiệm bằng chính niệm của một người tu luyện. Vừa nghĩ vậy, có hai khách hàng đến, trong đó có một cháu nhỏ. Niệm đầu tiên mà tôi xuất ra là: Sao lại đến vào giờ này, làm phiền người ta đang ăn trưa? Thế là, lúc tôi tiếp cháu nhỏ này, cậu bé không chịu hợp tác, khóc loạn lên, nằm lăn ra ghế, dỗ thế nào cũng không được, đúng là trêu ngươi.

Vốn dĩ, đứa trẻ này không phải là khách hàng của tôi. Đồng nghiệp phụ trách tiếp cậu bé lại đang có việc nên không ở đây. Tôi bận rộn cả sáng đã mệt rồi, đã đói bụng thì chớ, còn phải dỗ dành đứa bé này, trong tâm tôi lại như sông biển đảo lộn, hoàn toàn quên mất mình là người tu luyện. Mãi mới dỗ được cháu bé, xử lý xong vấn đề, bụng nghĩ giờ thì nghỉ ngơi, ăn nốt cơm được rồi. Ai dè, cháu bé lại khó chịu, hỏi làm sao khó chịu, nó cũng không nói, chỉ tỏ thái độ khó chịu, bực dọc như thế. Không còn cách nào khác, tôi bèn thử mọi biện pháp tôi từng vận dụng để xử lý vấn đề. Vốn là việc này rất đơn giản, mà tôi phải mất gần hai giờ đồng hồ mới xử lý được mớ bòng bong ấy. Lúc ấy, tôi gần như kiệt sức vì những rắc rối của đứa nhỏ này.

Sau đó, sếp tôi xong việc trở về, bèn giúp tôi xử lý vị khách hàng nhỏ này. Không ngờ, lúc này, cháu bé lại rất hợp tác, sếp tôi chẳng tốn công sức gì đã giải quyết xong chuyện. Khi tiễn vị khách này về, tôi chợt thanh tỉnh ra: Chẳng phải “vở kịch” vừa diễn ra cho mình xem đó sao?! Chẳng phải là để tôi tu sao?! Còn tôi cứ mải bận công việc mà đã tu chưa? Làm sao lúc gặp quan nạn, tôi lại động niệm như thế?

Giờ nhìn lại, tôi đã động một niệm không đúng, đó là bất mãn, oán trách. Rồi trong quá trình đó, tôi lại không nhận ra niệm của mình là bất chính, không kịp thời tu bản thân, cho nên mới phát sinh một loạt sự việc sau đó. Nếu như niệm đầu tiên là phải đối đãi cho đúng đắn thì có lẽ đã không phát sinh những sự việc sau đó. Giờ nghĩ lại, vẫn là do cơ sở tu luyện lúc bình thường của tôi kém quá, không thể thời thời khắc khắc bảo trì chính niệm mà đối đãi với mọi vấn đề gặp phải.

Vì chuyển sang công việc mới, nên tôi muốn giảng chân tướng cho sếp, đồng thời cũng để chứng thực Pháp. Vì tôi luôn nghĩ phải làm tốt công việc, từ đó khiến mọi người tán đồng Đại Pháp. Cách nghĩ này không sai, nhưng tôi nhận ra khi làm, trong tiềm ý thức luôn mang tính mục đích, đó là mình làm tốt là để khiến người khác nhìn nhận rằng Đại Pháp là tốt. Nghe thì không có gì sai, nhưng sau này, tôi mới ngộ ra rằng tu luyện là không có mang theo điều kiện nào hết, không chỉ là để chứng thực Đại Pháp mới làm tốt, mà là tôi là người tu luyện thì cần phải làm cho tốt.

Trong tu luyện, tôi phát hiện ra mình có tồn tại một vấn đề, đó là luôn tìm ở trong Pháp những chỗ phù hợp với quan niệm, chấp trước của mình, chứ không đối chiếu với Pháp để tu bản thân. Tôi còn phát hiện tôi tu luyện hay mang theo điều kiện và tiền đề, chứ không dùng Pháp để quy chính bản thân, và trừ bỏ chấp trước, quan niệm. Chẳng hạn làm tốt là để chứng thực Pháp; luyện công sáng sớm cũng phải sau khi được nghỉ ngơi đủ rồi; đối xử tốt với người khác là vì người khác đối xử tốt với tôi, hoặc phù hợp với quan niệm của tôi, v.v. Những phó xuất của tôi cũng có điều kiện và yêu cầu, mà đằng sau loại yêu cầu này là đủ loại quan niệm và chấp trước. Tuy nhiên, tu luyện là nghiêm túc, Pháp là có tiêu chuẩn.

Giờ tôi đã minh bạch rồi, mang theo quan niệm và nhân tâm mà học Pháp, kỳ thực là không thấy được Pháp lý, cũng không phải là chân chính tu luyện. Chỉ có hoàn toàn chiểu theo tiêu chuẩn của Sư phụ và Pháp mà quy chính bản thân mới là chân tu.

Bước ra giảng chân tướng

Năm ngoái, tôi tìm được một công việc mới để có ngày nghỉ cuối tuần, sếp lại rất tốt, phương diện nào cũng khiến tôi mãn ý. Tôi biết hoàn cảnh này là Sư phụ ban cho, để tôi có nhiều thời gian cứu người hơn. Bởi vậy, tôi bàn với người nhà, cùng là đồng tu, và chúng tôi quyết định dành thời gian được nghỉ của tôi ra ngoài giảng chân tướng trực diện, để đột phá hạn chế của mình ở phương diện này, và tranh thủ cứu người.

