Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-08-2023] Mỗi khi học Chuyển Pháp Luân đến mục ‘Tâm hiển thị’, Bài giảng thứ sáu, trong tâm tôi thường rất khổ não, tôi biết tâm hiển thị ở mình rất nặng nhưng mãi vẫn chưa cải biến được. Mỗi khi nói xong, tôi đều phải dụng tâm suy xét, nghiêm túc ngẫm lại xem mục đích mình muốn nói ra những lời đó là để làm gì, tại sao mình lại muốn nói những lời đó, có ý tứ gì trong đó hay không. Lần nào tôi cũng cảm thấy chán nản bởi trong lời nói của tôi, dù là nói rõ ra hay là ẩn ý thì đều đang hiển thị bản thân.
Chẳng hạn như có người nói: quần áo của chị trông đẹp thế. Tôi sẽ rất tự hào nói: là con trai mua cho tôi đó, mua hết bao nhiêu tiền, cửa hàng ở đâu, của thương hiệu gì. Nói tới nói lui chỉ để hiển thị sự hiếu thuận của con trai, quần áo hàng hiệu đắt tiền cỡ nào.
Khi có đồng tu gặp nghiệp bệnh, tôi sẽ kể với đồng tu rằng trong khi vượt quan nghiệp bệnh, bản thân tôi đã nghĩ thế nào, làm thế nào, và vượt qua tốt ra sao, mục đích là để hiển thị rằng bản thân mình học Pháp tốt, ngộ tính cũng tốt, chính niệm đầy đủ.
Khi có đồng tu kể mình giảng chân tướng cho người nào đó nhưng người đó lắc đầu quầy quậy, nói thế nào cũng không tin. Tôi liền ngắt lời bảo nếu tôi gặp kiểu người như vậy, tôi sẽ nói thế nào, thế nào để cho người đó thông. Mục đích là hiển thị bản thân có văn hóa, có tri thức nên biết cách ăn nói.
Khi có người khen tôi thạo dùng máy tính, tôi lập tức nói rằng ở đơn vị tôi thường dùng máy tính để làm việc, tôi là người học máy tính sớm nhất, bắt đầu từ hồi còn hệ nhị phân. Mục đích là để hiển thị rằng bản thân ở đơn vị không phải là một công nhân làm những việc thông thường, và tôi đã học máy tính sớm cỡ nào.
Khi có người nói tôi đọc Pháp tốt. Tôi liền dương dương tự đắc bảo rằng ở đơn vị tôi thường là người phát biểu, là do luyện tập nhiều mà được như vậy, để hiển thị bản thân có năng lực.
Khi có người khen tôi viết bài hay, chữ viết cũng đẹp, tôi sẽ rất tự hào nói rằng tôi từng được đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm 2 nên sao lại không có kỹ năng viết bài chứ? Tôi từng học mỹ thuật, tại trường học, tại đơn vị đều làm công tác tuyên truyền nên chữ viết đương nhiên là không tệ.
Mỗi lời tôi nói ra, từng cầu đều mang theo tâm hiển thị, Sư phụ giảng:
“…họ đã thành ‘tự nhiên’ rồi, có thể không tự nhận ra được nữa. Trong tiềm ý thức, họ đã có tâm lý hiển thị ấy ” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi phải làm sao đây? Tôi bắt đầu chú ý đến lời nói của mình. Trước khi muốn nói điều gì, tôi phải nghĩ một chút xem lời nói đó liệu có mang theo tâm hiển thị hay không.
Một hôm, sau khi học Pháp từ nhóm học Pháp về, cổ chân bên trái của tôi rất đau, đi lại khập khiễng. Tôi rất bối rối, chân tôi không bị trẹo, cũng không va vào đâu, sao lại bị đau chứ? Tôi vừa khập khiễng bước đi vừa nghĩ về những lời mình đã nói sáng nay, chợt có một câu khiến tôi chú ý. Có đồng tu nói rằng người này, người này có thể tự truy cập trang web Minh Huệ và biết in tài liệu. Tôi đắc ý nói: “Đó là tôi hướng dẫn đó. Đồng tu đó không được đi học, tôi đã hướng dẫn đồng tu ấy ra sao, hướng dẫn vất vả đến cỡ nào. Ài! Đó chẳng phải là hiển thị bản thân đó sao? Thưa Sư phụ, con sai rồi. Tôi dậm chân một cái đầy hối hận nhưng chân không còn đau nữa. Tôi đã phải kéo lê chân trái và đi khập khiễng trong 40 phút, vậy mà bỗng nhiên không còn đau nữa. Chân tôi đã lành rồi! Òa! Chân đau chỉ là giả tướng, mục đích là để tôi tìm ra cái tâm hiển thị ấy. Tôi vô cùng cao hứng.
Một hôm, nướu răng tôi rất đau, tôi nghĩ không biết liệu có phải do răng giả bên trong bị mòn không, phải nhờ nha sỹ chỉnh lại răng giả thôi, nhưng lại nghĩ không được, răng giả càng chỉnh sẽ càng lỏng lẻo. Tôi chịu đựng suốt một tuần, nhưng cũng không khỏi mà ngược lại còn đau hơn, súc miệng cũng đau không chịu được, không dám mở miệng. Không chỉnh thì đau! Mà chỉnh thì càng chỉnh càng có vấn đề. Phải làm sao đây? Tôi chợt nghĩ chẳng phải là mình làm vậy là theo cách của người thường sao? Tôi là đệ tử Đại Pháp, sao lại không từ Pháp mà nhìn nhận vấn đề, không hướng nội tìm ở bản thân, xem mình đã làm chưa tốt những gì? Tôi chưa tu khẩu sao? Tôi nghĩ đến một hôm chồng tôi quát lên với tôi: Sao em lại ích kỷ thế? Sư phụ dạy em như vậy sao? Tôi lập tức nói: Thế thầy anh bảo anh vào Đại học Thanh Hoa anh có vào được không? Chồng lập tức tròn mắt, miệng há hốc đứng lặng người. Trong tâm tôi nghĩ với chút trình độ của anh anh còn có thể đấu với em sao? Tôi đã không coi mình là một người tu luyện, không tìm xem bản thân có điều gì chưa tốt, mà còn lên mặt nạt người, tranh đấu với chồng. Lại còn đem chuyện này kể với đồng tu, hiển thị bản thân là người mạnh mẽ.
Lần này sau khi tìm ra, tôi giật mình, tôi không những tìm ra tâm hiển thị mà còn tìm ra tâm tranh đấu. Lợi tôi bị đau trong suốt một tuần mà trong nháy mắt đã không còn đau nữa, đã ổn rồi. Thật quá kỳ diệu! Quá thần kỳ!
Bỗng nhiên, tôi ngộ ra rằng cho dù thân thể xuất hiện bất cứ điều gì bất thường, đó đều là hảo sự, đó là cảnh báo để bản thân cần hướng nội tìm, cần đề cao tâm tính! Cần tăng công! Cần đề cao tầng thứ!
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/25/464544.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/31/212708.html
Đăng ngày 11-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.