Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 04-10-2023] Mấy hôm nay, tôi đã nhiều lần học hai bài kinh văn mới “Tránh xa hiểm ác” và “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc” của Sư phụ, tôi vô cùng chấn động, cảm nhận sâu sắc tính nghiêm túc của tu luyện Đại Pháp và sự gian nan của Sư phụ trong việc độ nhân. Đồng thời, tôi cũng đọc một số bài chia sẻ giao lưu tâm đắc gần đây của các đồng tu, đặc biệt khi không vượt được quan thì đối chiếu với Đại Pháp tìm chấp trước căn bản của bản thân như thế nào, cũng như những chia sẻ của các đồng tu về việc cựu thế lực lợi dụng nhân tâm của các học viên, tâm oán hận và những ác niệm của họ để đào thải những học viên không đủ tư cách, tôi cảm thấy mình cũng cần đối chiếu với Đại Pháp để tìm ra chấp trước căn bản của mình.

Từ khi Trung Cộng bức hại vào năm 1999 đến nay, nhiều đệ tử Đại Pháp, trong đó có tôi, đã chịu tội chịu khổ rất nhiều, thậm chí còn bị bức hại vô cùng nghiêm trọng, từ gia đình, công tác, sự nghiệp đến thân thể đều chịu những tổn thất ở mức độ khác nhau, cũng chịu đựng đủ loại thống khổ, đôi khi còn có oán trách ẩn giấu. Oán trách bản thân tại sao chịu nhiều tội nghiệp như vậy, tại sao không vượt quan thuận lợi như một số đệ tử Đại Pháp khác, tại sao không được Sư phụ bảo hộ, tại sao đến một thần tích cũng không gặp, tại sao phát chính niệm nhiều đến vậy mà không có tác dụng, v.v.

Sư phụ đã nghiêm túc chỉ ra:

“Đó là bản thân chư vị có vấn đề, chứ Sư phụ không nợ chư vị. Khi Sư phụ cứu chư vị, còn gánh chịu tội nghiệp thay cho chư vị, hơn nữa còn tìm hết các biện pháp tiêu sạch nghiệp của chư vị, ấy là chư vị nợ Sư phụ.” (Tránh xa hiểm ác)

Có thể thấy, sự oán trách ẩn giấu kể trên chính là do phần con người trong mê dùng ngu kiến của để đo lường Sư phụ và Đại Pháp. Con người không thấy được khổ nạn của mình hoàn toàn là do nghiệp lực, không thấy được Sư phụ phó xuất, chịu đựng cho đệ tử, mà chỉ cảm nhận được nỗi thống khổ của bản thân. Vì vậy, chúng ta phải đối diện với vấn đề này, thực sự coi việc chịu khổ là hảo sự, không oán giận, không hối hận, hết thảy thống khổ đều do nghiệp lực và các nguyên nhân của bản thân gây ra, đồng thời phải làm được coi tu luyện là việc cả đời, phải có quyết tâm suốt đời xem việc chịu khổ là hảo sự.

Bản thân tôi đã bị bức hại mấy lần, lại còn vì tâm sợ hãi và những nhân tâm khác mà thỏa hiệp với tà ác. Ngoài hướng nội tìm xem mình có nhân tâm chấp trước nào bị cựu thế lực nắm thóp và bức hại, đôi khi tôi cũng nghĩ xem chấp trước căn bản của mình là gì? Nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa tìm được đến gốc – nói tâm an dật thì cũng có, tâm sắc dục cũng rất nghiêm trọng, tâm danh lợi cũng có một chút, nói tâm tự tư (quá chung chung) thì cũng có, nhưng xem ra vẫn chưa tìm thấy cái gốc.

Lần này, sau khi thấy mấy đồng tu tìm ra chấp trước căn bản của mình, cuối cùng tôi cũng nghiêm túc tìm bên trong chính mình và tìm thấy một số manh mối. Tôi từ nhỏ tính cách đã hướng nội, không thích giao lưu hay nói nhiều, thích cảm giác tự do tự tại (dù không giàu có về vật chất), cảm thấy trong kiếp nhân sinh thì tự do là tốt nhất. Mỗi người một chí hướng, không phát sinh mâu thuẫn với người khác, không can thiệp vào chuyện của nhau, thật tốt. Điều này đã trở thành chấp trước thâm sâu nhất và căn bản nhất của tôi. Đôi khi, tôi còn cảm thấy trong Pháp cũng có nội hàm này, cảm thấy mình cứ như người tu đạo thời cổ vậy, tự do tự tại, an nhiên, thoát tục, không giao du với nhiều người khác. Điều này khiến tôi khi gặp mâu thuẫn, thay vì sâu sắc hướng nội tìm thì lại ra sức trốn tránh, cố hết sức không tranh biện nhiều với người khác, và bảo trì sự bình hòa bề ngoài.