Đại loại, từ khoảng đầu tháng 8 năm ngoái, trong những ngày nghỉ, sáng nào chúng tôi cũng đến những khu vực đông người để giảng chân tướng. Tôi không thích đi bộ nhiều vì sợ đau chân. Nhưng kỳ diệu thay, dù đi bộ khá lâu, chân tôi vẫn không bị đau. Tôi biết Sư phụ đang khích lệ tôi, hy vọng chúng tôi có thể cứu được nhiều người.

Hôm đầu tiên ra ngoài giảng chân tướng, chúng tôi gặp khá nhiều đồng tu quen biết. Chúng tôi rất vui khi gặp nhau và tìm một nơi yên tĩnh để giao lưu. Họ khích lệ tôi và đồng tu người nhà gia cường chính niệm để cứu được nhiều người hơn, và nhắc chúng tôi chú ý an toàn. Họ chia sẻ một số kinh nghiệm giảng chân tướng. Trường chính niệm của các đồng tu ấy rất mạnh mẽ. Chỉ cần tuân theo yêu cầu của Sư phụ, bước đi thật chính trên con đường của mình, chúng ta sẽ được Sư phụ và Pháp gia trì.

Khi tôi đang nói chuyện với học viên Lâm, một người phụ nữ đến và ngồi cạnh chúng tôi. Cô Lâm đã chào người phụ nữ ấy, rồi cô ấy bắt đầu trò chuyện với chúng tôi rất sôi nổi. Trong lúc cô Lâm giảng chân tướng cho cô ấy, tôi đã phát chính niệm gia trì. Thỉnh thoảng tôi cũng tham gia vào câu chuyện. Người phụ nữ này nói rằng cô ấy hiểu những gì chúng tôi nói về Pháp Luân Đại Pháp và đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó, rồi cô ấy nhận một tấm bùa hộ mệnh của Đại Pháp trước khi rời đi.

Sư phụ dùng mọi cách để khích lệ đệ tử. Tôi nhận ra rằng giảng chân tướng trực diện không khó như tôi từng nghĩ. Tôi chỉ cần gia cường chính niệm và thực hiện những gì cần làm. Từ hôm đó trở đi, cứ hôm nào được nghỉ mà không có kế hoạch gì khác, tôi đều ra ngoài nói giảng chân tướng.

Một lần, tôi đến một khu đông người và thấy một người đàn ông đang ngồi trên băng ghế. Ông ấy chuẩn bị rời đi, nên tôi ngồi vào chỗ của ông ấy và bắt chuyện với người phụ nữ ngồi cạnh. Qua cuộc trò chuyện, tôi nhận ra cô ấy là một tín đồ Cơ Đốc giáo, rồi tôi nói về Đại Pháp, đề cập đến các đợt bệnh dịch, đại dịch, và Ngày phán xét được giảng trong Kinh thánh. Cô ấy hoàn toàn đồng ý với những gì tôi nói và đồng ý thoái ĐCSTQ. Quá trình giảng chân tướng diễn ra rất suôn sẻ và tôi cảm thấy được Sư phụ gia trì.

Khi giảng chân tướng nhiều hơn, tôi đã nhận ra các chấp trước của mình. Trong tôi có đủ loại quan niệm vị tư, chẳng hạn như chấp trước vào số người cần khuyên thoái Đảng và chấp trước sợ hãi. Tư tưởng của tôi bị đè nén bởi đủ loại quan niệm và những suy nghĩ tiêu cực. Mỗi khi ra ngoài giảng chân tướng, tôi đều phải trải qua một trận chiến rất lâu giữa phía con người và chính niệm. Đến khi kiên định được chính niệm và quyết tâm đột phá vật chất tiêu cực đó, tôi mới cảm thấy rào cản cản trở mình được phá bỏ. Khi chia sẻ với các đồng tu về vấn đề này, tôi mới biết khá nhiều người cũng có cảm giác tương tự. Chúng tôi đã đột phá bằng cách liên tục phá bỏ những vật chất tiêu cực đó.

Một lần, tôi trò chuyện với một người phụ nữ đến từ thành phố khác. Tôi khá thoải mái khi nói chuyện với bà, nhưng khi tôi khuyên bà ghi nhớ chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, tâm sợ hãi của tôi lại nổi lên. Tôi tự hỏi: “Mình có phải là đệ tử Đại Pháp không? Mình có dám nói Chân-Thiện-Nhẫn không?” Khi quyết tâm đột phá nó, tôi cảm thấy một lớp vật chất đè nặng trong tâm đã biến mất, và lập tức cảm thấy thư thái, rồi tôi lại tiếp tục nói với bà về chín chữ chân ngôn.

Tụt lại phía sau

Nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân, tôi thấy mình bị tụt lại phía sau, nhất là năm nay, sau đại dịch, tôi đã sinh chấp trước nặng vào sự an nhàn và buông lơi tu luyện.

Con vô cùng biết ơn Sư phụ đã gia trì và cho con cơ hội quy chính bản thân. Con sẽ đối chiếu bản thân dựa trên Pháp, tu luyện tinh tấn và không phụ ơn Sư phụ.

Xin cảm tạ Sư phụ!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/31/457769.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/13/214284.html

Đăng ngày 01-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share