Hơn nữa, khi thấy người khác bị tước đoạt hay xâm phạm tự do, trong tâm tôi oán hận những kẻ tước đoạt tự do của người khác. Ví dụ, gần đây, khi xe điện của nhiều người (bị cho là không tuân thủ quy định mới) bị cảnh sát thu giữ, còn có cán bộ quản lý đô thị tịch thu tài sản sinh hoạt của người khác và đánh người, quan niệm nhân quyền và tự do bị xâm phạm trong tâm tôi bị xung kích rất lớn, phẫn nộ bất bình, hết sức oán hận cảnh sát và những người có liên quan kia.

Khi lên mạng, thấy đệ tử Đại Pháp các nơi bị bức hại, trong tâm khó mà bình tĩnh, phẫn nộ khôn nguôi. Khi Đại Pháp bị bức hại, điều tổn thất không chỉ là một chút tự do, đặc biệt là từ Pháp lý mà Sư phụ giảng, tôi lý giải được và không thừa nhận một bộ an bài của cựu thế lực, nếu như cựu thế lực không tham dự, can nhiễu Sư phụ chính Pháp, thì Sư phụ sẽ cứu độ toàn bộ chúng sinh vũ trụ, thiện giải toàn bộ. Thế nhưng, hết thảy đã bị cựu thế lực phá hoại rồi, tạo thành cục diện hiện tại, trong tâm tôi càng ngập tràn sự chán ghét, oán hận đối với bè lũ cựu thế lực và người ác tham gia vào cuộc bức hại. Từ đó, khi những nhân tâm, chấp trước khác của tôi bị cựu thế lực tóm được để bức hại, tôi không sao tĩnh tâm xuống mà hướng nội tìm chấp trước, phá trừ bức hại được, thay vào đó tôi chống lại nhân viên các cấp của ác đảng một cách quá mức, mặc dù dựa trên Pháp, tôi biết cần phải từ bi với họ, nhưng thật khó mà làm được thực sự. Khi bức hại vẫn kéo dài, chưa vượt qua được, trong tâm tôi thậm chí còn sinh oán niệm: Tại sao Sư phụ không tận diệt cựu thế lực tà ác và trừng phạt nghiêm khắc những kẻ ác này? Hận tại sao những cảnh sát tà ác này không lập tức bị báo ứng để tôi lập tức được khôi phục tự do. Những suy nghĩ này vẫn dựa trên quan niệm ích kỷ về “tự do của bản thân”, chứ tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mọi thứ mà một người tu luyện gặp phải đều không ngẫu nhiên, nghiệp đã tạo ra thì phải tiêu đi, nợ thì phải hoàn trả, mà quan trọng hơn là qua đó mà tu khứ chấp trước và đề cao tâm tính. Hơn nữa, Sư phụ yêu cầu chúng ta dù ở cho dù trong tình huống nào cũng phải hướng nội tìm vấn đề của bản thân (ngay cả khi bị cựu thế lực bức hại), thì mới có thể vượt qua cuộc bức hại do cựu thế lực cưỡng chế thêm vào.

Lúc này, tôi mới minh bạch vì sao trước đây tôi mãi không tìm được chấp trước căn bản của bản thân, đó là vì tôi luôn coi tự do trong cuộc sống là chân lý, nó khác với những nhân tâm khác (danh, lợi, sắc dục, v.v. ), rất xấu xa, rất ích kỷ và làm tổn thương người khác, nếu như ai cũng tự do, không can thiệp vào chuyện của nhau thì thật tốt. Bởi vậy, quan niệm ngoan cố này luôn ảnh hưởng đến tôi, khi nó bị xung kích thì trong tâm tôi mất cân bằng, mất đi sự bình thản.

Từ giờ trở đi, tôi phải trực diện đối mặt với nó, Pháp của Sư phụ mới là chân lý, người tu luyện chỉ cần học Pháp, đồng hóa Pháp, không hình thành bất kỳ quan niệm nào, như vậy mới có thể học được Pháp và làm tốt những việc của đệ tử Đại Pháp.

(Phụ trách biên tập: Vu Duyệt)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/4/466612.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/3/212748.html

Đăng ngày 12-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share